Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hà Nội:
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm KV. Phía Bắc: 0826 020 020 KV. Phía Nam: 0825 250 050
Khí CFC là một loại khí dùng phổ biến trong các ngành công nghiệp. Mặc dù bạn có thể nhìn ở đâu đó trong các thiết bị nhưng chưa biết khí CFC là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến khí CFC, đặc biệt là tác hại của nó với sức khỏe cũng như môi trường xung quanh.
Chất CFC còn có tên là Chlorofluorocarbon - hợp chất hữu cơ halogen hóa đầy đủ. Các nguyên tố trong cấu tạo của hợp chất này là carbon, clo và flo.
Những hợp chất này rất dễ bay hơi nhưng khó cháy hơn metan, kém hòa tan trong nước và chủ yếu tan trong không khí.
Đây là những chất hoá học được con người tổng hợp và sản xuất nhằm mục đích làm lạnh, làm chất đẩy và dung môi. Đặc biệt là trong ngành công nghiệp lạnh như: tủ lạnh, máy lạnh,…
Sau quá trình sử dụng, chất CFC đã xâm nhập vào khí quyển. Gây ra nhiều tác hại to lớn tới môi trường.
Khí CFC là gì?
Các phân tử CFC riêng lẻ được dán nhãn bằng một hệ thống đánh số duy nhất. Ví dụ như tên gọi = CFC - 01234 - hậu tố. Trong đó:
0: số lượng liên kết đôi, bỏ qua nếu bằng 0
1: số nguyên tử C - 1, bỏ qua nếu bằng 0
2: Số nguyên tử H + 1
3: số nguyên tử F
4: số nguyên tử clo bị brom thay thế, luôn dùng với tiền tố "b" (b1, b2), bỏ qua nếu bằng 0
Hậu tố: Được thêm vào để xác định đồng phân, đồng phân không có hậu tố luôn có hiệu số khối lượng nhỏ nhất trên mỗi nguyên tử cacbon. Nếu có nhiều đồng phân hơn thì hậu tố được tính từ a - z, bỏ qua nếu chỉ tồn tại một đồng phân
Tổng số nguyên tử clo (Cl) được tính theo biểu thức: Cl = 2(C+1) - H - F. Trong ví dụ CFC-11 có một cacbon, không có hydro, một flo và do đó có 3 nguyên tử clo (CCl3F).
Cụ thể CCl3F là CFC-11.
Ngoài ra, CFC còn gọi bằng những tên thông thường như CFCl2 hay còn gọi là freon 12 hay F12 - đây là hợp chất CFC phổ biến nhất. Ngoài ra, còn có CFC1F2 hay còn gọi là F22 và CCI4 hay CF4.
CFC được tìm ra bởi nhà hoá học người Bỉ Frederic Swarts. Trong quá trình tổng hợp chất CCI4, ông đã thay đổi nguyên tử clo bằng nguyên tử flo nhằm tạo ra được CCI3F và CCI2F2.
Khi ngành công nghiệp máy lạnh phát triển mạnh, ứng dụng của CFC ngày càng nhiều. Do chúng đáp ứng được tất các các điều kiện như là một dung môi chất có điểm sôi thấp, khả năng phản ứng thấp, nhất là không có nguy cơ gây độc nhiều hơn các môi chất đang được dùng hiện nay.
Khí CFC có nguồn gốc từ các thiết bị làm lạnh
Nhưng, trong quá trình sử dụng thì CFC tác động rất lớn đến môi trường. Đặc biệt là gây ảnh hưởng đến tầng ozon. Điều này dẫn đến việc ngừng sử dụng chúng trong công nghiệp
Quá trình tạo chất CFC bằng phản ứng tổng hợp Chloroform theo phương trình như sau:
HCCl3 + 2 HF → HCF2Cl + 2 HCl
Đây là quá trình trao đổi halogen. Thay đổi Clo bằng F để tạo thành CFC. Nguyên liệu ban đầu là khí Metan và Etan có chứa Clo.
Ngoài ra, điều chế CFC còn được thực hiện từ nguyên liệu là dẫn xuất Brom bằng cách phản ứng gốc tự do của chlorofluorocarbons. Tuy nhiên, đây là sự thay thế C-H bằng C-Br nhằm tạo thành CFC:
CF3CH2Cl + Br2 → CF3CHBrCl + HBr
CFC có nhiệt độ sôi thấp, độc tính thấp, khả năng bắt cháy thấp nên được dùng làm lạnh trong các thiết bị lạnh và điều hòa không khí.
Đồng thời, chúng được dùng để làm đầy của bình xịt kiến, gián, muỗi, hoặc chất nhờn kim loại, bao gồm cả chất đẩy trong bình chữa cháy.
Tuy được ứng dụng nhiều trong công nghiệp nhưng nó có thể gây ra ảnh hưởng không chỉ với sức khỏe mà còn đến môi trường xung quanh.
Khi hít nhiều khí CFC sẽ gây ngộ độc hệ thần kinh trung ương. Triệu chứng nhiễm độc tương tự như uống rượu, tuy nhiên còn xuất hiện các biểu hiện khác như chóng mặt, đau đầu, run và co giật.
