• Thời gian đăng: 14:58:59 PM 09/08/2023
  • 0 bình luận

Công thức làm nước rửa chén cho cả sản xuất và dùng tại gia

Nước rửa chén là sản phẩm thông dụng mà bất kỳ gia đình nào cũng sử dụng hàng ngày. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nước rửa chén khác nhau nhưng tổng chung lại thì chúng có 2 dòng chính là nước rửa chén hóa học và nước rửa chén sinh học. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng, chúng ta cùng tìm hiểu xem công thức làm nước rửa chén này ra sao ở ngay dưới đây nhé.

1. Nước rửa chén là gì?

Nước rửa chén là một loại chất lỏng hoặc dung dịch được sử dụng để rửa sạch và làm sạch chén đĩa, bát đũa, đồ dùng nhà bếp và các vật dụng ăn uống khác. Nó thường được sử dụng để loại bỏ mỡ, bụi bẩn, vết dầu mỡ và các loại dầu ăn bám trên bề mặt các vật dụng trong nhà bếp.

2. Cách làm nước rửa chén sinh học

2.1. Làm nước rửa chén từ vỏ trái cây

Nguyên liệu:

Chuẩn bị can nhựa sạch, phơi khô, không nên sử dụng bình thủy tinh

1 kg đường nâu (Không nên sử dụng đường trắng)

3 kg vỏ bưởi, vỏ cam, vỏ sả, vỏ dứa, vỏ bồ kết

10 lít nước sạch

Công thức làm nước rửa chén:

Bước 1: Chuẩn bị một bình nhựa sạch sẽ. Lưu ý, không sử dụng bình thủy tinh vì trong quá trình sản xuất, hỗn hợp có thể tạo ra khí ga và gây áp lực bên trong bình thủy tinh, làm rơi vỡ bình.

Bước 2: Đổ nước sạch vào bình đựng, sau đó thêm đường nâu và khuấy đều cho đến khi hoàn toàn hòa tan.

Bước 3: Tiếp theo, thêm vào bình tất cả các vỏ trái cây đã chuẩn bị sẵn như vỏ dứa, vỏ cam, vỏ chanh, vỏ xoài, vỏ sả và vỏ bồ kết.

Bước 4: Với cách làm nước rửa chén tự nhiên này bạn đổ thêm 10 lít nước vào bình sao cho phần phế phẩm được ngập hoàn toàn. Sau đó, đặt bình ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Nếu không có 3kg vỏ trái cây sẵn có, bạn có thể thêm vỏ trái cây vào bình mỗi ngày. Trước khi bắt đầu, hãy pha sẵn thùng nước với đường nâu. Khi có vỏ trái cây, hãy rửa qua và cho vào bình. Khi còn khoảng trống từ 5-10cm trong bình, hãy ngừng thêm vỏ trái cây để dành không gian cho vỏ trái cây lên men.

cong-thuc-lam-nuoc-rua-chen-5

Hình: Hướng dẫn làm nước rửa chén từ vỏ trái cây

Hướng dẫn sử dụng sản phẩm với công thức làm nước rửa chén

Rửa chén bát sau khi ăn: Sau khi ăn xong, trước tiên tráng sơ qua chén bát để loại bỏ thức ăn dư thừa. Tiếp theo, đặt chén bát vào thau nước đã pha với dung dịch enzyme theo tỉ lệ 1:1 và sử dụng bàn chải rửa bát rửa sạch chén bát. Sau đó, tráng lại chén bát đũa với nước sạch. Công thức nước rửa chén này còn có thể áp dụng được trong rửa rau củ hay lau sạch sàn.

2.2. Cách làm nước rửa chén bằng baking soda

Nguyên liệu: Baking soda (1/2 chén), Muối (1/4 chén), Giấm ăn (khoảng 1/2 chén), Nước cốt chanh (tùy ý)

Cách làm:

Bước 1: Trong một cái bát lớn, trộn đều baking soda và muối.

Bước 2: Thêm giấm ăn vào hỗn hợp và khuấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện với nhau. Bạn cũng có thể cho thêm vài giọt nước cốt chanh để nước rửa chén bát có mùi thơm hơn.

Bước 3: Tiếp theo, đổ hỗn hợp vào khay đá để tạo hình. Dùng ngón tay ấn nhẹ để nén cho chặt.

