Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hà Nội:
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm KV. Phía Bắc: 0826 020 020 KV. Phía Nam: 0825 250 050
Cực quang Nauy, cực quang ở Iceland, cực quang bắc cực luôn khiến giới khoa học trầm trồ. Vậy cực quang là gì và nó có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu điều đó trong bài viết này của Vietchem để hiểu hơn về hiện tượng khoa học độc đáo này nhé.
Cực quang tiếng Anh là aurora - một hiện tượng quang học mang đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng bầu trời khi đêm về. Các dải cực quang xuất hiện do sự tương tác qua lại của những hạt mang điện tích có trong gió mặt trời với tầng khí quyển nằm ở bên trên của hành tinh.
Cực quang trong tiếng anh là aurora
Những dải sáng này sẽ liên tục chuyển động, thay đổi. Từ đó, tạo ra cực quang với hình dáng như những dải lụa đầy màu sắc trên bầu trời buổi tối. Do vậy, chúng càng trở nên nổi bật trong đêm đen. Hiện tại, cực quang được coi là hình ảnh tuyệt đẹp của tự nhiên, khiến bất kỳ ai đều phải trầm trồ khi chiêm ngưỡng.
Cực quang là kết quả của một quá trình xáo trộn trong từ quyển do sự tác động của gió mặt trời mà thành. Những nhiễu loạn xuất hiện là do sự tăng cường tốc độ nhanh chóng của gió mặt trời từ các lỗ vành nhật hoa, kết hợp với đó là tác động của sự phóng năng lượng của chính vành.
Những nhiễu loạn này xuất hiện sẽ khiến quỹ đạo của các hạt plasma từ quyển bị nhiễu loạn. Những hạt plasma được nhắc đến chủ yếu là proton và electron, kết tủa vào tầng khí quyển phía trên - hay còn gọi là tầng nhiệt điện ngoài.
Hình ảnh giải thích về sự hình thành của cực quang trên bầu trời
Kết quả ở đây là sự ion hoá, và kích thích các thành phần khí quyển có khả năng phát ra ánh sáng có màu sắc phức tạp khác nhau. Hình dạng của cực quang xuất hiện trong các dải xung quanh của cả hai cực, cũng phụ thuộc đặc biệt vào lượng gia tốc truyền cho các hạt kết tủa.
Các hạt mang năng lượng từ mặt trời khi lao vào bầu khí quyển của trái đất với tốc độ cực lớn sẽ tương tác với bầu khí quyển. Tạo ra những dải ánh sáng nhiều màu sắc, tuyệt đẹp trên bầu trời như chúng ta đã thấy.
Trong thời gian hoạt động của mặt trời thấp, các vùng cực quang sẽ có sự dịch chuyển về phía các cực. Thời kỳ mặt trời hoạt động mạnh mẽ, cực quang thỉnh thoảng mở rộng đến vĩ độ trung bình trong chu kỳ của mình.
Cụ thể, cực quang đã được quan sát về phía nam tới vĩ độ 40 độ trên lãnh thổ Mỹ. Cực quang thường xuất hiện ở độ cao khoảng 100km trên bầu trời. Tuy nhiên, khoảng xuất hiện của cực quang có thể là từ 80km - 250km.
Cực quang rực rỡ nhất là ở 2 cực của trái đất
Cực quang thường được nhìn thấy ở các vùng cực thấp. Như Bắc Cực, Nam Cực. Để săn cực quang, mọi người cũng thường xuyên đến 2 vùng này để ngắm những màn trình diễn ánh sáng tuyệt diệu trên bầu trời.
Hàng năm, quãng thời gian tốt nhất để các nhà thám hiểm có thể xem cực quang chính là tháng 4 và tháng 9 hàng năm. Để ngắm cực quang đẹp và hùng vĩ, khoảng thời gian này mọi người nên đến Bắc Cực hoặc Nam Cực. Trong ngày, thời gian cực quang thường xuyên xuất hiện nhất là từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng hôm sau.
Khi đi săn cực quang, mọi người thường chú ý đến lịch của mặt trăng cũng như điều kiện thời tiết khu vực ra sao. Những ngày trăng tỏ, trăng tròn thường có ánh sáng rực rỡ chiếu rọi bầu trời đêm và ảnh hưởng đến cực quang. Ngày nhiều mây cũng là lúc bạn nên ở nhà, ánh sáng của cực quang không thể xuyên qua mây nên bạn sẽ không nhìn thấy được.
