• Thời gian đăng: 10:33:55 AM 02/05/2024
  • 0 bình luận

Tìm hiểu phương pháp cô cạn là gì? Cách cô cạn dung dịch hiệu quả

Việc áp dụng phương pháp cô cạn dung dịch không chỉ được thực hiện ở phòng thí nghiệm mà còn phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy cô cạn là gì? Làm thế nào để cô cạn dung dịch hiệu quả, tối ưu? Các bạn hãy cùng khám phá chi tiết cho vấn đề này qua chia sẻ của VietChem dưới đây.

1. Cô cạn là gì?

Cô cạn là phương pháp thường dùng để tách chất rắn bất kỳ từ hỗn hợp hoặc dung dịch ban đầu. Phương pháp này đòi hỏi nhiệt độ cần sử dụng khá cao để có thể tách được các loại chất rắn khó bay hơi, chất rắn khó tan ra khỏi dung dịch.

Trong quá trình tiến hành, có thể dùng bình cồn đốt nóng hoặc thông qua phản ứng nhiệt phân để tạo thành dung dịch. Dung dịch này sau đó được cô cạn. Tuy nhiên, cần phải chú ý tránh những sai sót về tỉ lệ và cân bằng tối ưu cho phản ứng. Nếu không, chỉ với một chút sai số là có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Ví dụ: 

  • Cô cạn dung dịch muối. Kết quả thu được muối khan.
  • Cô cạn dung dịch HNO3. Tiến hành nhiệt phân dung dịch HNO3 thu được NO2 kết tủa. Phương trình phản ứng: 4HNO3 → 4NO2 + O2 + 2H2O.
co-can-1

Cô cạn dung dịch muối được muối khan

2. Cách tiến hành phương pháp cô cạn

Cô cạn chất hóa học là cách làm bay hơi những chất có điểm sôi thấp và thu được chất rắn. Quy trình các bước diễn ra theo trình tự sau:

2.1. Chuẩn bị dung dịch

Trước khi tiến hành, cần phải chuẩn bị dung môi nước và dung dịch cô cạn. Dung dịch này có thể là muối tan trong nước, dung dịch muối hay dung dịch hóa học bất kỳ. 

Sau đó, cho dung dịch và dung môi vào một cái bát hoặc nồi với phần đế rộng. Điều này sẽ giúp cho quá trình bay hơi nước được thuận tiện, dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.

2.2. Tiến hành đun nhiệt dung dịch

Cho bát hoặc nồi chứa dung dịch cần cô cạn lên bếp. Tiến hành đun dung dịch vừa chuẩn bị. Trong quá trình đun ở nhiệt độ cao, nước bên trong sẽ sôi và bốc hơi. Chất cần tách sẽ còn lại ở đáy nồi.

2.3. Thực hiện thu gom chất cần tách

Sau khi đun một thời gian, nước trong nồi sẽ cạn. Lúc này, chỉ còn lại chất cần tách trong nồi. Bạn cần lấy một cái ống hút hoặc xẻng để thu gom lại.

2.4. Đem chất cần tách đi làm khô

Với chất cần tách vừa thu được, không nên đóng gói ngay. Hãy để ở nơi thoáng khí trong một khoảng thời gian nhất định để chúng khô hoàn toàn. Sau đó, bảo quản trong miếng giấy lọc để dễ dàng lấy ra khi có nhu cầu.

3. Ứng dụng của cô cạn với thực tế

Dựa vào đặc điểm của phương pháp cô cạn để ứng dụng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điển hình như:

  • Ứng dụng trong việc sản xuất muối sạch từ nước biển.
  • Tách tinh dầu từ nguyên liệu thiên nhiên.
  • Ứng dụng để tách các hợp chất hóa học ra khỏi hỗn hợp.
  • Ứng dụng của phương pháp cô cạn trong phòng thí nghiệm…

4. Bài tập áp dụng

Thông qua kiến thức về cô cạn dung dịch đã được phân tích khá chi tiết ở phần trên, các bạn có thể vận dụng vào giải đáp một số bài tập dưới đây:

Bài tập 1: Đem hỗn hợp kim loại X hóa trị II và kim loại Y hóa trị III với tổng khối lượng là 7,8 gram hòa tan với dung dịch Axit Sunfuric loãng vừa đủ. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch mới và 8,96 lít khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Dung dịch cô cạn sau phản ứng thu được muối khan là bao nhiêu gam?.

Trả lời

Gọi A và B lần lượt là nguyên tử khối của 2 kim loại X, Y cần tìm. Đặt số mol của A là a, số mol của B là b. Vậy Aa + Bb = 7,8 gram. 

