• Thời gian đăng: 02:46:56 AM 23/02/2024
  • 0 bình luận

Axit Fluoroantimonic là gì? Axit này nguy hiểm như thế nào?

Axit Fluoroantimonic là loại axit được bàn luận khá nhiều trên Internet. Điều này khiến bạn tò mò không rõ về độ nguy hiểm và khả năng ăn mòn của loại axit này. Chính vì thế, bài viết dưới đây VietChem đã tổng hợp tất tần tật thông tin liên quan đến “siêu axit”này để bạn có cái nhìn chính xác nhất. 

1. Axit Fluoroantimonic là gì? 

Đây là loại axit mạnh nhất thế giới được tổng hợp bằng cách trộn giữa antimon pentafluorua (SbF5) và axit flohydric (HF) theo tỷ lệ 1:1. Công thức hoá học của Axit Fluoroantimonic là HSbF6. 

Siêu acid này có khả năng ăn mòn cực kỳ mạnh, có thể ăn mòn nhiều loại kim loại nặng như sắt và nhôm (dù đã pha loãng). Do đó Axit Fluoroantimonic là hợp chất cực kỳ nguy hiểm nếu ở dạng đậm đặc. Tới thời điểm hiện tại chưa có loại axit nào trong tự nhiên mạnh hơn nó (độ số pH là -31,3). 

axit-fluoroantimonic-1

Axit Fluoroantimonic chính là loại axit mạnh nhất thế giới, độ số pH là -31,3

2. Tính chất và đặc điểm của Axit Fluoroantimonic

Dựa theo giá trị đo lường của hàm acid Hammett (H0) thì Axit Fluoroantimonic có giá trị -23 < H0 < -21. Điều này cho thấy giá trị H0 của dạng acid này rất mạnh bởi vì H0 không thể nào xác định trực tiếp Axit Fluoroantimonic. Lý do dẫn tới điều này là vì nhiệt độ nóng chảy của dạng acid này quá cao, còn mạnh hơn cả acid hydrofluoric. Axit Fluoroantimonic sở hữu đầy đủ tính chất hóa học của một acid thông thường. Có phản ứng với bazơ, kim loại, muối cùng oxit bazơ. Hơn nữa: 

2.1. Tiếp xúc với nước

Axit Fluoroantimonic sẽ phân hủy nhanh chóng, vì thế chúng không được khuyến cáo dùng trong dung dịch nước, chỉ dùng trong dung dịch axit hydrofluoric.

axit-fluoroantimonic-2

Axit Fluoroantimonic tiếp xúc với nước sẽ phân hủy nhanh chóng

2.2. Tiếp xúc với nhiệt độ 

Khi Axit Fluoroantimonic tiếp xúc với nhiệt độ tăng cao, chúng sẽ phân hủy và tạo ra hơi độc mạnh, gọi là khí hydro florua (axit hydrofluoric). 

2.3. Phản ứng hóa học

Axit Fluoroantimonic được tạo ra bằng việc trộn pentafluoride antimon và hydro florua với nhau nhằm hình thành ion fluoronium: 

SbF5 + 2HF → SbF6- + H2F+

3. Ứng dụng thực tiễn của Axit Fluoroantimonic 

Hiện nay trong đời sống thực tiễn, siêu acid cực mạnh này được ứng dụng khả phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật hóa học và hóa học hữu cơ. Vào năm 1967, Hogeveen và Bickel đã công bố Axit Fluoroantimonic sẽ loại bỏ H2 khỏi isobutane và loại bỏ metan khỏi neopentane. Bởi vì siêu acid này giúp proton hóa các hợp chất hữu cơ, bất kể dung môi của chúng. 

  • (CH3)3CH + H+ → (CH3)3C+ + H2↑
  • (CH3)4C + H+ → (CH3)3C+ + CH4↑

Ngoài ra Axit Fluoroantimonic còn gây ra hiện tượng mất nước, khử hydro và tạo ra gần như tất cả các hợp chất hữu cơ… Vì vậy dạng acid này vẫn được ứng dụng trong quy trình sản xuất các hợp chất vàng tetraxenon. Có vật liệu tương thích với Axit Fluoroantimonic khi làm dung môi là: 

  • SO2ClF.
  • Lưu huỳnh dioxide.
  • Một số chlorrofluorocarbon. 