Việc hít phải chất CFC còn dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim gây tử vong. Nhất la khi tiếp xúc với số lượng lớn các chất CFC có thể gây ngạt thở.
Tuy ít phản ứng hóa học nhưng nếu CFC ngấm vào nước thì có thể làm thay đổi tính chất, đặc điểm của nước. Chúng sẽ gây tác hại xấu đối với sức khỏe con người.
Ngoài ra, nó còn gây thay đổi đa dạng sinh học xung quanh.
Khí CFC gây phá hủy tầng ozon
Ozone hấp thụ bức xạ tia cực tím có hại ở bước sóng từ 280 đến 320 nm của dải UV-B có thể gây ra tổn thương sinh học ở thực vật và động vật. Mất tầng ôzôn ở tầng bình lưu dẫn đến nhiều bức xạ UV-B có hại hơn chiếu tới bề mặt Trái đất..
Trong khi đó, clo thoát ra từ CFC phá hủy ôzôn trong các phản ứng xúc tác trong đó 100.000 phân tử ôzôn có thể bị phá hủy trên mỗi nguyên tử clo. Điều này làm phá hỏng tầng azone bảo vệ con người, khiến trái đất dần dần nóng lên gây hiệu ứng nhà kính.
Trên đây là những thông tin về hợp chất CFC, mong rằng bài viết cho thể giúp bạn hiểu được khí CFC là gì, ứng dụng cũng như tác động của chúng đối với con người và môi trường. Khí CFC là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính nên hiện nay hạn chế sử dụng trong đời sống cũng như các thiết bị công nghiệp.
Bài viết liên quan
Isopren, hay 2-methyl-1,3-butadien, là một hợp chất hóa học quan trọng, giữ vai trò cốt lõi trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Từ sản xuất cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp đến các ứng dụng trong dược phẩm và hóa mỹ phẩm, isopren xuất hiện trong hầu hết các sản phẩm thiết yếu của cuộc sống. Nhờ vào tính chất hóa học độc đáo và khả năng ứng dụng rộng rãi, isopren ngày càng được nghiên cứu và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các vật liệu thân thiện với môi trường và bền vững. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về nguồn gốc, tính chất, ứng dụng của isopre.
0
Hydroquinone là một trong những hợp chất quan trọng và phổ biến nhất trong lĩnh vực mỹ phẩm, y học và công nghiệp hóa học. Với khả năng làm sáng da và điều trị các tình trạng sắc tố, hydroquinone đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều người muốn cải thiện làn da. Tuy nhiên, việc sử dụng hydroquinone cũng tiềm ẩn một số rủi ro và cần được hiểu rõ trước khi áp dụng.
0
Butadien (C₄H₆) là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm hydrocarbon với cấu trúc hóa học độc đáo, bao gồm hai liên kết đôi trong một mạch carbon gồm bốn nguyên tử. Là một hóa chất nền tảng của ngành công nghiệp hóa chất, butadien không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất polymer và cao su tổng hợp mà còn là nguyên liệu cho hàng loạt sản phẩm thiết yếu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về đặc điểm, quy trình sản xuất và ứng dụng nổi bật của butadien
0
Axit Butyric, hay còn gọi là acid butyric, là một axit béo chuỗi ngắn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Từ vai trò trong ngành thực phẩm như tạo hương và chất bảo quản, đến tác dụng hỗ trợ sức khỏe đường ruột trong y học, axit butyric đang ngày càng khẳng định vị trí của mình. Hãy cùng khám phá sâu hơn về hợp chất hóa học độc đáo này và tiềm năng phát triển trong tương lai!
0
MIỀN BẮC
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN TRUNG
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN NAM
Hóa chất thí nghiệm
0825 250 050
saleadmin808@vietchem.vn
MIỀN NAM
Thiết bị thí nghiệm
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Đinh Phương Thảo
Giám đốc kinh doanh
0963 029 988
sales@hoachat.com.vn
Tống Đức Nhuận
Hóa Chất Công Nghiệp
0867 192 688
sales468@vietchem.vn
Nguyễn Hải Thanh
Hóa Chất Công Nghiệp
0932 240 408 (0826).050.050
thanh801@hoachat.com.vn
Đặng Lý Nhân
Hóa Chất Công Nghiệp
0971 780 680
sales259@vietchem.vn
Đặng Duy Vũ
Hóa Chất Công Nghiệp
0988 527 897
kd864@vietchem.vn
Thiên Bảo
Hóa Chất Công Nghiệp
0939 702 797
cskh@drtom.vn
Trương Mỷ Ngân
Hóa Chất Công Nghiệp
0901 041 154
cskh@drtom.vn
Phạm Văn Trung
Hóa Chất Công Nghiệp
0918 986 544 0328.522.089
kd805@vietchem.vn
Nguyễn Thị Hương
Hóa Chất Công Nghiệp
0377 609 344 0325.281.066
sales811@vietchem.vn
Gửi bình luận mới
Gửi bình luận