• Thời gian đăng: 19:06:54 PM 02/05/2020
  • 0 bình luận

Tổng chất rắn hòa tan trong nước – chỉ số TDS là gì?

Hiện nay, nhiều gia đình vẫn có thói quen sử dụng những loại nước đóng bình hay nước máy đun sôi không rõ nguồn gốc. Những loại nước này thường có chỉ số TDS rất cao và không tốt cho sức khỏe. Vậy chỉ số TDS là gì? Tại sao cần phải thường xuyên kiểm tra chỉ số TDS? Có thể xác định chỉ số TDS bằng những cách nào? Hãy cùng VIETCHEM đi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây nhé!

Các chỉ số TDS là gì

Các chỉ số TDS là gì

I. Chỉ số TDS là gì?

Chỉ số TDS tên tiếng anh là Total Dissolved Solids. Đây là chỉ số thể hiện tổng chất rắn hòa tan, tồn tại trong một thể tích nước nhất định. Theo cơ quan bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ thì đây là một chất ô nhiễm thứ cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

TDS có trong nước chúng ta dùng hàng ngày với các chất chủ yếu như muối vô cơ, khoáng chất, các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng không lắng hoặc không hòa tan trong nước như canxi, magie, natri, kali, anion cacbonat, clorua… Trong đó một số cần cho cơ thể nhưng nếu dùng quá nhiều gây tích tụ trong cơ thể là chỉ số được khuyến nghị.

Các chất rắn hòa tan trong nước đến từ các nguồn nước tự nhiên, nước thải đô thị, nước thải công nghiệp và hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý nước hoặc rỉ sét từ đường ống dẫn nước.

Chỉ số TDS có đơn vị đo là mg/l hoặc ppm 1mg/l=1ppm. Các chỉ số này càng nhỏ, càng chứng tỏ nước càng sạch.

Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới WHO và Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ và Việt Nam:

  • Khi chỉ số TDS càng nhỏ, từ 5 ppm trở lên xuống thì được xem như là nước tinh khiết, không có thể rắn hòa tan.
  • Nồng độ TDS càng lớn thì nồng độ chất rắn hòa tan trong nước càng nhiều với chất có lợi và có hại có thể sẽ khác nhau, nên các thông số TDS lớn hay nhỏ không phải là điều đáng lo ngại.
TDS có trong nguồn nước tự nhiên, nước thải đô thị, nước thải công nghiệp...

TDS có trong nguồn nước tự nhiên, nước thải đô thị, nước thải công nghiệp...

II. TDS sinh ra từ đâu? 

Các chỉ số TDS được sinh ra do quá trình tuần hòa của nước. Chẳng hạn như, tại các thành phố chỉ số này có thay đổi rất nhiều so với lúc ở trong nhà máy.

Hay chúng được sinh ra từ một chất rắn hòa tan đến từ nguồn hữu cơ như phù sa, các sinh vật phù du, lá cây, các chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp. Bên cạnh đó còn có một số nguồn khác như: các loại phân bón, trừ sâu, thuốc tăng trưởng trong chăn nuôi, trồng trọt.

Ngoài ra, các chất rắn hòa tan còn đến từ các vật liệu vô cơ như không khí, đá có chứa nito, lưu huỳnh, phốt pho sắt, bicarbonate,.. các chất này sẽ tạo thành muối, hợp chất kim loại, phi kim.

Tính hòa tan của nước rất cao vậy nên khi di chuyển nó có thể dễ dàng hấp thụ rất nhiều các ion từ đường ống và môi trường xung quanh, khi ion càng nhiều thì chỉ số TDS sẽ càng cao, và ngược lại.

Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, chỉ số TDS không được vượt quá mức 500ppm.

III. Ý nghĩa của các chỉ số TDS trong nước

Như trên các bạn hiểu về chỉ số TDS là gì? Khi TDS cho nước uống phải dưới 300mg/lít và 500mg/lít là giới hạn tối đa được coi là an toàn, mức này lý tưởng với các khoáng chất, sử dụng sẽ có lợi với cơ thể.

