• Thời gian đăng: 14:56:13 PM 27/04/2024
  • 0 bình luận

Môi trường sống của sinh vật là gì 

Mỗi một sinh vật sẽ thích nghi với một môi trường sống khác nhau. Kiến thức này đã được nhắc đến nhiều trong chương trình sinh học trung học phổ thông. Vậy bạn đã biết chính xác môi trường sống của sinh vật là gì? Làm thế nào để bảo vệ môi trường sống của sinh vật? VietChem sẽ phân tích lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu cụ thể môi trường sống của sinh vật là gì?

Môi trường sống của sinh vật là các yếu tố giúp sinh vật sinh trưởng và phát triển bình thường. Đây là không gian bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự tồn tại của chúng.

moi-truong-song-cua-sinh-vat-la-gi-1

Tìm hiểu về môi trường sống của sinh vật

Tùy từng loại sinh vật sẽ thích nghi với môi trường sống khác nhau. Ví dụ: Chim có thể bay lượn trên bầu trời nhờ đôi cánh, cá sống dưới nước sở hữu vây để bơi…

Ngoài ra, trong một số trường hợp môi trường sống của sinh vật chính là nơi ở. Thậm chí là nơi để sinh vật này lấy thức ăn của sinh vật khác. Ví dụ: Nấm sinh sống trên thân cây, giun sán có môi trường sống lý tưởng là ruột người, động vật…

2. Môi trường sống của sinh vật ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật, bao gồm trực tiếp và gián tiếp. Sinh vật muốn tồn tại và phát triển bình thường phụ thuộc vào ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, con người,… Ở cùng một thời điểm, yếu tố này có thể chi phối, tác động lên cơ thể sinh vật hoặc tác động lẫn nhau. 

2.1. Ánh sáng

Ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của hầu hết các sinh vật tồn tại trên Trái Đất. Đối với thực vật, ánh sáng quyết định đến hoạt động sinh lý và hình thái bên ngoài. Với động vật và con người, ánh sáng giúp định hướng trong không gian, di cư, trốn kẻ thủ, săn mồi…

2.2. Nhiệt độ

Sự phân bố của sinh vật có liên quan chặt chẽ với nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ lý tưởng để sinh vật phát triển, sinh trưởng tối ưu từ 0 – 500C. Những nơi ôn đới và hàn đới thường có số lượng sinh vật thấp, không đa dạng như vùng nhiệt đới.

moi-truong-song-cua-sinh-vat-la-gi-2

Môi trường sống của sinh vật bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, nhiệt độ…

2.3. Độ ẩm

Độ ẩm của môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp ở thực vật. Với động vật, độ ẩm liên quan đến sự bài tiết mồ hôi qua da và điều hòa thân nhiệt.

2.4. Yếu tố sinh học

Một số yếu tố sinh học có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật. Bao gồm:

  • Cường độ.
  • Liều lượng.
  • Bản chất.
  • Tác động gián đoạn hay liên tục…
  • Thời gian tác động đến môi trường dài, ngắn…

3. Môi trường sống của sinh vật có mấy loại?

Môi trường sống của sinh vật là gì đã được phân tích ở phần trên. Với sinh vật, chúng có môi trường sống khá đa dạng. Bao gồm: Sống trên không, trên cạn, trong  lòng đất, dưới nước … Trong đó, 4 loại môi trường chính của sinh vật gồm:

3.1. Sinh vật trong đất có môi trường sống như thế nào?

Tùy vào từng loại sinh vật mà chúng có thể sinh sống, phát triển trong môi trường đất khác nhau. Điển hình như: Sỏi, đất đá, đất sét, đất cát…

Ví dụ: Giun sống trong đất. Tê tê bơi được trong cát.

moi-truong-song-cua-sinh-vat-la-gi-3

Môi trường sống của giun đất là trong đất

3.2. Sinh vật trong nước và môi trường sống

Có nhiều loại nước mà mỗi loại sinh vật có thể thích nghi khác nhau như: Nước lợ, nước ngọt, nước mặn,… Có những sinh vật sống được trong môi trường nước ngọt nhưng không thể tồn tại trong nước mặn ngay cả với thời gian ngắn.