Bước 4: Ở công thức làm nước rửa chén này bạn đem phơi hỗn hợp ngoài nắng khoảng 1-2 ngày cho đến khi nước rửa chén bát khô cứng lại.

Bước 5: Sau khi khô cứng, bạn tách ra khỏi khay đá và cho vào trong hộp thủy tinh để bảo quản. Mỗi lần sử dụng, bạn lấy ra một viên nước rửa chén bát, hòa với nước và giấm. Sử dụng như nước rửa chén bát thông thường.

Lưu ý: Viên nước rửa chén bát này chỉ cần ít giấm để kích hoạt hiệu quả tẩy rửa của baking soda và muối. Vì vậy, khi sử dụng, hãy hòa chung với nước và giấm để tăng cường khả năng làm sạch và khử mùi.

2.3. Cách làm nước rửa chén từ quả bồ hòn

Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • 20 quả bồ hòn khô đã tách hạt khoảng 1 cốc 200ml
  • 1 lít nước
  • 1 thanh vỏ quế
  • 2 cây sả
  • 1/3 vỏ bưởi (hoặc có thể dùng vỏ cam, chanh, ...)
  • 50-70g đường cát hoặc đường phèn (khoảng 1 phần đường thì tương đương ba phần bồ hòn)
  • Một bình nhựa lớn có vòi

Công thức làm nước rửa chén:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Ngâm 20 quả bồ hòn đã tách hạt trong 1 lít nước trong chậu thủy tinh hoặc inox khoảng 12 tiếng.
  • Bào vỏ bưởi thành từng lát mỏng để dễ ra tinh dầu, sau đó ngâm vỏ bưởi trong nước sôi (khoảng 100ml) để tinh dầu trong vỏ bưởi hòa vào nước.

Bước 2: Nấu bồ hòn

  • Cho nước bồ hòn đã ngâm vào nồi và đun lên bếp. Thêm thanh vỏ quế, đường, và cây sả vào nấu cùng. Khi nước sôi, tiếp tục ninh trong khoảng 45 phút nữa.
  • Sau đó, hãm nước tinh dầu bưởi đã ngâm vào trong nồi bồ hòn và khuấy đều để hòa quyện.
  • Tắt bếp và đợi nước nguội. Lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ cặn bã và cho vào bình nhựa có vòi vặn để sử dụng dần.

Thành phẩm: Đây cũng là cách làm nước rửa chén có bọt do thành phẩm sau khi nấu xong mang mùi thơm nhẹ của quế và sả, cùng với hương thoang thoảng của vỏ bưởi. Nước rửa chén này tạo bọt giống như nước rửa chén hóa chất thông thường. Khi sử dụng, lấy một ít nước rửa chén ra giẻ và chà lên chén, đĩa,... để tạo bọt và rửa sạch những vết bẩn.

cong-thuc-lam-nuoc-rua-chen-1

Hình: Làm nước rửa chén bằng quả bồ hòn

2.4. Công thức làm nước rửa chén bằng chanh, muối và giấm

Để tạo nước rửa chén bát từ chanh và giấm, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: chanh, giấm gạo và muối.

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Rửa sạch chanh với nước và để ráo. Sau đó, thái chanh thành các múi nhỏ và tách bỏ hạt chanh.

Bước 2: Đun sôi nửa lít nước và thêm chanh đã thái vào. Khi nước sôi, giảm nhỏ lửa và đun trong khoảng 20 phút, sau đó tắt bếp.

Bước 3: Ở cách làm nước rửa chén sinh học này bạn phải chờ phần nước chanh đã đun nguội và tiến hành xay nhuyễn. Sau khi xay, dùng rây để lọc bỏ phần bã, chỉ giữ lại nước cốt.

Bước 4: Đổ phần nước cốt vào nồi và đun sôi lần thứ hai. Khi nước cốt chanh đã sôi, bạn thêm giấm gạo theo tỉ lệ 100ml giấm gạo cho tương ứng với 6-7 quả chanh. Tiếp theo, thêm khoảng 1 thìa canh muối và đun cho đến khi muối tan hoàn toàn, sau đó tắt bếp.

cong-thuc-lam-nuoc-rua-chen-4

Hình: Làm nước rửa chén bằng chanh, muối, giấm

3. Công thức làm nước rửa chén hóa học

3.1. Nguyên liệu làm nước rửa chén

Để sản xuất nước rửa chén, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • 240gr Hóa Chất LAS.
  • 36 gram Xút vảy NaOH 99%.
  • 300 gram Hoạt động bề mặt SLES.
  • 36 gram Hóa chất CAPB.
  • 45 gram Muối MgSO4.
  • Khoảng 6 - 6.5 gram Acid, kiềm để điều chỉnh pH.
  • 2 giọt hương chanh.
  • 3gr HCHO 40%.
  • Nước H2O vừa đủ.

