Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hà Nội:
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm KV. Phía Bắc: 0826 020 020 KV. Phía Nam: 0825 250 050
Có vô vàn hợp chất hữu cơ được biết đến và ứng dụng rộng rãi hiện nay. Trong đó, Ankadien là thành phần quan trọng tạo nên những sản phẩm có tính đàn hồi cao. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chất này, VietChem sẽ phân tích chi tiết những thông tin liên quan đến Ankadien trong bài viết bên dưới. Các bạn hãy cùng theo dõi.
Ankadien là Hidrocacbon không no chứa hai liên kết đôi. Chúng tồn tại ở dạng mạch hở với công thức tổng quát là CnH2n-2 (điều kiện: n >= 3).
Ankadien có cách gọi tên như sau: Số vị trí nhánh – tên nhánh + tên mạch chính + a – số chỉ vị trí nối đuôi. Kết thúc tên gọi sẽ có dien đằng sau.
Ví dụ:
C3H4 (CH2 = C = CH2): Propadien.
C4H6 (CH2 = CH – CH = CH2): Buta – 1,3 – dien.
Tìm hiểu về hợp chất Ankadien
Nắm vững Ankadien lý thuyết, nhất là tính chất hóa học của hợp chất này sẽ giúp ích rất nhiều về những ứng dụng của chúng. Theo đó, Ankadien sở hữu một số tính chất đặc trưng như: Phản ứng trùng ngưng, phản ứng cộng, phản ứng oxi hóa halogen. Cụ thể:
Phản ứng trùng ngưng diễn ra theo kiểu 1,4. Tuy nhiên, cần có chất xúc tác hoặc có mặt kim loại Natri trong điều kiện nhiệt độ cao để phản ứng diễn ra nhanh chóng.
Phương trình phản ứng:
nCH2=CH-CH=CH2 → (-CH2-CH=CH-CH2-)n
Đây là phản ứng điển hình của Ankadien. Bao gồm hai phản ứng chính:
Ankadien có phản ứng cộng với Hidro, Hidro Halogenua, Halogen. Tuy nhiên, tùy theo chất xúc tác, điều kiện mà phản ứng có thể tạo thành kết quả khác nhau. Bao gồm:
Phản ứng cộng Hidro với chất xúc tác Niken và điều kiện nhiệt độ cao:
CH2=CH - CH=CH2 + 2H2 → CH3 - CH2 - CH2 - CH3
Tùy theo từng điều kiện nhiệt độ mà Ankadien có phản ứng cộng ở liên kết 1.2 hoặc 1.4:
CH2 = CH - CH = CH2 + HBr → CH3 - CH = CH - CH2Br (40 độ C)
CH2 = CH - CH = CH2 = HBr → CH2 = CH - CHBr - CH3 (-80 độ C)
Phản ứng cộng Brom ở 400C hoặc -800C:
CH2=CH-CH=CH2 + Br2 (dd) → CH2Br - CH=CH-CH2Br (400C)
CH2=CH - CH=CH2 + Br2 (dd) → CH2=CH-CHBr-CH2Br (-800C)
Ngoài ra, Ankadien còn có thể cộng đồng thời vào hai liên kết đôi:
CH2=CH - CH = CH2 + 2Br2 (dd) → CH2Br - CHBr - CHBr - CH2Br
Ankadien được chia thành 3 loại khác nhau dựa vào vị trí tương đối giữa hai liên kết đôi trong cấu tạo phân tử. Cụ thể:
- Ankadien có hai liên kết đôi cách nhau tối thiểu 2 liên kết đơn. Ví dụ:
CH2 = CH-CH2-CH=CH2 (Penta – 1,4 – dien).
- Hợp chất có hai liên kết đôi đứng cạnh nhau. Ví dụ:
CH2 = C = CH2 (Anlen)
- Ankadien liên hợp với 2 liên kết đôi. Tuy nhiên, cách giữa các liên kết đó là 1 liên kết đơn. Ví dụ:
CH2 = CH-CH = CH2 (Butadien) hoặc CH2 = C - CH = CH2 (Isopren)
Phân loại Ankadien dựa vào liên kết trong phân tử
Ankadien được ứng dụng chủ yếu sản xuất các vật liệu có độ đàn hồi cao. Điển hình là Buta-1,3 dien và Isopren có thể điều chế ra Polibutadien hoặc Poliisopren thông qua phản ứng trùng hợp. Những chất này là nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm như Cao su Isopren, cao su Buna làm lốp xe.
Ứng dụng làm lốp xe ô tô
Điều chế Ankadien có thể dựa vào hai cách sau:
- Cách 1: Tách Hidro của Isopentan để điều chế Isopren. Phương trình phản ứng:
CH3 - CH(CH3) - CH2 - CH3 → CH2 = C (CH3) - CH = CH2 + 2H2
- Cách 2: Sử dụng nguyên liệu Butilen hoặc Butan để điều chế buta-1,3-đien.