Tại nơi có nguồn nước có TDS <500ppm là chất lượng nước tại mức quá tinh khiết hoặc nước sau khi lọc qua hệ thống RO là nước có chứa lượng khoáng nhỏ và hoàn toàn yên tâm để sử dụng uống trực tiếp.

Các chỉ số TDS trong nước cần chú ý

Các chỉ số TDS trong nước cần chú ý

IV. Tại sao cần phải kiểm tra chỉ số TDS - Tổng chất rắn hòa tan

Nếu có các thông số về TDS có trong nước, bạn có thể biết được nước mình đang sử dụng là nước tinh khiết hay không tinh khiết. Theo khuyến cáo như trên là TDS phù hợp và tối đa là 500mg/l, khi vượt quá 1000mg/l sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Khi chỉ số quá cao, do nồng độ xuất hiện của kali, natri, clorua và các chất độc hại như asen, nitrat, cadmium, nếu quá cao sẽ tan trong nước và gây hại cho cơ thể người sử dụng.

Khi nguồn nước gia đinh của bạn vượt quá mức 500mg/l thì cần sử dụng ngay các loại máy lọc nước tích hợp màng lọc RO, để các chất độc hại có trong nước không xâm nhập vào cơ thể.

1. Những lý do nên đo TDS là gì?

  • Về hương vị/Sức khỏe: TDS cao dẫn đến nước có hương vị không mong muốn có thể là vị đắng, cũng như có thể chỉ ra sự kiến của khaosng chất độc hại cho sức khỏe. Chỉ số TDS được khuyến nghị sử dụng trong nước là 500mg/l.
  • Độ cứng của nước: Các thông số TDS cao cho thấy nước cứng có thể sẽ tạo ra sự tích tụ trong đường ống dẫn nước và van, gây giảm hiệu suất lọc nước.
  • Hiệu suất lọc: Kiểm tra nguồn nước của bạn để đảm bảo bộ lọc nước hoặc hệ thống lọc nước có tỷ lệ loại bỏ cao và biết khi nào cần thay đổi lõi lọc.
Kiếm tra TDS trong nước để biết thông số an toàn hay cần cải thiện

Kiếm tra TDS trong nước để biết thông số an toàn hay cần cải thiện

2. Cách kiểm tra chỉ số TDS sau khi qua máy lọc ở 2 vị trí

  • Lấy nước tại bình áp, với tiêu chuẩn của nước uống trực tiếp tại vị trí này là dưới 20ppm, đây được coi là cách xác định TDS chuẩn nhất.
  • Vị trí thứ 2 là tại vòi nước tinh khiết, tại đây sẽ có sự chênh lệch về chỉ số TDS do nước đã được bổ sung thêm khoáng chất có lợi cho cơ thể. Nếu chỉ số TDS sau màng đảm bảo không gây hại thì hoàn toàn có thể sử dụng.

V. Khi nào cần giảm các thông số TDS có trong nước?

Khi đo thấy các mức độ TDS cao cần phải phân tích để xác định thành phần các ion chủ yếu và đối chiếu với thực tế xem có cần giảm hay không. Ví dụ đối với nước cho máy giặt công nghiệp, nước dùng cho nồi hơi, phải không có các ion canxi, magie tránh tình trạng nổ lò hơi, giảm tuổi thọ máy.

Mọi người sẽ nghĩ nước khoáng không cần đo chỉ số này, nhưng không, nước khoáng cũng cần xác định thành phần khoáng để tạo các biện pháp lựa chọn giữ lại hoặc giảm bớt lượng TDS có trong nước.

