Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hà Nội:
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm KV. Phía Bắc: 0826 020 020 KV. Phía Nam: 0825 250 050
Đi cùng với sự phát triển của ứng dụng phóng xạ trong nhiều ngành công nghiệp là các chất thải phóng xạ kèm theo. Vậy có mấy loại chất thải phóng xạ? Giải pháp xử lý chất thải phóng xạ như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Theo thông tư số 22/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ định nghĩa rằng: “Chất thải phóng xạ là chất thải chứa các nhân phóng xạ hoặc vật thể bị nhiễm bẩn các nhân phóng xạ với mức hoạt độ lớn hơn mức thanh lý và phải thải bỏ. Chất thải phóng xạ không bao gồm nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.”
Việc phân loại chất thải phóng xạ có sự khác nhau giữa các nước. Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, có 5 loại chất thải phóng xạ như sau:
Bao gồm nguyên liệu hạt nhân đã qua sử dụng từ các lò phản ứng hạt nhân và chất thải sinh ra từ quá trình tái xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
Hầu hết chất thải mức độ cao được lưu trữ tại nơi phát sinh chất thải.
Là các nguyên tố phóng xạ nhân tạo có số nguyên tử từ 92 (urani) trở lên. Hầu hết chúng từ các cơ sở sản xuất vũ khí hạt nhân. Chúng bao gồm giẻ lau, dụng cụ và thiết bị phòng thí nghiệm bị ô nhiễm trong thời kỳ đầu nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân.
Chất thải của nhà máy là chất thải phóng xạ còn lại sau quá trình khai thác và nghiền quặng uranium hoặc thorium. Chất thải của nhà máy được lưu trữ tại các địa điểm sản xuất đặc biệt gọi là bể chứa.
Chất thải cấp độ thấp là chất thải công nghiệp hoặc nghiên cứu bị nhiễm phóng xạ không phải là chất thải cấp độ cao hoặc chất thải của nhà máy uranium hoặc thorium.
Chất thải này do tiếp xúc với chất phóng xạ như giấy, vải vụn, túi nhựa, quần áo bảo hộ, bìa cứng và vật liệu đóng gói…
Vật liệu phóng xạ có thể tồn tại tự nhiên trong môi trường và tập trung thông qua hoạt động của con người như khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nhiều ngành công nghiệp và quy trình có thể sản xuất TENORM, bao gồm khai thác mỏ, khoan và sản xuất dầu khí và xử lý nước. Chất thải TENORM phải được xử lý hoặc quản lý theo quy định của nhà nước.
Chất thải phóng xạ không được xử lý đúng cách có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề tới cả con người và tự nhiên.
Xử lý chất thải phóng xạ không đúng cách có thể làm ô nhiễm nghiêm trọng đất và dẫn đến ô nhiễm đất. Chất phóng xạ tác động với các thành phần của đất khiến đó bị biến đổi và nhiễm độc tính cao. Những loại cây trồng tại nơi này có thể tích lũy gây biến đổi gen, con người ăn phải có thể bị nhiễm phóng xạ.
Ô nhiễm phóng xạ do xử lý chất thải phóng xạ sai cách có thể gây biến đổi DNA. Ở những phụ nữ mang thai bị nhiễm phóng xạ có thể khiến trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.
Căn bệnh phổ biến nhất phát sinh ở những người tiếp xúc với ô nhiễm phóng xạ là ung thư.
Các bệnh nguy hiểm khác có thể mắc phải do tiếp xúc với chất thải phóng xạ gồm thiếu máu, bệnh bạch cầu, xuất huyết và các bệnh tim mạch…
Chất thải phóng xạ gây nhiều tác hại nặng nề do đó mỗi nhà nước ở mỗi quốc gia đều có quy định chặt chẽ về việc xử lý các chất thải phóng xạ.
- Chất thải phóng dạng rắn: cần được tách khỏi các chất thải khác để tránh lây lan. Chúng thường được chứa trong các thùng có tấm chắn chì, để tại khu vực riêng có cảnh báo. Ngoài ra cũng cần các thông tin khác trên nhãn như số nhận dạng của thùng, nhân phóng xạ bên trong, nơi phát sinh chất thải, các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn…
- Chất phóng xạ thải dạng lỏng: phải được tách khỏi nguồn nước không chứa chất phóng xạ.
- Chất thải dạng khí: Chất thải thải ra môi trường phải đảm bảo phải xử lý để lượng phóng xạ không vượt quá lượng phóng xạ cho phép.