Ta có số mol của H2 thu được sau phản ứng là: 8,96/22,4 = 0,4 (mol)

Phương trình cô cạn là:

X +H2SO4 → XSO4 + H2

a    a                     a          a             mol

2Y + 3H2SO4 → Y2(SO4)3 + 3H2

b       1,5b              0,5b              1,5b   mol

→  a + 1,5b = 0,4 → a = 0,4 – 1,5b (mol) 

nH2SO4 = nH2 = 0.4 (mol) → mH2SO4 = 0,4 x 98 = 39,2 (gram)

Theo định luật bảo toàn khối lượng mX + mY + mH2SO4 = m muối khan + mH2

→ m muối khan = mX + mY – mH2 = 7,8 + 39,3 – 0,4 x 2 = 46,2 (gram)

Bài tập 2: Hòa tan hoàn toàn vào Axit HCl hỗn hợp gồm Fe và Mg 20 gram thu được dung dịch X và 11,2 lít khí thoát ra. Lấy dung dịch X đem cô cạn thì được bao nhiêu gam?

Trả lời

Phương trình phản ứng

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Số mol của Hidro là: nH2 = 11,2/22,4 = 0,5 (mol)

→ nH2 = 1/2nHCl → nHCl = 0,5 x 2 = 1 (mol)

→mHCl = 1 x (35,5 +1) = 36,5 (gram)

Theo định luật bảo toàn khối lượng: m (Fe, Mg) +mHCl = mmuối + mH2

→ m muối = m (Fe + Mg) + mHCl – mH2 = 20 – 36,5 – 0,5 x 2 = 55,5 gram

Vậy dung dịch sau khi cô cạn là 55,5 (gram)

Bài tập 3: Hòa tan hoàn toàn Fe có khối lượng 5,6gram vào dung dịch HCl dư. Kết quả thu được khí bay ra và dung dịch X. Đem cô cạn dung dịch X thu được muối khan. Vậy số gam muối khan là bao nhiêu.

Trả lời

Phương trình phản ứng: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Ta có: nFe = 5,6/56 = 0,1 mol → nFeCl2 = nH2 = nFe = 0,1 mol

→ mFeCl2 = 0,1 x (56 + 35,5x2) = 12,7 gram

Vậy muối khan thu được sau phản ứng là 12,7 gram.

Cô cạn là phương pháp mang đến nhiều lợi ích trong một số lĩnh vực nhất định như tách chiết, thí nghiệm… Hy vọng những chia sẻ của VietChem sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này và biết cách ứng dụng trong thực tế cuộc sống. 

Bài viết liên quan

Cân Bằng Phương Trình NaCl + H2O và Khám Phá Những Ứng Dụng Thực Tiễn

NaCl + H2O → NaOH + Cl2 + H2 | NaCl ra NaOH VIETCHEM hướng dẫn chi tiết cách cân bằng phương trình điện phân NaCl + H2O. Khám phá ứng dụng thực tế của NaOH

0

Xem thêm

Thủy Ngân (Hg): Toàn Tập về Đặc Tính, Độc Tính & Ứng Dụng

Tìm hiểu Hg (Thủy ngân) là gì, các dạng độc tính, ứng dụng trong công nghiệp, y tế và biện pháp an toàn từ chuyên gia hóa chất VIETCHEM 20 năm kinh nghiệm.

0

Xem thêm

Sợi Thủy Tinh Có Độc Không? Rủi Ro, Mức Độ Độc Hại & Cách Dùng An Toàn

Giải đáp từ chuyên gia: Sợi thủy tinh hiện đại có độc không. Tìm hiểu tác động kích ứng thực tế, so sánh khoa học và các biện pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe

0

Xem thêm

Vật Liệu Composite Là Gì? A-Z Về Cấu Tạo, Phân Loại & Ứng Dụng

Tìm hiểu tất tần tật về vật liệu composite: cấu tạo nền-cốt, các loại phổ biến (FRP, Carbon), ưu nhược điểm & ứng dụng đột phá. Bài viết chuyên sâu từ VIETCHEM.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phạm Quang Tú

Phạm Quang Tú

Hóa Chất Công Nghiệp

0869 587 886

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

Lê Thị Mộng Vương

Lê Thị Mộng Vương

Hóa Chất Công Nghiệp

0964 674 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Thiên Bảo

Thiên Bảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0939 702 797

Trương Mỷ Ngân

Trương Mỷ Ngân

Hóa Chất Công Nghiệp

0901 041 154

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963029988 Hà Nội - Mr. Viết Hải : 0865181855 HCM : 0826050050 Cần Thơ : 0971252929 Đà Nẵng : 0918986544