Axit Fluoroantimonic được sử dụng khi tổng hợp và mô tả các carbocations. Đồng thời còn ứng dụng chúng như một chất xúc tác trong quá trình kiềm hóa và acyl hóa trong hóa dầu.

axit-fluoroantimonic-3

Ứng dụng của Axit Fluoroantimonic chủ yếu là lĩnh vực kỹ thuật hóa học

4. Axit Fluoroantimonic đựng bằng gì?

Nhiều nghiên cứu cho thấy Axit Fluoroantimonic là một chất cực kỳ ăn mòn và rất độc hại. Tuy nhiên nó lại nhạy cảm với độ ẩm, phản ứng rất mạnh với nước bởi vì quá trình hydrat hóa tỏa nhiệt. Vì thế các duy nhất có thể bảo quản, lưu trữ siêu acid này đó là đựng trong thùng chứa làm từ PTFE-Tefluorn (một loại polyme tổng hợp). Con người khi tiếp xúc với Axit Fluoroantimonic cần trang bị đồ bảo hộ để tránh gặp nguy hiểm, bị ăn mòn xương… Bởi vì loại acid này có thể phá hủy cả thuỷ tinh, tất cả các hợp chất hữu cơ. 

axit-fluoroantimonic-4

Axit Fluoroantimonic nên bảo quản đựng trong PTFE-Tefluorn

5. Top 3 loại axit mạnh nhất thế giới khác

Axit Fluoroantimonic là axit mạnh nhất thế giới, ngoài nó ra còn có 3 loại siêu axit khác cũng được đánh giá rất mạnh. Để hiểu rõ hơn dưới đây chúng tôi đã liệt kê một số thông tin: 

5.1. Axit Nitric (HNO3)

Đây là siêu axit có độc tố và tính ăn mòn cao, dễ gây cháy do đó con người cần hết sức cẩn thận trong quá trình sử dụng, khâu bảo quản. Dạng tinh khiết của Axit Nitric thường tồn tại ở dạng tinh thể lỏng, không màu. Nếu tích tụ thêm các oxit nitơ trong một thời gian dài thì chất lỏng sẽ chuyển sang màu vàng nhạt. Axit Nitric đang được dùng phổ biến để luyện kim, tinh lọc và sản xuất thuốc nổ. 

axit-fluoroantimonic-5

Axit Nitric (HNO3)

5.2. Axit Clohydric (HCl)

Đây là loại axit vô cơ siêu mạnh được tạo ra trong môi trường nước, từ quá trình hòa tan của khí hydro clorua. Đặc điểm của siêu acid này đó là tính ăn mòn cao khi tiếp xúc với các tế bào của con người. Dạng Axit Clohydric đậm đặc ở nồng độ 40% sẽ tạo ra sương mù. Tính ứng dụng của siêu axit này khá đa dạng, cụ thể là ở lĩnh vực sản xuất các phụ gia thực phẩm, các chất vệ sinh, gelatin,… 

axit-fluoroantimonic-6

Axit Clohydric (HCl)

5.3. Axit Carborane – H (CHB11Cl11)

Axit Carborane – H là một loại axit vô cơ rất mạnh được tạo ra bởi quá trình hòa tan phân tử ở trong nước của khí hidro. Hiện nay con người thường sử dụng chúng để điều chế muối bromua, canxi bromua và natri bromua… 

axit-fluoroantimonic-7

Axit Carborane – H (CHB11Cl11)

6. Nhãn dán cảnh báo an toàn hóa chất với các axit mạnh

Cảnh báo nguy hiểm

H290: Có thể ăn mòn kim loại

H314: Gây bỏng da nghiêm trọng và hỏng mắt

H318: Gây tổn thương mắt nghiêm trọng

H335: Có thể gây kích ứng đường hô hấp

Tuyên bố phòng ngừa

P234: Chỉ giữ trong bao bì gốc

P260: Không được hít bụi/ khói/ khí/ sương mù/ hơi/ sương

P280: Đeo găng tay bảo hộ/ quần áo bảo hộ/ bảo vệ mắt/ bảo vệ thính giác…

P271: Chỉ sử dụng ngoài trời hoặc trong khu vực thoáng khí

Ứng phó

P301 + P330 + P331: NẾU NUỐT PHẢI: Súc miệng. Không cố ói mửa.

P303 + P361 + P353: NẾU TIẾP XÚC VỚI DA (hoặc tóc): Cởi bỏ ngay tất cả quần áo bị nhiễm bẩn. Rửa sạch da bằng nước [hoặc vòi hoa sen].

P363: Giặt sạch quần áo bị nhiễm bẩn trước khi tái sử dụng.

P304 + P340: NẾU HÍT PHẢI: Đưa nạn nhân ra nơi thoáng khí và giữ yên ở tư thế dễ thở.

