Kính hiển vi

Kính hiển vi hiện là một trong những dụng cụ vô cùng quan trọng, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như vật lý, hóa học, sinh học, khoa học vật liệu, y học… Chúng không chỉ là công cụ quan sát mà còn là một công cụ phân tích cần thiết trong cuộc sống. 

Kính hiển vi là một thiết bị/dụng cụ được dùng để quan sát các vật thể có kích thước nhỏ mà mắt thường không thể quan sát được, bằng cách tạo ra các hình ảnh phóng đại của vật thể đó. 

Chúng có thể gấp độ phóng đại bình thường lên từ 40 – 3000 lần. 

Kỹ thuật quan sát và ghi nhận hình ảnh bằng kính hiển vi được gọi là kỹ thuật hiển vi. 

1. Cấu tạo của kính hiển vi

Một kính hiển vi gồm có các bộ phận như sau: 

  • Thị kính: Có thể từ một đến hai thấu kính thủy tinh cho phép tạo ra ảnh cuối cùng của vật qua hệ quang học. Độ phóng đại của thị kính khá nhỏ, thường chỉ dưới 10x và nó được lắp đặt trong một ống trụ, cho phép thay đổi dễ dàng.
  • Giá điều chỉnh vật kính.
  • Vật kính: Là thấu kính quan trọng nhất của các hệ tạo ảnh nhờ thấu kính, là một (hoặc có thể là hệ nhiều thấu kính) có tiêu cự ngắn, cho phép phóng đại vật với độ phóng đại lớn. Nhờ có giá điều chỉnh, các vật kính khác nhau có thể xoay để giúp thay đổi trị số phóng đại. Trên vật kính có thể ghi các trị số phóng đại 4x, 5x, 10x, 20x, 40x, 50x hay 100x. 
  • Giá vi chỉnh: Giúp cho phép điều chỉnh độ cao của mẫu vật để lấy nét trong quá trình tạo ảnh.
  • Giá đặt mẫu vật.
  • Hệ thống đèn, gương...: Để giúp tạo ánh sáng để chiếu sáng mẫu vật.
  • Hệ thống khẩu độ và các thấu kính hội tụ: Có vai trò để hội tụ và tạo ra chùm sáng song song chiếu qua mẫu vật.
  • Vi chỉnh: Giúp cho việc dịch chuyển mẫu vật theo chiều ngang để quan sát các phần khác nhau theo ý muốn.

Cấu tạo của kính hiển vi được thể hiện chi tiết và rõ ràng qua hình ảnh dưới đây: 

Cấu tạo của kính hiển vi

Cấu tạo của kính hiển vi

2. Kính hiển vi gồm có những loại nào? 

Hiện nay, có rất nhiều loại kính hiển vi với những đặc điểm, mục đích khác nhau được sử dụng để quan sát, phân tích, nghiên cứu. Một số loại được sử dụng phổ biến hiện nay như: 

  • Kính hiển vi sinh học

Kính hiển vi sinh học phải kể đến như kính hiển vi hai mắt B-159 Optika - Ý, đây là dòng kính hiển vi sử dụng phổ biến trong giáo dục, với thiết kế nhỏ gọn, đẹp mắt, chế độ quan sát dạng ánh sáng truyền qua, độ phóng đại tối đa 1000 lần cho phép quan sát các mẫu vật một cách dễ dàng với hình ảnh sắc nét. Được sử dụng rộng rãi trong các ngành: Nông nghiệp, Y tế, Dược phẩm, Sinh hóa...

Kính hiển vi sinh học hai mắt B-159 Optika

Kính hiển vi sinh học hai mắt B-159 Optika

  • Kính hiển vi soi nổi
Kính hiển vi soi nổi VE-S4 Velab

Kính hiển vi soi nổi VE-S4 Velab

Kính hiển vi soi nổi VE-S4 Velab - Mỹ phù hợp cho giáo dục đại học, nghiên cứu và công nghiệp. Thiết kế theo Greenough cho phép quan sát hình ảnh không gian 3 chiều. Phù hợp phân tích, phân loại các vi sinh vật trong côn trùng học và phân loại học, cũng như để quan sát và lựa chọn phôi tốt trong chăn nuôi.

  • Kính hiển vi huỳnh quang
Kính hiển vi huỳnh quang 3 mắt VE-146YT Velab

Kính hiển vi huỳnh quang 3 mắt VE-146YT Velab

Kính hiển vi huỳnh quang 3 mắt VE-146YT Velab với hiệu ứng quan sát màu vàng – xanh trên dải B với phạm vi ứng dụng cho FITC, vàng cam, vàng ô. Dải G cho màu đỏ với ứng dụng cho dải TRITC, Rhodamin B200 và propidium iodide. Được sử dụng trong chuẩn đoán bệnh, hóa sinh, thần kinh, sinh học phân tử, di truyền, vi sinh và nghiên cứu.