Những ngày không mây, không trăng là điều kiện tốt nhất để săn cực quang
Cực quang không chỉ xuất hiện trên trái đất, vì nó là một hiện tượng ánh sáng. Hầu hết các hành tinh trong hệ mặt trời, các vệ tinh tự nhiên, thậm chí là trên các sao lùn nâu, sao chổi quanh hệ mặt trời cũng thường xuyên xuất hiện cực quang.
Các nhà khoa học đã chứng minh, nếu một hành tinh bất kỳ có bầu khí quyển và từ trường, chúng có thể xuất hiện cực quang. Bằng máy móc hiện đại, con người cũng đã ghi nhận được hình ảnh cực quang ấn tượng tại sao Mộc, sao Thổ.
Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được ảnh hưởng xấu của cực quang đến sức khoẻ người xem. Tuy nhiên, một số ghi nhận cho thấy những tác động xấu của cực quang đến tầng ozon. Chính vì vậy các nhà khoa học rất lo lắng khi cực quang xuất hiện nhiều và liên tục.
Các nhà khoa học đang đưa ra nhiều nghi vấn về ảnh hưởng của hiện tượng cực quang đến tầng ozon
Như vậy, Vietchem đã giúp bạn tìm hiểu cực quang là gì và những điều liên quan đến cực quang. Hy vọng những thông tin này hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về 1 hiện tượng thiên nhiên độc đáo.
Bài viết liên quan
Yttrium là kim loại đất hiếm có đặc tính từ, quang học và dẫn điện đặc biệt, được ứng dụng trong laser, màn hình, gốm siêu bền và công nghệ năng lượng sạch. Tìm hiểu chi tiết về tính chất, ứng dụng và vai trò chiến lược của nguyên tố Yttrium.
0
Palladium – một kim loại hiếm và quý ít được biết đến trong đời sống hàng ngày, nhưng lại là “trái tim thầm lặng” của nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Từ bộ chuyển đổi khí thải trong ô tô, vi mạch điện tử, pin nhiên liệu cho đến các phản ứng hóa học then chốt, palladium giữ vai trò không thể thay thế nhờ vào tính chất xúc tác và dẫn điện vượt trội. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá toàn diện về palladium – từ đặc điểm kỹ thuật, ứng dụng, nguồn cung đến tiềm năng phát triển trong tương lai.
0
Beryllium – một nguyên tố kim loại nhẹ nhưng có độ cứng vượt trội, là vật liệu chiến lược không thể thiếu trong ngành hàng không vũ trụ, điện tử và công nghệ hạt nhân. Dù chỉ cần một lượng nhỏ, beryllium có thể tăng cường đáng kể hiệu suất và độ tin cậy của thiết bị trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Bài viết dưới đây sẽ đưa bạn đến cái nhìn toàn diện về beryllium: từ tính chất hóa học, nguồn gốc, ứng dụng công nghiệp cho đến tầm quan trọng của nó trong chiến lược công nghệ tương lai.
0
Zirconium – nguyên tố kim loại với vẻ ngoài không quá nổi bật nhưng lại sở hữu sức mạnh vượt trội về độ bền, khả năng kháng hóa chất và tính tương thích sinh học. Là vật liệu không thể thay thế trong ngành công nghiệp hạt nhân, zirconium đang âm thầm giữ vai trò cốt lõi trong hàng loạt công nghệ hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về zirconium: từ đặc tính hóa học, nguồn gốc, ứng dụng công nghiệp cho đến tiềm năng chiến lược trong tương lai.
0
MIỀN BẮC
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN TRUNG
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN NAM
Hóa chất thí nghiệm
0825 250 050
saleadmin808@vietchem.vn
MIỀN NAM
Thiết bị thí nghiệm
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Đinh Phương Thảo
Giám đốc kinh doanh
0963 029 988
sales@hoachat.com.vn
Đào Phương Hoa
Hóa Chất Công Nghiệp
0904 338 331
hoadao@vietchem.com.vn
Nguyễn Hải Thanh
Hóa Chất Công Nghiệp
0932 240 408 (0826).050.050
thanh801@hoachat.com.vn
Lê Thị Mộng Vương
Hóa Chất Công Nghiệp
0964 674 897
kd867@vietchem.vn
Trần Sĩ Khoa
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 851 648
cskh@drtom.vn
Mai Văn Đền
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 337 431
cskh@drtom.vn
Phạm Văn Trung
Hóa Chất Công Nghiệp
0918 986 544 0328.522.089
kd805@vietchem.vn
Nguyễn Thị Hương
Hóa Chất Công Nghiệp
0377 609 344 0325.281.066
sales811@vietchem.vn
Gửi bình luận mới
Gửi bình luận