• Thời gian đăng: 01:49:27 AM 25/03/2024
  • 0 bình luận

Đất phù sa | Đặc điểm, phân loại và ứng dụng trong nông nghiệp

Đất phù sa có vai trò quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp. Cây cối được trồng trên loại đất này sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. Vậy đất phù sa là gì? Những cây nào thích hợp trồng trên đất phù sa? Lời giải đáp sẽ có trong bài viết mà VietChem chia sẻ dưới đây.

1. Đất phù sa là gì?

Đất phù sa được hình thành do quá trình bồi đắp ở ven sông trong suốt thời gian dài. Đất sở hữu nhiều chất dinh dưỡng đa vi lượng và chất khoáng để tạo điều kiện tối ưu cho cây phát triển.

dat-phu-sa-1

Đất phù sa được hình thành do sự bồi đắp ở ven sông trong thời gian dài

2. Đặc điểm của đất phù sa

Đất phù sa có độ màu mỡ cao gấp nhiều lần so với đất trồng khác. Vì thế, đất phù sa thích hợp canh tác nông nghiệp với những đặc điểm chính sau:

2.1. Kết cấu đất

Đất được tạo thành từ các vật liệu rời rạc nên kết cấu kém, dễ bị cuốn trôi theo dòng nước. Tuy nhiên, đất phù sa ven sông có nhiều loại côn trùng sinh sống sẽ tạo độ thoáng khí, tơi xốp cho đất.

2.2. Kích thước hạt

Kích thước hạt của đất phù sa ở mức trung bình với sự pha trộn giữa đất sét và đất cát. Nhờ tính chất này nên đất giúp cây hút nước, bám rễ và cung cấp nhiều dưỡng chất để phát triển. Nhờ đó, cây sinh trưởng khỏe mạnh hơn và nâng cao năng suất nông nghiệp.

2.3. Khả năng giữ ẩm và thoát nước

Đất phù sa chứa thành phần tự nhiên, không lẫn tạp chất giúp khả năng giữ nước lâu. Đồng thời, lượng đất vừa phải nên tránh được tình trạng ngập úng hay làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. 

dat-phu-sa-2

Đất phù sa tơi xốp, giàu dưỡng chất

2.4. Đa dạng các chất dinh dưỡng

Thành phần của đất gồm nhiều hạt keo giúp duy trì ổn định nhiệt độ, độ ẩm và chất dinh dưỡng cho cây trồng. Các chất vô cơ, hữu cơ, khoáng chất tồn tại sẵn trong đất sẽ giúp cây phát triển mà không cần đến các loại phân bón. Nhờ đó, người trồng trọt sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí mà vẫn đảm bảo được năng suất cây trồng.

3. Phân loại đất phù sa

3.1. Đất phù sa sông Cửu Long

Đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40.000km2, chủ yếu được hình thành do quá trình bồi tụ của sông Mekong. Trong đó, nhóm đất phân bố dọc bờ sông Tiền và sông Hậu chiếm 30,4% tổng diện tích, tức là vào khoảng 1.184.857 ha. 

Đất phù sa khu vực này có dạng bằng phẳng hình thang, địa hình thấp với độ cao trung bình 2 – 3 mét so với mực nước biển. Vào mùa mưa, khu vực này không có đê ngăn lũ nên dễ xảy ra ngập úng diện rộng. Khi đó, đất sẽ có tính chất mặn và chua.

Đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long có giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp trồng nhiều loại cây khác nhau. Đất được bồi đắp hằng năm với diện tích rộng mang đến diện tích canh tác lớn cho con người sinh sống nơi đây.

dat-phu-sa-3

Đất phù sa thích hợp cho canh tác nông nghiệp

3.2. Đất phù sa sông Hồng

Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng có diện tích thứ hai cả nước vào khoảng 15.000 km2. Đất phù sa được hình thành trong quá trình bồi đắp của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình. 

Diện tích đất dùng trong nông nghiệp là 760.000ha, chiếm 51,2% diện tích toàn vùng. Trong số đó có tới 70% diện tích là đất màu mỡ, giàu dinh dưỡng thích hợp để canh tác và sản xuất nông nghiệp.

Địa hình của đất phù sa khu vực này thấp dần từ Tây, Tây Bắc về phía biển. Hệ thống đê ngăn lũ chia đất thành nhiều ô trong và ngoài đê. Đối với đất ở ngoài đê do được bồi tụ hàng năm nên màu mỡ và phì nhiêu. Đất trong đê thường sẽ cằn cỗi, bạc màu do không được bồi tụ bởi sông ngòi.