3.2. Công thức làm nước rửa chén

Các bước trộn hoá chất để sản xuất nước rửa chén và tẩy rửa như sau:

Bước 1: Cho LAS vào một ít nước, khuấy và trung hòa bằng NaOH.

Bước 2: Tiếp tục cho SLES vào và khuấy đều.

Bước 3: Sau đó, thêm CAPB vào và tiếp tục khuấy.

Bước 4: Cho màu, hương và HCHO vào, tiếp tục khuấy đều.

Bước 5: Chỉnh pH về acid yếu khoảng 6 đến 6.5 bằng acid citric và NaOH.

Bước 6: Tiếp theo, cho thêm phần nước còn lại, điều chỉnh độ nhờn bằng Muối MgSO4, khuấy khoảng 10 - 15 phút và ta có được sản phẩm.

Cách làm nước rửa chén đậm đặc và đảm bảo chất lượng thì sau khi trộn hoá chất để tạo nước rửa chén, tiếp đến là quy trình công nghệ và kiểm tra đầy đủ các thành phần lý hóa. Tùy theo từng doanh nghiệp sẽ có một công thức, quy trình, tỷ lệ pha trộn khác nhau.

Dựa vào định lượng đã đề ra, người sản xuất cân nguyên liệu đúng chuẩn theo quy định. Sau đó đưa vào các tank phối trộn theo thông số công nghệ quy chuẩn. Hòa tan HEC đầu tiên cùng với NaOH vào nước và khuấy đến khi tan hoàn toàn. Tiếp theo trong công thức làm nước rửa chén này thêm các chất hoạt động bề mặt như LAS, NPE, CAB và CDE, và điều chỉnh độ pH lên khoảng 6-8. Trong quy trình sản xuất nước rửa chén, cũng bổ sung một số chất để điều hòa độ nhớt và tăng hương thơm cho sản phẩm. Sau đó, khuấy đều để tạo dung dịch đồng nhất.

Cuối cùng, sản phẩm được đóng chai, in nhãn mác, và tiến hành kiểm tra tiêu chuẩn trước khi đưa ra thị trường. Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất nước rửa chén bao gồm máy chiết rót, máy dán nhãn tự động, máy đóng nắp tự động, và tank khuấy trộn hình trụ được làm bằng chất liệu có độ bền cao.

cong-thuc-lam-nuoc-rua-chen-2

Hình: Nước rửa chén hóa học

3.3. Mua nguyên liệu làm nước rửa chén ở đâu?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị bán hóa chất nhưng không phải bên nào cũng cung ứng sản phẩm chất lượng, có giấy tờ về kiểm định an toàn. Nếu bạn đang băn khoăn tìm một đơn vị cung ứng uy tín, chất lượng thì Vietchem là cái tên hàng đầu. Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng các hóa chất công nghiệp cùng trang thiết bị sản xuất thí nghiệm.
Bạn cần tư vấn về hóa chất làm nước rửa chén liên hệ qua hotline: Hà Nội: 0826 010 010 | KV. TP.HCM: 0826 050 050

4. Uống nhầm nước rửa chén thì phải làm sao?

  • Ngay lập tức nhổ nước rửa chén ra bằng nước sạch hoặc rửa sạch miệng bằng nước
  • Không nên nôn hoặc kích thích nôn sau khi uống nhầm phải nước rửa chén vì điều này làm cho chất độc chảy xuống hệ tiêu hóa và gây độc cho dạ dày, thực quản
  • Nếu có các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, khó thở thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất để xét nghiệm và điều trị.
  • Nếu tình trạng của bạn không quá nghiêm trọng thì nên tiếp tục uống nước sạch hoặc sữa tươi để pha loãng các chất độc, giúp chúng nhanh chóng được đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu triệu chứng tiếp tục diễn biến phức tạp hơn thì nên tìm kiếm sự trợ giúp của y tế

5. Một số câu hỏi thường gặp

Nước rửa chén có độc hại không?

