• Thời gian đăng: 22:19:18 PM 25/01/2021
  • 1 bình luận

Chất tinh khiết là gì và các phương pháp xác định đơn giản

Chất tinh khiết là một khái niệm quen thuộc mà chúng ta vẫn hay bắt gặp trong đời sống thường ngày và được sử dụng rất phổ biến trong các ngành công nghiệp. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về tính chất của chúng cũng như cách xác định đơn giản mà hiệu quả hay chưa? Bài viết sau đây VIETCHEM sẽ cùng bạn đi giải đáp chi tiết mọi thắc mắc về chất tinh khiết. 
 

1. Chất tinh khiết là gì?

  • Chất tinh khiết hoặc chất hóa học là vật liệu có thành phần không đổi (đồng nhất) và chúng có các đặc tính nhất quán trong toàn bộ mẫu. 
  • Chúng tham gia phản ứng hóa học để tạo thành các sản phẩm có thể đoán trước được. 
  • Trong hóa học, một chất tinh khiết bao gồm một loại nguyên tử, phân tử hoặc hợp chất. 
  • Còn trong các ngành khác, khái niệm được mở rộng cho các hỗn hợp đồng nhất.
Chất tinh khiết là gì

Chất tinh khiết là gì

2. Một số tính chất của chất tinh khiết

Chất tinh khiết có thành phần hóa học đồng nhất. Ở quy mô nano, điều này chỉ áp dụng cho một chất được tạo thành từ một loại nguyên tử, phân tử hoặc hợp chất.

Chúng là bất kỳ hỗn hợp đồng nhất nào, vật chất xuất hiện đồng nhất về hình dáng và thành phần, bất kể kích thước mẫu nhỏ đến đâu.

Một số ví dụ: Bao gồm sắt, thép, nước, không khí cũng là một hỗn hợp đồng nhất thường được coi là một chất tinh khiết.

Một số tính chất của chất tinh khiết

Một số tính chất của chất tinh khiết

3. Chất tinh khiết gồm những chất nào? 

Một số chất tinh khiết phổ biến hiện nay gồm có: Thiếc, lưu huỳnh, kim cương, nước, đường tinh khiết (sacaroza), muối ăn (natri clorua), muối nở (natri bicacbonat).
Một số chất tinh khiết phổ biến: kim cương, thiếc, lưu huỳnh, đường tinh khiết (sacaroza), nước, muối nở (nitri bicacbonat), muối ăn (natri clorua). 
  • Kim cương, lưu huỳnh, thiếc là nguyên tố hóa học.
  • Muối, muối nở, đường là những hợp chất tinh khiết.
  • Chất tinh khiết là tinh thể gồm có: kim cương, muối, tinh thể đồng sunfat, tinh thể protein.
  • Hỗn hợp đồng nhất có thể được coi là ví dụ của các chất tinh khiết như: dầu thực vật, mật ong và không khí. 

Lưu ý: Hỗn hợp không đồng nhất không phải là chất tinh khiết, như: sỏi, hỗn hợp muối và đường hay một cái cây...

Chất tinh khiết gồm những chất nào

Chất tinh khiết gồm những chất nào

4. Hướng dẫn cách xác định chất tinh khiết đơn giản

Để xác định một chất tinh khiết, thường dựa vào điểm sôi, điểm nóng chảy, độ dẫn điện, áp suất hơi và phản ứng hóa học. Cụ thể như sau: 

  • Điểm sôi, điểm nóng chảy của các chất tinh khiết đều cụ thể.
  • Về độ dẫn điện: Đồng nguyên chất được dùng trong hệ thống dây điện, còn nước tinh khiết lại dẫn điện kém do thiếu chất điện giải hỗ trợ cho việc dẫn điện.

Một số lưu ý: 

  • Khi tiếp xúc với một chất tinh khiết ở trong điều kiện nhiệt độ, môi trường, áp suất cụ thể, chúng sẽ trải qua những thay đổi nhất định và có thể nhận ra được.
  • Khi sử dụng chất tinh khiết cho các phản ứng hóa học, người ta có thể biết được những sản phẩm tạo thành là gì.

5. Chất tinh khiết sẽ ra sao khi bị lẫn tạp chất?

Khi bị lẫn các tạp chất, chất tinh khiết sẽ bị tăng điểm nhiệt độ sôi, hạ thấp điểm đóng băng, giảm áp suất hơi hoặc khiến chất lỏng của nói tạo áp suất thẩm thấy nhiều hơn. Ví dụ như khi trộn các chất khác vào nước thì điểm đóng bằng của nó sẽ giảm xuống. Vận dụng đặc điểm này, người ta ứng dụng nó để làm mát các chất khác nhau ở nhiệt độ thấp hơn điểm đóng băng của nước, làm tan băng bằng muối vào mùa đông. Điều này lý giải cho hiện tượng nước biển không đóng băng ngay cả trong thời tiết lạnh giá vì nước biển không phải chất tinh khiết và trong nước biển có chứa nhiều muối.