Ví dụ: Cá voi sống trong môi trường nước mặn, cá rô sống trong môi trường nước ngọt.

moi-truong-song-cua-sinh-vat-la-gi-4

Môi trường sống của các loài cá là trong nước

3.3. Môi trường sinh vật

Với một số sinh vật, môi trường sống lý tưởng của chúng là ký sinh trên các loài sinh vật khác. Ví dụ: Bọ sống ký sinh trên lông chó. Sán ký sinh trong ruột người…

3.4. Sinh vật trên cạn có môi trường sống ra sao?

Môi trường sống của sinh vật ở môi trường trên cạn bao gồm: Bầu khí quyển trong Trái đất, đồng bằng, đồi núi, rừng… Con người và nhiều vi sinh vật có thể tồn tại, thích nghi trong môi trường này như các loại gia súc, gia cầm, chim, cây cối…

4. Làm thế nào để bảo vệ môi trường sống của sinh vật?

Tìm hiểu về cách bảo vệ môi trường sống của sinh vật là gì rất cần thiết. Bởi môi trường sống đang bị đe dọa nghiêm trọng, tàn phá nặng nề. Khí hậu khắc nghiệt, mưa nắng thất thường, ô nhiễm không khí, nước… là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Vì thế, bảo vệ môi trường sống chính là bảo vệ vi sinh vật và con người với những biện pháp được khuyến cáo hiện nay như:

  • Chung tay tiết kiệm nước. 
  • Tiết kiệm điện bằng các biện pháp như tắt điện khi ra ngoài, không sử dụng thiết bị điện khi không cần thiết…
  • Phân loại rác thải, hạn chế sử dụng túi nilon, không xả rác thải bừa bãi ra môi trường sống.
  • Bảo vệ rừng, tích cực trồng cây xanh và không chặt phá cây bừa bãi.
  • Bảo vệ nguồn nước, không xả rác trực tiếp xuống ao, hồ, biển…

Bài viết trên VietChem đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về môi trường sống của sinh vật là gì? Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của con người. Vì thế, chúng ta hãy chung tay bảo vệ môi trường sống quanh mình bằng những hành động thiết thực, ý nghĩa.

Bài viết liên quan

Khử muối - Giải pháp cho nguồn nước sạch an toàn

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các khu vực ven biển và đồng bằng. Nước nhiễm mặn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, sản xuất nông nghiệp và môi trường sống. Việc khử muối là giải pháp thiết yếu để đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn cho cuộc sống. Vậy hãy cùng VietChem tìm hiểu về vấn đề này tại bài viết dưới đây. Khám phá ngay để biết thêm nhiều thông tin bổ ích.

0

Xem thêm

Hô hấp tế bào là gì? Nguồn năng lượng bí ẩn cho mọi hoạt động sống

Bạn có bao giờ thắc mắc điều gì giúp cơ thể vận động, suy nghĩ và duy trì sự sống? Câu trả lời chính là hô hấp tế bào. Vậy hô hấp tế bào là gì và vai trò quan trọng của nó như thế nào? Hãy cùng VietChem khám phá bí ẩn này trong bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích và cần thiết.

0

Xem thêm

Hiện tượng El Nino - Cách đối phó với những hậu quả khó lường

Hiện tượng El Nino đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu trong những năm qua. Chúng gây ra báo động đỏ về sự biến đổi khí hậu cho toàn bộ nhân loại. Vậy đâu là nguyên do gây nên hiện tượng cực đoan này? Có những hiểm họa nào mà chúng ta phải gánh chịu vì sự bất thường này? Giải pháp nào giúp trái đất hạn chế những ảnh hưởng của El Nino? Cùng VietChem điểm qua những thông tin mới nhất ngay tại bài viết này. Đọc ngay để chung tay “cứu rỗi” hành tinh xanh của chúng ta!

0

Xem thêm

Tìm hiểu: Chất quang dẫn là gì? Tính chất, ứng dụng

Chất quang dẫn là thuật ngữ chuyên dụng trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Với những vai trò quan trọng trong viễn thông, vi tính, chúng đã dần nhận được sự quan tâm của đông đảo người dùng. Vậy bạn có biết những giả thuyết xoay quanh loại vật liệu đặc biệt này là gì? Những ứng dụng trong đời sống của chúng bao gồm những gì? Ngay bây giờ, VietChem sẽ giúp bạn lý giải hết mọi thắc mắc này, đọc ngay!

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất và Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Nguyễn Viết Hải

Nguyễn Viết Hải

Hóa Chất Công Nghiệp

0865 181 855

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Phạm Quang Phúc

Phạm Quang Phúc

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946667708

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Viết Hải : 0865 181 855 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929