Nước rửa chén có thể gây hại cho con người nếu sử dụng không đúng cách. Nếu không rửa sạch và tráng lại đúng cách sau khi rửa chén đĩa, các hợp chất hóa học độc hại có thể vẫn còn bám trên bề mặt và khiến chúng đi vào cơ thể qua thức ăn hoặc tiếp xúc với da. Điều này có thể gây ra những tác hại lớn đến sức khỏe của con người, như gây kích ứng da, dị ứng, hoặc gây hại cho nội tạng nếu tiếp xúc lâu dài và trong lượng lớn.

Có nên dùng nước rửa chén để rửa xe?

Không sử dụng nước rửa chén để rửa xe, vì những thành phần hóa học trong các loại chất này có thể làm mất lớp bảo vệ bên ngoài của sơn xe và gây hỏng lớp sơn ô tô theo thời gian.

Vì sao không nên rửa chén vào ban đêm

Theo Luật tạng, không nên rửa chén vào ban đêm vì khi âm thanh chén bát va chạm có thể khiến cho các linh hồn đói đó mơ tưởng đến chuyện ăn uống, và họ sẽ trở nên càng thêm đói khát và chịu đựng vô lượng khổ sở. Với lòng từ bi của người con Phật, chúng ta không muốn làm đau đớn thêm các linh hồn đó, do đó, chúng ta nên hạn chế tối đa việc khua chén bát trong khi ăn uống.

Nước rửa chén dùng cho máy rửa chén được không?

Khi sử dụng máy rửa bát, bạn nên chọn loại nước rửa chén được thiết kế dành riêng cho máy rửa bát. Loại nước rửa chén này thường có công thức đặc biệt để tạo bọt và làm sạch hiệu quả trong máy rửa bát mà không gây cản trở hoạt động của máy.

Tránh sử dụng các loại nước rửa chén thông thường hoặc chất tẩy rửa không phù hợp cho máy rửa bát, vì chúng có thể gây bọt không cần thiết, tạo cặn bám trong máy, và làm giảm hiệu quả rửa sạch.

 

Bài viết liên quan

Pectin là gì? Vai trò và ứng dụng trong phụ gia thực phẩm

Pectin là một trong những chất phụ gia thực phẩm quan trọng (E440), được sử dụng rộng rãi để tạo độ đặc và ổn định cho nhiều sản phẩm như mứt, thạch, và nước sốt. Không chỉ là một chất làm đặc tự nhiên, Pectin còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Vietchem tìm hiểu chi tiết về Pectin và những ứng dụng của nó trong ngành thực phẩm.

0

Xem thêm

Tartrazine (E102) là gì? Công dụng, Tác dụng phụ và Giải pháp thay thế

Tartrazine, còn được biết đến với mã E102, là một phẩm màu thực phẩm nhân tạo được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp từ thực phẩm, dược phẩm đến mỹ phẩm. Tuy nhiên, cùng với lợi ích về thẩm mỹ, E102 cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Tartrazine, nguồn gốc, ứng dụng, và các nguy cơ tiềm ẩn cũng như các giải pháp thay thế an toàn hơn.

0

Xem thêm

Tocopherol (Vitamin E): Công dụng, Nguồn gốc, Cách dùng hiệu quả

Tocopherol, hay còn gọi là Vitamin E, là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe con người. Không chỉ giúp chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do gây hại, Vitamin E còn đóng vai trò lớn trong việc làm đẹp da, chăm sóc tóc và bảo vệ tim mạch. Vậy tocopherol có trong thực phẩm nào, liều lượng sử dụng ra sao, và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết của Vietchem dưới đây.

0

Xem thêm

Butylated Hydroxytoluene (BHT) là gì? Công dụng và lưu ý an toàn

Butylated Hydroxytoluene (BHT) là một chất chống oxy hóa tổng hợp, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm để bảo vệ sản phẩm khỏi quá trình oxy hóa. Mặc dù có nhiều lợi ích trong việc bảo quản thực phẩm và mỹ phẩm, câu hỏi về mức độ an toàn của BHT vẫn là một vấn đề được tranh luận. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về BHT, ứng dụng, lợi ích và những mối lo ngại về an toàn của nó.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Lý Thị Dung

Lý Thị Dung

Hóa Chất Công Nghiệp

0862 157 988

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946 667 708

Nguyễn Tấn Tài

Nguyễn Tấn Tài

Xử lý nước ngành Thủy sản

0901 071 154

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Lý Dung : 0862 157 988 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544