• Thời gian đăng: 08:22:56 AM 26/01/2024
  • 0 bình luận

Chất béo là gì? Tính chất và ứng dụng trong cuộc sống

Chất béo là một phần trong quá trình phát triển của cơ thể từ hệ tiêu hóa, xương khớp, trí não… Vậy chất béo là gì? Tính chất và ứng dụng của chất béo như thế nào? Các bạn hãy cùng VietChem khám phá thông tin chi tiết trong bài viết bên dưới để giải đáp cho những câu hỏi này.

1. Chất béo là gì?

Chất béo là chất có thể tan trong dung môi hữu cơ nhưng không tan trong nước. Đây là hợp chất thuộc nhóm lipid, cung cấp năng lượng cho cơ thể sống. 

chat-beo-1

Chất béo thuộc nhóm lipit

1 gam chất béo bằng bao nhiêu calo? Theo đó, nếu hấp thụ 1 gram chất béo, cơ thể sẽ nhận về khoảng 9 calo.

Chất béo có hai loại là chất béo tốt và chất béo xấu. Cụ thể:

1.1. Chất béo tốt

Chất béo tốt là chất béo lành mạnh gồm axit béo Omega 3 và chất béo không bão hòa. Trong đó:

  • Axit béo Omega 3 giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch và tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ. Chúng có nhiều trong cá hồi, cá thu, hạt óc chó…
  • Chất béo không bão hòa tồn tại chủ yếu dưới dạng lỏng có chứa gốc axit không no. Thông thường, chất béo này tìm thấy ở các loại dầu ăn từ thực vật như: Dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu oliu…
chat-beo-2

Chất béo tốt có nhiều trong cá hồi và các loại hạt

1.2. Chất béo xấu

Nếu cơ thể dư thừa quá nhiều chất béo xấu sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm với sức khỏe. Các chất béo xấu gồm:

  • Chất béo chuyển hóa có thể làm cho hàm lượng cholesterol tăng cao, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chất béo này có ở thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào hay đồ đông lạnh.
  • Chất béo bão hòa cũng có ảnh hưởng không tốt với sức khỏe giống như chất béo chuyển hóa. Vậy chất béo bão hòa có ở đâu? Chất béo này được tìm thấy ở các loại mỡ động vật, sữa, trứng và đồ ăn nhanh.

2. Tính chất của chất béo

2.1. Tính chất vật lý

Chất béo có tính chất nhẹ hơn nước. Chất béo tan trong dung môi hữu cơ như benzen, nước xà phòng nhưng không tan trong nước. Chúng tồn tại trạng thái rắn hoặc lỏng ở điều kiện nhiệt độ thường. Trong đó: 

  • Chất béo rắn có các gốc hidrocacbon no hay gốc axit béo no. Ví dụ: (C17H35COO)3C3H5
  • Chất béo lỏng có gốc hidrocacbon không no hoặc gốc axit béo không no. Ví dụ: (C17H33COO)3C3H5
chat-beo-3

Chất béo có thể tồn tại ở trạng thái rắn hoặc lỏng

2.2. Tính chất hóa học

Tính chất hóa học của chất béo giống như một trieste. Bao gồm: Phản ứng xà phòng hóa, phản ứng thủy phân trong môi trường axit và phản ứng ở gốc hidrocacbon… Cụ thể:

  • Phản ứng xà phòng hóa

Đây là phản ứng một chiều ở điều kiện nhiệt độ cao. Chất béo tác dụng với NaOH thu được glixerol và muối của axit béo. 

Phương trình phản ứng: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5 (OH)3

  • Phản ứng thủy phân trong môi trường axit

Đây là phản ứng thuận nghịch với chất xúc tác là nhiệt độ cao và H+. Kết quả của sự kết hợp chất béo với nước sẽ tạo ra glixerol và axit béo.

Phương trình phản ứng: 

(RCOO)3C3H5 + 3H2O (H +) → 3RCOOH + C3H5 (OH)3

  • Phản ứng hydro hóa

Chất béo có gốc axit béo không no tạo thành liên kết đôi khi tác dụng với H2. Phản ứng hydro hóa chuyển chất béo dạng không no thành no hay chất béo dạng lỏng thành dạng rắn. Con người đã tận dụng tính chất này để tạo ra xà phòng và bơ nhân tạo.