  • Kính hiển vi nền tối
  • Kính hiển vi soi ngược
Kính hiển vi soi ngược VE-403 Velab

Kính hiển vi soi ngược VE-403 Velab

Kính hiển soi ngược VE-403 Velab phù hợp soi các chai lơn như các chai nuôi cấy, đãi pitri hoặc tấm vi mạch. Phù hợp các ứng dụng phản pha và với nhiều loại chuyển đổi trên bàn soi khác nhau giúp phù hợp với nhiều loại chứa mẫu. Rất phù hợp cho quan sát nuôi cấy tế bào mà không cần chuẩn bị trước, theo dõi hoạt động và phát triển cũng như kiểm soát sản xuất và chất lượng của các sản phẩm sinh học.

  • Kính hiển vi soi kim loại
  • Kính hiển vi phản pha
  • Kính hiển vi phân cực
Kính hiển vi hai mắt VE-B5 Velab

Kính hiển vi hai mắt VE-B5 Velab

Kính hiển vi hai mắt VE-B5 Velab VE-B5 là một loại kính hiển vi chuyên nghiệp, được sử dụng cho các lĩnh vực như nghiên cứu, giáo dục đại học, các phòng thí nghiệm lâm sàng. Phạm vi quan sát rộng, nguồn sáng LED Kohler giúp cho kính trở thành hoàn chỉnh và linh hoạt. Kính đáp ứng theo nhu cầu người sử dụng khi dùng cấu hình tùy chọn để tương thích với kính hiển vi phản pha hoặc kính hiển vi phân cực.

...

3. Ứng dụng quan trọng của kính hiển vi 

Kính hiển vi hiện là dụng cụ quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, với nhiều mục đích khác nhau: 

3.1 Kính hiển vi dùng để phân tích mô

Được sử dụng để các nhà mô học dùng nghiên cứu các tế bào và mô. 

Ví dụ: Nếu một phần mô được lấy để phân tích, các nhà mô học sẽ dùng kính hiển vi kết hợp với các công cụ khác để xác định xem mẫu có bị ung thư hay không.

Kính hiển vi dùng để phân tích mô

Kính hiển vi dùng để phân tích mô

3.2 Kiểm tra bằng chứng pháp y

Một số bằng chứng sau khi thu thập tại hiện trường không thể nhìn thấy bằng mắt thường, thế nhưng việc sử dụng kính hiển vi sẽ trở nên dễ dàng hơn. 

3.3 Kính hiển vi nghiên cứu khoa học

Sử dụng kính hiển vi để giúp nghiên cứu chức năng của protein trong tế bào. Với công nghệ ngày nay, nhiều protein có thể được dán nhãn bằng thẻ và nghiên cứu trong các tế bào sống.

Kính hiển vi nghiên cứu khoa học

Kính hiển vi nghiên cứu khoa học

3.4 Nghiên cứu cấu trúc nguyên tử

Kính hiển vi lực nguyên tử đã hỗ trợ các nhà khoa học nghiên cứu các bề mặt của các nguyên tử riêng lẻ.

4. Hướng dẫn sử dụng một số kính hiển vi thông dụng hiện nay

4.1 Hướng dẫn sử dụng kính hiển vi soi nổi 2 mắt OLYMPUS SZX16

Kính hiển vi soi nổi (Stereo Microscope) là một loại kính hiển vi quang học được sử dụng để quan sát hình ảnh ba chiều của mẫu vật ở độ phóng đại thấp.

Sau đây là cách sử dụng được chia sẻ một cách chi tiết nhất:                                         

4.2 Hướng dẫn sử dụng kính hiển vi soi nổi 2 mắt Stereomaster Dewinter Ấn Độ

Kính hiển vi soi nổi 2 mắt Stereomaster DEWINTER Ấn Độ có khung vỏ bằng nhôm đúc đặc, cứng vững cho phép quan sát các hình ảnh ở độ phân giải cao mà không bị ảnh hưởng bởi nhiễu rung. Trong lĩnh vực luyện kim, soi phân tích các thành phần kim loại, soi kim cương, đá quý...

>> Tham khảo chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY

Sau đây là cách sử dụng được chia sẻ một cách chi tiết nhất:                                         

4.3 Hướng dẫn sử dụng kính hiển vi B293 Optika Ý

4.4 Hướng dẫn kết nối kính hiển vi 3 mắt Excel Dewinter với màn hình TV


5. Khi sử dụng kính hiển vi cần lưu ý những gì? 

Để bạn hiểu hơn và sử dụng một cách chính xác, hiệu quả cũng như bảo quản gia tăng tuổi thọ cần lưu ý đến những vấn đề sau: 

  • Kiểm tra sổ theo dõi sử dụng để biết tình trạng của kính.
  • Kiểm tra nguồn điện, nguồn sáng cho kính.
  • Hãy lau chùi bụi trên kính mỗi ngày bằng khăn lau sạch.
  • Không được làm xước, làm bẩn thấu kính, bộ lọc. Nếu thấu kính hay bộ lọc bị bẩn cần lau bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm xylen hoặc cồn.
  • Không để đèn phát sáng bị bẩn.
  • Không được chạm tay vào nguồn sáng vì rất dễ bị bỏng.
  • Nguồn sáng tia cực tím của kính hiển vi huỳnh quang có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, hãy lưu ý điều này. 
  • Nên sử dụng dầu nhúng khi quan sát với vật kính có độ phóng đại lớn. 
  • Khi kết thúc quá trình quan sát mẫu, cần phải tắt nguồn điện và che phủ kính một cách cẩn thận.
  • Bảo quản kính hiển vi đúng cách.

