Acid sorbic C6H8O2 (chất bảo quản E200), Trung Quốc, 25kg/bao

Acid sorbic C6H8O2 (chất bảo quản E200), Trung Quốc, 25kg/bao

Mã code: E200

Thương hiệu: Trung Quốc

Mô tả nhanh

Acid sorbic hay Axit sorbic, Chất bảo quản E200, Chống nấm mốc. Là hợp chất tồn tại dưới dạng tinh thể rắn hoặc bột tinh thể trắng, khó tan trong nước lạnh, dễ thăng hoa. CTHH: C6H8O2, CAS: 110-44-1. Hàm lượng 90% min, xuất xứ: Trung Quốc, quy cách: 25kg/bao. Axit sorbic được dùng như chất bảo quản trong thực phẩm, hạn chế vi khuẩn, nấm mốc trên thực phẩm…

Liên hệ

Đặt mua qua điện thoại: Hóa chất công nghiệp
KV. Hà Nội: 0963 029 988
KV. TP.HCM: 0826 050 050

Hoặc để lại số điện thoại, Chúng tôi sẽ gọi ngay cho bạn !!!

Gọi lại cho tôi

Hoặc tải về Catalogue sản phẩm

Mô tả sản phẩm
Tên sản phẩm: Acid sorbic
Tên gọi khác:  Axit sorbic, Chất bảo quản E200, Chống nấm mốc
Công thức hóa học: C6H8O2
CAS: 110-44-1
Xuất xứ: Trung Quốc
Ứng dụng:

- Dùng làm chất bảo quản trong thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm chay
- Sorbic acid có thể hạn chế hiệu quả hoạt động của nấm mốc, men và vi          khuẩn  Aerophile. Cản trở việc tăng trưởng và sinh sản của các vi sinh vật  độc hại như  Pseudomonas.
- Sorbic acid kéo dài thời gian lưu trữ thực phẩm mà vẫn lưu giữ được hương vị ban đầu.

Tính chất:

- Ngoại quan: Sorbic axit dạng bột tinh thể màu trắng, dễ thăng hoa
- Nhiệt độ nóng chảy: 135°C
- Nhiệt độ sôi: 228°C
- Hòa tan tốt trong nước
- Là một axit khá hoạt động.
- PH tối ưu cho hoạt động kháng khuẩn thấp hơn pH = 6,5. Sorbates thường được sử dụng ở nồng độ 0,025% đến 0,10%

Đóng gói: 25kg/bao
Bảo quản:  Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

 

Bạn đọc đâu đó trong các món ăn có chứa acid sorbic, không biết nó được sử dụng với mục đích gì? Ăn nhiều có nguy hiểm không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Acid sorbic là gì? Cấu tạo hóa học?

Axit sorbic là chất bảo quản thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất trong thực phẩm. Nó có tác dụng chống lại nấm mốc, vi khuẩn, nấm và nấm men. Nó được ưa chuộng vì an toàn và tác dụng chống vi sinh vật hiệu quả trong thực phẩm có độ ẩm thấp như pho mát và bánh mì.

Acid sorbic là một axit cacboxylic, công thức phân tử C6H8O2, lần đầu tiên được phân lập từ quả non của cây thanh lương trà ở dạng axit parasorbic lactone được chuyển đổi thành axit sorbic. Cấu tạo của acid này như sau:

Axit sorbic là một axit hexadienoic có liên kết đôi ở C-2 và C-4. Nó có 4 đồng phân hình học, trong đó dạng trans,trans-form tồn tại một cách tự nhiên. Acid sorbic được sử dụng phổ biến trong pho mát, rượu vang, thịt đông lạnh… Đặc biệt, axit sorbic và muối của nó được sử dụng làm chất ức chế Clostridium botulinum trong các sản phẩm thịt để thay thế việc sử dụng nitrit - nguy cơ tạo ra nitrosamine gây ung thư.

cau-tao-acid-sorbic

Cấu tạo acid Sorbic

2. Tính chất đặc trưng của acid sorbic

Acid sorbic tồn tại ở dạng bột hoặc tinh thể màu trắng, hạt, viên nang siêu nhỏ. Vị hơi chua và sẽ với mùi thoang thoảng.

Ít tan trong nước, hòa tan trong nước khoảng 0,16 g/100 ml, tăng theo nhiệt độ nhưng giảm khi có đường, tan trong cồn. Nó có thể đổi màu khi tiếp xúc với ánh sáng.

Acid sorbic có thể phản ứng với các tác nhân oxy hóa. Nó không phản ứng với các bazơ và chất khử.

3. Điều chế acid sorbic như thế nào?

Acid sorbic được sản xuất bằng sự ngưng tụ acid malonic và crotonaldehyde. Ngoài ra, nó có thể được điều chế từ các axit hexadienoic đồng phân, có sẵn thông qua phản ứng xúc tác niken của allyl clorua, axetilen và carbon monoxide 

4. Tác dụng của acid sorbic

Acid sorbic có tác dụng chóng vi sinh vật. Đặc biệt là vi khuẩn Clostridium botulinum - một trong những độc tố nguy hiểm nhất mà loài người biết đến. Tác dụng diệt vi sinh vật nhờ ức chế sự tăng trưởng và sinh sản của các vi sinh vật gây bệnh. Sorbic acid  kéo dài thời gian lưu trữ thực phẩm mà vẫn lưu giữ được hương vị ban đầu.