Tính chất đất ở đồng bằng sông Hồng khá màu mỡ với độ pH hơi kiềm. Trong đất chứa hàm lượng dinh dưỡng N, P, K cao và dễ phân hủy nên thích hợp trồng nhiều loại cây. 

dat-phu-sa-4

Đất phù sa thích hợp trồng nhiều loại cây như lúa, ngô, khoai, sắn, đậu…

3.3. Đất phù sa hệ thống sông khác

Đất phù sa sông khác như: Sông Mã, sông Thái Bình, sông Lam… chứa hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn so với khu vực sông Hồng. Với hàm lượng lân, đạm, mùn vừa phải, đất thích hợp trồng các loại cây lương thực.

4. Các loại cây trồng thích hợp trên đất phù sa

Đất phù sa màu mỡ với khả năng thoát nước tốt nhưng vẫn giữ được nguồn dinh dưỡng nhất định. Vì thế, đất phù sa thích hợp trồng cây gì nhận được nhiều sự quan tâm.

Theo đó, đất phù sa ngoài đê hay đất phù sa trong đê có thể trồng được đa dạng các loại cây. Bao gồm:

  • Trồng các loại cây họ đậu: Đậu phộng, đậu hà lan, đậu đen…
  • Đất thích hợp để trồng cây lương thực như lúa, khoai, sắn, ngô…
  • Trồng các loại cây công nghiệp: Bông, mía…
  • Trồng các loại cây ăn quả: Chanh, chôm chôm, măng cụt…
  • Trồng các loại hoa màu: Cà rốt, su hào, bắp cải, súp lơ…

Đất phù sa giàu dinh dưỡng, có tính chất tơi xốp và giữ ẩm tốt nên hỗ trợ phát triển tối ưu cho cây trồng. Hy vọng những chia sẻ của VietChem sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại đất này. Từ đó ứng dụng trong cuộc sống và công việc để mang lại hiệu quả cao.

Bài viết liên quan

Mạng tinh thể là gì? Cấu trúc, đặc điểm và ứng dụng

Mạng tinh thể là nền tảng của nhiều vật liệu trong tự nhiên và công nghiệp, từ kim cương lấp lánh đến silicon trong chip máy tính. Vậy mạng tinh thể là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá cấu trúc, đặc điểm nổi bật và những ứng dụng thú vị của mạng tinh thể trong đời sống.

0

Xem thêm

Dung nham là gì? Quá trình hình thành, đặc điểm và ứng dụng

Dung nham – một hiện tượng thiên nhiên đầy sức hút và bí ẩn. Được sinh ra từ lòng đất, dung nham không chỉ là dấu hiệu của các hoạt động núi lửa mà còn ẩn chứa nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống con người. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá quá trình hình thành, đặc điểm nổi bật, và những ứng dụng thú vị của dung nham.

0

Xem thêm

Đá magma được hình thành như thế nào? Khám phá đặc điểm và vai trò

Đá magma, một trong ba loại đá chính của Trái Đất, được hình thành từ sự nguội lạnh và kết tinh của magma nóng chảy. Với quá trình hình thành đặc biệt và tính chất đa dạng, đá magma không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc địa chất mà còn mang lại nhiều giá trị ứng dụng trong xây dựng, nghiên cứu và công nghiệp. Cùng khám phá chi tiết về quá trình hình thành, phân loại, và vai trò của loại đá này!

0

Xem thêm

Tìm hiểu về đá trầm tích | Đặc điểm, phân loại và vai trò trong cuộc sống

Đá trầm tích là một phần quan trọng trong chu kỳ địa chất của Trái Đất, chứa đựng nhiều bí mật về lịch sử tự nhiên và sự sống. Với sự đa dạng về hình thái và công dụng, đá trầm tích không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn đóng góp lớn vào xây dựng, năng lượng và nghiên cứu khoa học. Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, cách hình thành và vai trò của loại đá đặc biệt này trong bài viết dưới đây!

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Đào Phương Hoa

Đào Phương Hoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0904 338 331

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Thiên Bảo

Thiên Bảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0939 702 797

Trương Mỷ Ngân

Trương Mỷ Ngân

Hóa Chất Công Nghiệp

0901 041 154

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Phương Hoa : 0904 338 331 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544