6. Hướng dẫn cách bảo quản kính hiển vi 

Sau đây là một số lưu ý cần nhớ trong quá trình bảo quản kính hiển vi bạn cần biết: 
 
6.1 Để kính ở vị trí cố định, hạn chế di chuyển
 
Bởi đây là dụng cụ có chứa nhiều bộ phận quang học bằng thủy tinh, vì vậy bạn nên để chúng ở một vị trí cố định, không nên di chuyển nhiều vì có thể sẽ làm rơi vỡ. Khi phải di chuyển bạn nên để trong hộp kín và luôn giữ ở tư thế thẳng đứng bằng cả hai tay.
 
6.2 Chỉ bật đèn khi cần thiết
 
Hầu hết các kính hiển vi đều sử dụng bóng đèn để tạo ánh sáng thay cho gương. Các bóng đèn này có tuổi thọ nhất định, vì vậy chỉ bật đèn khi bạn soi kính, khi không sử dụng nên tắt đèn lại. 
 
6.3 Rửa sạch và lau khô tay trước khi sử dụng, tránh mang bụi bẩn lên kính
 
6.4 Không để dung dịch lên trên tiêu bản bám vào đầu vật kính
 
6.5 Sử dụng dầu soi đạt chất lượng
 
Khi soi kính ở vật kính 100 bạn cần sử dụng dầu soi. Dầu soi có vai trò quan trọng để tăng độ chiết quang giúp việc tập trung ánh sáng tốt hơn. Tuy nhiên chất lượng dầu soi ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của vật kính. Bạn nên sử dụng loại dầu soi có chất lượng tốt để soi kính vừa giúp soi tốt hơn vừa bảo quản vật kính tốt hơn.
 
6.6 Sau khi sử dụng nên lau sạch dầu soi
 
Dùng một mảnh vải mềm tẩm xylen hoặc cồn để lau sạch dầu soi. Bạn cũng cần lau sạch các vật kính khác và thị kính bằng khăn vải mỏng.
 
6.7 Tuyệt đối không dùng khăn đã lau vật kính dầu để lau thị kính
 
Không được dùng cồn để lau các mặt sơn của kính hiển vi. Không được để lỗ trống thấu kính mà nên dùng một nắp đậy thích hợp hoặc một miếng băng keo dán kín trên lỗ trống. 
 
6.8 Lưu ý trước khi cất kính hiển vi
 
Hãy để vật kính nhỏ ở vị trí quan sát, hoặc bạn cũng có thể hạ tụ quang kính xuống, nếu tụ quang kính bẩn cần lau ngay bằng giấy lau kính khô.
 
Nên phủ kính bằng một mảnh vải hoặc mảnh ni long để tránh bụi bẩn. 
 
6.9 Khi bảo quản kính
 
Hãy đặt kính hiển vi trong phòng có máy điều hoà nhiệt độ hoặc máy hút ẩm để có thể bảo vệ hệ thống thấu kính và lăng kính khỏi bị nấm mốc. 
 
6.10 Bảo dưỡng kính định kỳ
 
Cần bảo dưỡng kính hiển vi định kỳ để có thể kịp thời phát hiện ra những lỗi và nhanh chóng sửa lỗi, giúp đem lại hiệu quả sử dụng và độ bền cho máy cao nhất.

Hướng dẫn cách bảo quản kính hiển vi

7. Mua kính hiển vi tại đâu uy tín, chất lượng nhất hiện nay? 

Kính hiển vi được sử dụng và bán rộng rãi trên thị trường. Nếu bạn muốn mua tại một đơn vị uy tín, chất lượng không thể bỏ qua Công ty VietChem. Hiện nay, VietChem là một trong những đơn vị hàng đầu với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng các loại hóa chất và thiết bị. 

Mua kính hiển vi tại công ty VietChem chất lượng, giá cạnh tranh nhất

Mua kính hiển vi tại công ty VietChem chất lượng, giá cạnh tranh nhất

Quý khách hàng đang có nhu cầu mua kính hiển vi của VIETCHEM hãy liên hệ ngay số Hotline 1900 2820 - 0826 010 010 hoặc truy cập trực tiếp website vietchem.com.vn để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp từ hệ thống các chuyên viên.

 

 

 

 

 

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Lý Thị Dung

Lý Thị Dung

Hóa Chất Công Nghiệp

0862 157 988

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Thiên Bảo

Thiên Bảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0939 702 797

Trương Mỷ Ngân

Trương Mỷ Ngân

Hóa Chất Công Nghiệp

0901 041 154

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Lý Dung : 0862 157 988 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544