ung-dung-cua-axit-sorbic-trong-bao-quan-thuc-pham

Acid Sorbic dùng làm chất bảo quản trong thực phẩm chế biến sẵn

Nó được ứng dụng là chất bảo quản trong một số loại thực phẩm như sau:

  • Vận chuyển và bảo quản thịt.
  • Sử dụng trong đồ đóng hộp như dưa chua, quả anh đào, cá hun khói, nước sốt…
  • Các loại rau củ quả và các loại bánh như bánh mì, bánh mì kẹp thịt, pizza, thịt khô, nước ép trái cây....
  • Các loại bánh như mứt quả, bánh mì, xúc xích, thức ăn chế biến từ cua, tôm…
  • Chất bảo quản trong mỹ phẩm, các sản phẩm dược phẩm…
  • Ngăn rượu vang khô lên men trong chai.
  • Sử dụng như là chất phụ gia cho cao su lạnh, chất trung gian trong sản xuất một số chất hóa dẻo và chất bôi trơn.

Hoạt tính kháng khuẩn tối ưu ở pH dưới 6,5 (hoạt tính tối đa ở pH 4,76), một lợi thế so với axit benzoic và propionic bị mất hoạt tính ở pH 4,5 – 5,5

Mặc dù, acid sorbic là chất bảo quản hiệu quả nhưng một số vi sinh vật có thể chuyển hóa axit sorbic đặc biệt khi nó có ở nồng độ nhỏ. Vì lý do này, nó không phải là chất bảo quản phù hợp trong thực phẩm có số lượng vi khuẩn cao

5. Liều lượng sử dụng acid sorbic

Tùy từng loại thực phẩm mà nó được sử dụng với liều lượng thích hợp. EFSA tuyên bố rằng mức sử dụng tối đa cho phép của axit sorbic là 20-6.000 mg/Kg.

Sorbat thường được sử dụng ở nồng độ 0,025% đến 10%. Tuy nhiên, muối sorbat lại làm tăng pH lên một chút, nên cần điều chỉnh để đảm bảo độ ăn toàn.  Ví dụ như:

  • Các loại sản phẩm rau quả có Sorbic acid (kết hợp với xử lý nhiệt nhẹ) và các loại bánh: 0.05-0.1%.
  • Cá ngâm dấm, pate cá: a.sorbic 0.2% + K.sorbate 0.27%.
  • Thức ăn chế biến từ cua, tôm (không thanh trùng): a.sorbic 0.25% + K.sorbate 0.33%.
  • Mứt quả: phun lên bề mặt sản phẩm dung dịch K.sorbate 7%, chống mốc được 4 tháng.
  • Thịt gà tươi nhúng vào dung dịch Sorbic acid 7.5% (71oC) có thể giữ được 18 ngày.

6. Acid sorbic có nguy hiểm không?

Acid sorbic ở nồng độ cho phép thường không gây hại đến sức khỏe con người. Tuy nhiên khi sử dụng với nồng độ vượt quá có thể ảnh hưởng tới nghiêm trọng tới sức khỏe.

  • Acid sorbic có thể gây kích ứng nghiêm trọng. Nồng độ cao cực kỳ phá hủy các mô của màng nhầy và đường hô hấp trên, da và mắt.
  • Mối nguy hiểm lớn nhất khi ăn phải một lượng lớn acid sorbic (2 g/kg) là tắc ruột. Hút hoặc hít phải có thể gây viêm phổi do hóa chất. Trong một vài nghiên cứu cho thấy acid sorbic và muối của nó có khả năng gây ung thư. Liều gây độc ước tính từ 7,4-10 g/kg.
acid-sorbic-co-an-toan

Acid sorbic có nguy hiểm không?

7. Địa chỉ mua acid sorbic uy tín?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp acid sorbic với nhiều mức giá khác nhau khiến người dùng khó khăn cho việc lựa chọn địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng cũng như giá cả hợp lý.  

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong thị trường phân phối hóa chất, VIETCHEM tự hào là đơn vị uy tín luôn mang lại cho khách hàng các sản phẩm chất lượng, dịch vụ chất lượng tốt nhất. Hiện nay VIETCHEM đang phân phối hóa chất Acid sorbic C6H8O2, Trung Quốc, 25kg/bao. Nếu quý khách hàng muốn đặt hàng hóa chất có thể liên lạc với chúng tôi theo những phương thức sau đây:

  • Địa chỉ khu vực Hà Nội: Số 9 Ngõ 51, Lãng Yên, Hai Bà Trưng - Hà Nội.
  • Địa chỉ khu vực Hồ Chí Minh: Số 43, Đường số 19, Phường An Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
  • Địa chỉ khu vực Cần Thơ: Số 55 đường 3/2, phường Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
  • Nhà máy: Văn Lâm - Hưng Yên.
  • Kho Hải Hà: Lô CN5.2Q, Khu hóa chất hóa dầu, KCN Đình Vũ, Đông Hải 2, Hải An, Hải Phòng.
  • Hotline: 0826 010 010
  • Email: sales@hoachat.com.vn
  • Website: vietchem.com.vn

Trên đây là những thông tin về acid sorbic. Mong rằng bài viết có thể giúp ích cho bạn yên tâm sử dụng acid sorbic trong giới hạn cho phép cũng như tìm được địa chỉ mua hóa chất uy tín, chất lượng với giá cả ưu đãi nhất. 

Bình luận, Hỏi đáp

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất và Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Vũ Thị Thảo

Vũ Thị Thảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0981 370 380

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Phạm Quang Phúc

Phạm Quang Phúc

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946667708

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Vũ Thảo : 0981 370 380 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929