- Chất thải phóng xạ dạng rắn: như nhân phóng xạ từ lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân phải được xử lý loại bỏ các thành phần phóng xạ sao cho liều bức xạ lượng thải khí và nước ra môi trường không vượt quá 100 µSv/năm.
Một số chất thải phóng xạ cấp thấp có thể được lưu trữ trong 1 thời gian dài để mức độ phóng xạ giảm xuống.
- Chất thải phóng xạ dạng lỏng từ các cơ sở y tế, công nghiệp và cơ sở nghiên cứu phải được lưu trữ tại cơ sở chờ phân ra hoặc xử lý loại bỏ các thành phần phóng xạ. Đồng thời, đảm bảo lượng nhân phóng xạ trong nước thải ra môi trường không vượt quá quy định.
- Chất thải phóng xạ dạng rắn mức thấp, xử lý tùy theo đặc tính. Nếu có thể nén hoặc ép, đốt tùy từng loại.
- Nước thải phóng xạ có chu kỳ bán rã dưới 100 ngày cần tách các nhân phóng xạ khỏi nước đảm bảo hoạt độ phóng xạ nhỏ hơn giới hạn cho phép.
- Chất thải phóng xạ sinh học phải được xử lý tiệt trùng bằng bức xja, hơi, khử khuẩn bằng hóa chất, nhiệt khô.
Trên đây là những thông tin về chất thải phóng xạ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với chúng tôi trong thanh chat phía cuối màn hình hoặc tham khảo thêm những bài viết trên vietchem.com.vn.
Bài viết liên quan
Tetrasodium EDTA là một hợp chất hóa học quan trọng với khả năng tạo phức và ổn định các ion kim loại. Nhờ những đặc tính vượt trội, nó được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm, thực phẩm, và xử lý nước. Cùng khám phá vai trò, ứng dụng và những lợi ích mà Tetrasodium EDTA mang lại trong các ngành công nghiệp hiện đại
0
Glycolic acid, hay còn gọi là axit glycolic, là một trong những thành phần được yêu thích trong chăm sóc da nhờ khả năng làm sáng và tái tạo da. Không chỉ giúp loại bỏ tế bào chết, glycolic acid còn kích thích sản sinh collagen, giúp làn da trở nên săn chắc, mịn màng và giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa. Vậy glycolic acid hoạt động như thế nào và sử dụng ra sao để đạt được hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!
0
Tartaric Acid, hay Axit Tartaric, là một axit hữu cơ được tìm thấy chủ yếu trong nho và các loại trái cây khác. Với đặc tính dễ hòa tan và tính chất acid mạnh, tartaric acid đã trở thành một thành phần quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, nguồn gốc và những ứng dụng nổi bật của tartaric acid.
0
Pectin là một trong những chất phụ gia thực phẩm quan trọng (E440), được sử dụng rộng rãi để tạo độ đặc và ổn định cho nhiều sản phẩm như mứt, thạch, và nước sốt. Không chỉ là một chất làm đặc tự nhiên, Pectin còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Vietchem tìm hiểu chi tiết về Pectin và những ứng dụng của nó trong ngành thực phẩm.
0
MIỀN BẮC
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN TRUNG
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN NAM
Hóa chất thí nghiệm
0825 250 050
saleadmin808@vietchem.vn
MIỀN NAM
Thiết bị thí nghiệm
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Đinh Phương Thảo
Giám đốc kinh doanh
0963 029 988
sales@hoachat.com.vn
Phạm Quang Tú
Hóa Chất Công Nghiệp
0869 587 886
tuphamquang@vietchem.vn
Nguyễn Hải Thanh
Hóa Chất Công Nghiệp
0932 240 408 (0826).050.050
thanh801@hoachat.com.vn
Đặng Lý Nhân
Hóa Chất Công Nghiệp
0971 780 680
sales259@vietchem.vn
Đặng Duy Vũ
Hóa Chất Công Nghiệp
0988 527 897
kd864@vietchem.vn
Trần Sĩ Khoa
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 851 648
cskh@drtom.vn
Mai Văn Đền
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 337 431
cskh@drtom.vn
Phạm Văn Trung
Hóa Chất Công Nghiệp
0918 986 544 0328.522.089
kd805@vietchem.vn
Nguyễn Thị Hương
Hóa Chất Công Nghiệp
0377 609 344 0325.281.066
sales811@vietchem.vn
Gửi bình luận mới
Gửi bình luận