Phương trình phản ứng: 

(C17H33COO)3C3H5 (lỏng) + 3H2 → (C17H35COO) 3C3H5 (rắn)

  • Phản ứng oxi hóa

Chất béo bị oxi hóa hoàn toàn ở điều kiện nhiệt độ tạo ra nước và khí CO2.

Phương trình phản ứng: (C15H31COO)C3H5 + 145/2O2 → 49H2O + 51CO2

3. Chức năng của chất béo với cơ thể

Trong một số trường hợp, chất béo dư thừa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, đây là chất có vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với cơ thể con người. Bao gồm:

  • Chất béo là thành phần của cấu trúc và màng tế bào. Giúp duy trì ổn định hoạt động cũng như tính toàn vẹn của tế bào.
  • Chất béo giúp bảo vệ cơ quan nội tạng khỏi tổn thương và những va đập bên ngoài.
  • Tính năng cách nhiệt, cách âm giúp giảm thiểu tối đa sự mất nhiệt của cơ thể ra ngoài. 
  • Cung cấp nguồn năng lượng ATP cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.
chat-beo-4

Chất béo giúp bảo vệ cơ quan nội tạng khỏi va đập bên ngoài

4. Ứng dụng của chất béo

Chất béo có nhiều ứng dụng với cơ thể con người và đời sống hàng ngày.

4.1. Đối với cơ thể con người

  • Chất béo có trong thực phẩm giúp dự trữ, cung cấp năng lượng cho hoạt động sống.
  • Chất béo dư thừa sẽ được tích lũy tạo thành mô mỡ.
  • Chất béo bị oxi hóa thành năng lượng, CO2, H2O nhờ các phản ứng sinh hóa phức tạp.
  • Chất béo có vai trò trong quá trình tổng hợp, vận chuyển, hấp thụ một số chất quan trọng của cơ thể.

4.2. Đối với cuộc sống hàng ngày

Chất béo được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp. Chúng là nguyên liệu để điều chế, sản xuất glixerol và xà phòng. Ngoài ra, một số loại dầu thực vật của chất béo là nhiên liệu sử dụng trong các động cơ diesel để tiết kiệm chi phí vận hành.

chat-beo-5

Chất béo có ứng dụng đối với cơ thể con người và cuộc sống

Chất béo là gì và những tính chất, ứng dụng của chất béo đã được VietChem phân tích khá chi tiết. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thành phần quan trọng với cơ thể sống. Đồng thời, biết cách ứng dụng với thực tế cũng như áp dụng chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ sức khỏe. 

Bài viết liên quan

Khí Gas - Tính chất, ứng dụng và lưu ý an toàn

Khí gas là nguồn năng lượng phổ biến trong đời sống, từ nấu ăn, sưởi ấm đến công nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về thành phần, tính chất và cách sử dụng an toàn của loại nhiên liệu này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về khí gas, ứng dụng thực tế cũng như những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

0

Xem thêm

Khí Hidro là gì? Tính chất, Điều chế và Ứng dụng

Khí Hidro (H₂) được xem là nguồn năng lượng của tương lai nhờ vào tính sạch và hiệu suất cao. Hiện nay, Hydro đang được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, giao thông và năng lượng xanh. Tuy nhiên, việc phát triển Hydro vẫn còn gặp nhiều thách thức. Cùng khám phá tiềm năng, phương pháp sản xuất và ứng dụng thực tế của Hydro trong bài viết này!

0

Xem thêm

Mạng tinh thể là gì? Cấu trúc, đặc điểm và ứng dụng

Mạng tinh thể là nền tảng của nhiều vật liệu trong tự nhiên và công nghiệp, từ kim cương lấp lánh đến silicon trong chip máy tính. Vậy mạng tinh thể là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá cấu trúc, đặc điểm nổi bật và những ứng dụng thú vị của mạng tinh thể trong đời sống.

0

Xem thêm

Dung nham là gì? Quá trình hình thành, đặc điểm và ứng dụng

Dung nham – một hiện tượng thiên nhiên đầy sức hút và bí ẩn. Được sinh ra từ lòng đất, dung nham không chỉ là dấu hiệu của các hoạt động núi lửa mà còn ẩn chứa nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống con người. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá quá trình hình thành, đặc điểm nổi bật, và những ứng dụng thú vị của dung nham.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phạm Quang Tú

Phạm Quang Tú

Hóa Chất Công Nghiệp

0869 587 886

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Trần Sĩ Khoa

Trần Sĩ Khoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 851 648

Mai Văn Đền

Mai Văn Đền

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 337 431

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Quang Tú : 0869 587 886 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544