Các phương pháp để có thể giảm TDS: Khi biết thành phần chính của TDS sẽ có thể áp những phương pháp thích hợp như: Khử ion, trao đổi ion, thẩm thấu ngược, công nghệ lọc RO, chưng cất…)

Việc sử dụng nước đảm bảo chỉ số TDS là rất cần thiết

Việc sử dụng nước đảm bảo chỉ số TDS là rất cần thiết

VI. Sử dụng các thiết bị nào để giảm các chỉ số TDS trong nước

Bạn có thể sử dụng các loại máy lọc nước tinh khiết, máy đo tổng chất rắn hòa tan trong nước dạng bút, dung dịch chuẩn…

  • Máy lọc nước: máy lọc nước công nghệ RO, công nghệ Nano, công nghệ điện giải, cho phép hiển thị các thông số chất lượng của nước siêu tinh khiết (Giá trị độ dẫn điện, chất rắn hòa tan, nhiệt độ), cung cấp nước sạch loại 3 cũng như có thể là nước siêu sạch loại 1 đáp ứng mọi nhu cầu về sử dụng nước trong đời sống.
  • Bút đo tổng chất rắn hòa tan: Là một thiết bị đơn giản, dễ sử dụng, lý tưởng để đo TDS trong nhiều lĩnh vực, kiểm tra chất lượng nước, kiểm soát nước hồ bơi, thủy canh và công nghiệp.
  • Dung dịch chuẩn TDS: Giúp hiệu chuẩn áp dụng cho máy đo TDS: TDS 1, Senz TDS, tất cả các máy đo TDS cầm tay và để bàn.

Bài viết này, vietchem.com.vn muốn giải đáp giúp các bạn về chỉ số TDS là gì? Các thông số, nguyên nhân, hàm lượng, cách làm giảm nồng độ TDS là gì, các thiết bị đo TDS…hiểu để đánh giá chất lượng nguồn nước để lựa chọn, xử lý kịp thời và sử dụng nước đảm bảo cho bạn và gia đình.

Bài viết liên quan

Máy quang phổ là gì? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động và ứng dụng

Máy quang phổ có khả năng phân tích chùm ánh sáng thành nhiều thành phần đơn sắc khác nhau. Vậy máy quang phổ là gì? Thiết bị có ứng dụng, hoạt động ra sao? Các bạn hãy cùng VietChem giải đáp chi tiết về loại máy này dưới đây.

0

Xem thêm

Công thức tính công suất? Cách tính công suất tiêu thụ điện

Nắm vững công thức tính công suất sẽ giúp ích rất nhiều cho việc lựa chọn thiết bị điện. Nếu các bạn còn chưa nắm vững vấn đề này và muốn tìm hiểu thêm cách tính công suất tiêu thụ điện thì hãy theo dõi nội dung VietChem chia sẻ dưới đây.

0

Xem thêm

ĐTM là gì? Tìm hiểu ý nghĩa và nội dung chi tiết

Môi trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ công ty nào. Điều đó có nghĩa là, việc đảm bảo sự phát triển bền vững quan trọng hơn so với đánh đổi môi trường lấy nền kinh tế trước mắt. Hiện nay, các công ty áp dụng ĐTM để giải quyết vấn đề này. Vậy ĐTM là gì và nó có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng Vietchem tìm lời giải đáp cho những vấn đề trên qua bài viết ngay dưới đây.

0

Xem thêm

Gluxit là gì? Phân loại, vai trò của Gluxit

Gluxit đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể sống và việc duy trì cân bằng chất này trong cơ thể là điều cần thiết để có sức khỏe tối ưu. Vậy bạn đã biết gluxit là chất gì, có trong những thực phẩm nào hay chưa? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Vietchem làm rõ trong bài viết ngay sau đây.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất và Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Tống Đức Nhuận

Tống Đức Nhuận

Hóa Chất Công Nghiệp

0867 192 688

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Phạm Quang Phúc

Phạm Quang Phúc

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946667708

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Đức Nhuận : 0867 192 688 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929