P310: Gọi ngay cho Trung tâm chất độc hoặc bác sĩ/ …

P321: Điều trị cụ thể (xem hướng dẫn sơ cứu bổ sung trên nhãn này).

P305 + P351 + P338: NẾU DÍNH VÀO MẮT: Rửa cẩn thận bằng nước trong vài phút. Tháo kính áp tròng, (nếu có) để dễ dàng thực hiện. Tiếp tục rửa sạch.

P390: Hấp thụ chất thải tràn đổ để ngăn chặn thiệt hại vật chất.

P312: Gọi trung tâm chống độc hoặc bác sĩ/ nhân viên y tế nếu bạn cảm thấy không khỏe.

Qua bài viết này của chúng tôi, ắt hẳn bạn đã phần nào có cái nhìn tổng quát về Axit Fluoroantimonic - loại axit mạnh nhất thế giới. Nếu bạn có ý định mua Axit Fluoroantimonic thì hãy nghiên cứu kỹ càng để tránh gặp phải những nguy hiểm không đáng có. 

Bài viết liên quan

Niobium là gì? Tính chất, ứng dụng và vai trò chiến lược trong ngành công nghiệp hiện đại

Niobium – nguyên tố kim loại tưởng chừng xa lạ – lại đóng vai trò thiết yếu trong các công nghệ hiện đại nhất thế giới, từ hợp kim siêu bền cho ngành hàng không, hệ thống đường ống dầu khí, cho đến siêu dẫn lượng tử và thiết bị điện tử cao cấp. Dù trữ lượng không nhiều, niobium được coi là kim loại chiến lược mà nhiều quốc gia đang tranh giành để đảm bảo an ninh công nghiệp. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn khám phá từ tính chất, nguồn gốc, ứng dụng cho đến tiềm năng phát triển vượt bậc của nguyên tố Niobium.

0

Xem thêm

Selenium là gì? Tính chất, ứng dụng và vai trò thiết yếu trong công nghiệp và sức khỏe

Selenium – hay còn gọi là Selen – là một nguyên tố hóa học độc đáo: vừa là vật liệu công nghiệp quan trọng, vừa là vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể sống, nhưng cũng có thể trở thành chất độc nếu vượt quá liều lượng. Được sử dụng trong thủy tinh, chất bán dẫn, pin mặt trời, nông nghiệp và y học, selenium hiện diện khắp nơi trong cuộc sống hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ từ đặc tính hóa học, nguồn gốc đến các ứng dụng và tác động của selenium trong nhiều lĩnh vực.

0

Xem thêm

Tellurium là gì? Tính chất, ứng dụng và vai trò chiến lược trong công nghiệp hiện đại

Tellurium – nguyên tố đứng thứ 52 trong bảng tuần hoàn – không nổi bật về mặt truyền thông, nhưng lại là trụ cột thầm lặng của ngành công nghiệp hiện đại. Từ các hợp kim đặc chủng, vi mạch điện tử, đến tấm pin năng lượng mặt trời hiệu suất cao, tellurium đóng vai trò then chốt mà ít người biết đến. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khám phá một cách toàn diện về tellurium: đặc tính khoa học, ứng dụng công nghiệp, thách thức về nguồn cung và tiềm năng phát triển trong tương lai.

0

Xem thêm

Astatine là gì? Tính chất, ứng dụng tiềm năng và bí ẩn của nguyên tố hiếm nhất hệ tuần hoàn

Astatine – nguyên tố có lẽ chưa bao giờ bạn nghe đến – là một trong những bí ẩn lớn nhất của hóa học hiện đại. Với trữ lượng siêu hiếm và thời gian tồn tại cực ngắn, astatine không thể được cầm nắm hay quan sát trực tiếp. Tuy nhiên, chính sự "tàng hình" ấy lại ẩn chứa tiềm năng y học đột phá: tiêu diệt ung thư bằng chính năng lượng của hạt nhân nguyên tử. Hãy cùng đi sâu vào một nguyên tố vừa ít ai biết đến, vừa có thể thay đổi y học thế giới trong tương lai gần.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Vũ Thị Thảo

Vũ Thị Thảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 003 959

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Lê Thị Mộng Vương

Lê Thị Mộng Vương

Hóa Chất Công Nghiệp

0964 674 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Thiên Bảo

Thiên Bảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0939 702 797

Trương Mỷ Ngân

Trương Mỷ Ngân

Hóa Chất Công Nghiệp

0901 041 154

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Vũ Thảo : 0988 003 959 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544