Người ta sử dụng muối để làm tan băng vào mùa đông

Người ta sử dụng muối để làm tan băng vào mùa đông

6. Một số phương pháp tách chất dựa vào tính chất vật lý

Dựa vào tính chất vật lý, hiện nay ta có thể tách chất một cách dễ dàng. Sau đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo: 
  • Phương pháp lọc (Dùng phễu lọc): Để tách rời các chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp. 
  • Phương pháp chưng cất: Để giúp tách các chất lỏng hòa tan với nhau ra khỏi hỗn hợp (nhiệt độ sôi của các chất lỏng khác nhau). 
  • Phương pháp chiết (Dùng phễu chiết): Để tách các chất lỏng không hòa tan với nhau ra khỏi hỗn hợp (như dầu ăn với nước). 
  • Phương pháp cô cạn: Để tách các chất rắn tan được ra khỏi hỗn hợp (như muối trong hỗn hợp nước muối). 
  • Ngoài ra, hiện nay cũng có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp hóa học. Ví dụ, khí cacbonic tác dụng với nước vôi trong làm nước vôi trong bị đục, còn khí oxi thì không, nhờ vậy ta có thể tách riêng khí oxi ra khỏi hỗn hợp khí oxi và khí cacbonic. 
Một số phương pháp tách chất dựa vào tính chất vật lý

Một số phương pháp tách chất dựa vào tính chất vật lý

Với những chia sẻ qua bài viết này, mong rằng đã giúp quý bạn đọc hiểu hơn về chất tinh khiết là gì, tính chất nổi bật cùng cách xác định một chất tinh khiết đến đâu từ những phương pháp đơn giản nhất.
 
Tìm kiếm liên quan: 
  • Chất tinh khiết là gì cho ví dụ
  • Chất tinh khiết là gì ví dụ
  • Chất nào là chất tinh khiết
  • Hóa chất tinh khiết là gì
  • Chất tinh khiết là gì ví dụ
  • Hỗn hợp là gì
  • Chất tinh khiết có tính chất gì
  • Thế nào là hỗn hợp
  • Chất nào là chất tinh khiết
  • Hợp chất là gì
  • Chất tinh khiết và hỗn hợp

Bài viết liên quan

Máy quang phổ là gì? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động và ứng dụng

Máy quang phổ có khả năng phân tích chùm ánh sáng thành nhiều thành phần đơn sắc khác nhau. Vậy máy quang phổ là gì? Thiết bị có ứng dụng, hoạt động ra sao? Các bạn hãy cùng VietChem giải đáp chi tiết về loại máy này dưới đây.

0

Xem thêm

Công thức tính công suất? Cách tính công suất tiêu thụ điện

Nắm vững công thức tính công suất sẽ giúp ích rất nhiều cho việc lựa chọn thiết bị điện. Nếu các bạn còn chưa nắm vững vấn đề này và muốn tìm hiểu thêm cách tính công suất tiêu thụ điện thì hãy theo dõi nội dung VietChem chia sẻ dưới đây.

0

Xem thêm

ĐTM là gì? Tìm hiểu ý nghĩa và nội dung chi tiết

Môi trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ công ty nào. Điều đó có nghĩa là, việc đảm bảo sự phát triển bền vững quan trọng hơn so với đánh đổi môi trường lấy nền kinh tế trước mắt. Hiện nay, các công ty áp dụng ĐTM để giải quyết vấn đề này. Vậy ĐTM là gì và nó có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng Vietchem tìm lời giải đáp cho những vấn đề trên qua bài viết ngay dưới đây.

0

Xem thêm

Gluxit là gì? Phân loại, vai trò của Gluxit

Gluxit đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể sống và việc duy trì cân bằng chất này trong cơ thể là điều cần thiết để có sức khỏe tối ưu. Vậy bạn đã biết gluxit là chất gì, có trong những thực phẩm nào hay chưa? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Vietchem làm rõ trong bài viết ngay sau đây.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Quyền đổ nổ trùm
21:27:35 PM 19/07/2021

Chưa đọc hết

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất và Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Tống Đức Nhuận

Tống Đức Nhuận

Hóa Chất Công Nghiệp

0867 192 688

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Phạm Quang Phúc

Phạm Quang Phúc

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946667708

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Đức Nhuận : 0867 192 688 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929