Phương trình phản ứng:
CH3 - CH2 - CH2 - CH3 → CH2=CH-CH=CH2 + 2H2
Từ những kiến thức đã được chia sẻ, các bạn có thể áp dụng vào giải một số Ankadien bài tập sau:
Bài tập 1: Cho buta-1,3-đien phản ứng với khí Hidro. Với chất xúc tác là Niken ở điều kiện nhiệt độ cao. Kết thúc phản ứng thu được gì?
Trả lời: Đáp án đúng là D. Butan
Phương trình phản ứng: CH2=CH-CH=CH2 + 2H2 → CH3-CH2-CH2-CH3
Bài tập 2: Tiến hành oxi hóa 0,680 gram Ankadien X hoàn toàn. Kết thúc phản ứng thu được khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn 1.120 lít. Trả lời câu hỏi sau:
A, X có công thức phân tử là gì?
B, Công thức cấu tạo của X có thể là gì?
Trả lời:
A, Công thức phân tử của X có dạng CnH2n-2
Phương trình phản ứng khi X bị oxi hóa hoàn toàn là:
CnH(2n-2) + (3n-1)/2O2 → NCO2 + (n-1)H2O
Vậy: nCO2 = 1,12/22,4 = 0,05 (mol)
→ (14n – 2).0,05 = 0,68.1
→ n = 5
→ Công thức phân tử của Ankadien X là: C5H8
B, Ankadien X có thể có những công thức cấu tạo sau:
CH2=CH-CH=CH-CH3
CH2=C=CH-CH2-CH3
CH3-CH=C=CH-CH3
CH2=CH-CH2-CH=CH2
CH2= C(CH)-CH = CH2
VietChem đã giới thiệu những kiến thức cơ bản về Ankadien và tính chất điển hình của hợp chất này. Nếu cần tư vấn về bất cứ một hóa chất công nghiệp nào vui lòng liên hệ qua hotline 0826 010 010.
Bài viết liên quan
Axit Butyric, hay còn gọi là acid butyric, là một axit béo chuỗi ngắn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Từ vai trò trong ngành thực phẩm như tạo hương và chất bảo quản, đến tác dụng hỗ trợ sức khỏe đường ruột trong y học, axit butyric đang ngày càng khẳng định vị trí của mình. Hãy cùng khám phá sâu hơn về hợp chất hóa học độc đáo này và tiềm năng phát triển trong tương lai!
0
Axit tartaric (C₄H₆O₆) là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm axit dicarboxylic, được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực vật, đặc biệt là trong nho, me, và các loại quả khác. Với vai trò quan trọng trong hóa học, thực phẩm, và dược phẩm, axit tartaric không chỉ là chất phụ gia mà còn là một hợp chất chủ chốt trong nhiều ứng dụng công nghiệp.
0
Peracetic acid (C₂H₄O₃), hay axit peroxyacetic, là một chất khử trùng mạnh mẽ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như xử lý nước, công nghiệp thực phẩm và y tế. Với khả năng oxy hóa vượt trội, PAA tiêu diệt hiệu quả vi sinh vật và không để lại dư lượng độc hại, mang lại lợi ích vượt trội so với các hợp chất khác như hydrogen peroxide, chlorine, và ozone. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về đặc tính, quy trình sản xuất, ứng dụng và các lưu ý an toàn khi sử dụng Peracetic Acid!
0
Phức chất là một nhánh quan trọng của hóa học vô cơ và hóa học phối hợp. Các hợp chất này không chỉ có giá trị lý thuyết mà còn đóng vai trò thiết yếu trong nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ và đời sống.
0
MIỀN BẮC
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN TRUNG
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN NAM
Hóa chất thí nghiệm
0825 250 050
saleadmin808@vietchem.vn
MIỀN NAM
Thiết bị thí nghiệm
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Đinh Phương Thảo
Giám đốc kinh doanh
0963 029 988
sales@hoachat.com.vn
Vũ Thị Thảo
Hóa Chất Công Nghiệp
0981 370 380
thao.kimex@vietchem.com.vn
Nguyễn Hải Thanh
Hóa Chất Công Nghiệp
0932 240 408 (0826).050.050
thanh801@hoachat.com.vn
Đặng Lý Nhân
Hóa Chất Công Nghiệp
0971 780 680
sales259@vietchem.vn
Đặng Duy Vũ
Hóa Chất Công Nghiệp
0988 527 897
kd864@vietchem.vn
Thiên Bảo
Hóa Chất Công Nghiệp
0939 702 797
cskh@drtom.vn
Trương Mỷ Ngân
Hóa Chất Công Nghiệp
0901 041 154
cskh@drtom.vn
Phạm Văn Trung
Hóa Chất Công Nghiệp
0918 986 544 0328.522.089
kd805@vietchem.vn
Nguyễn Thị Hương
Hóa Chất Công Nghiệp
0377 609 344 0325.281.066
sales811@vietchem.vn
Gửi bình luận mới
Gửi bình luận