• Thời gian đăng: 09:07:54 AM 08/01/2021
  • 1 bình luận

Rượu có những tính chất, tác dụng gì? Cách tính độ rượu đơn giản

Rượu là khái niệm quá quen thuộc trong đời sống của mỗi chúng ta, thế nhưng liệu bạn đã hiểu rõ những tính chất của chúng, cách tính độ rượu là gì và những lợi ích nào rượu mang lại nếu như chúng ta sử dụng đúng liều lượng? Bài viết này VIETCHEM sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông tin hữu ích về rượu, hãy cùng theo dõi nhé!

1. Rượu là gì? Thành phần hóa học của rượu

Rượu là một hợp chất hữu cơ chứa nhóm -OH gắn vào một nguyên tử cacbon, cacbon lại gắn với một nguyên tử hiđrô hay các bon khác. Còn trong đời sống thường ngày, chúng là những đồ uống có chứa cồn được sử dụng rộng rãi hiện nay. 
 
Thành phần hóa học của rượu gồm có: Nước, ethanol và các tạp chất khác. Phần tạp chất bao gồm rượu bậc cao, các độc tố như methanol, aldehyt, fufurol…. có hại cho cơ thể con người. 
Rượu là gì? Thành phần hóa học của rượu
Rượu là gì? Thành phần hóa học của rượu

2. Những đặc điểm tính chất của rượu 

2.1 Tính chất vật lý của rượu

  • Là một chất lỏng không màu, trong suốt, mùi thơm dễ chịu và đặc trưng, vị cay, nhẹ hơn nước.
  • Khối lượng riêng 0,7936 g/ml ở 15 độ C.
  • Chất dễ bay hơi, sôi ở nhiệt độ 78,39 độ C.
  • Hóa rắn ở -114,15 độ C.
  • Tan trong nước vô hạn, tan trong ete và clorofom, hút ẩm, dễ cháy, khi cháy không có khói và ngọn lửa có màu xanh da trời.
Tính chất vật lý của rượu

Tính chất vật lý của rượu

2.2 Những tính chất hóa học của rượu

2.2.1 Rượu Etylic C2H5OH phản ứng với oxi

Rượu etylic dễ cháy, khi cháy không có khói và ngọn lửa có màu xanh da trời, toả khá nhiều nhiệt. Có phương trình phản ứng như sau: 

C2H5OH + 3O2 →to   2CO2 + 3H2O

2.2.2 Rượu Etanol C2H5OH tác dụng với Na, NaNH3

Etanol chỉ tác dụng với Na hay NaNH2. Phương trình phản ứng: 

2C2H5OH + Na → 2C2H5ONa  + H2↑

C2H5-OH + NaNH2 → C2H5-ONa + NH3

2.2.3 Rượu Etanol C2H5OH phản ứng với axit axetic

Tổng quát phản ứng este hóa:

ROH + R’COOH ↔ R’COOR + H2O

Phản ứng được thực hiện trong môi trường axit và đun nóng. Phản ứng có tính thuận nghịch nên chú ý đến chuyển dịch cân bằng.

C2H5OH + CH3COOH   ↔ CH3COOC2H5 + H2O

3. Rượu có tác dụng gì?  

Nếu lạm dụng rượu và uống với liều lượng lớn sẽ gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu uống ở mức độ hợp lý rượu có thể đam lại những lợi ích không ngờ. 

3.1 Làm dịu căng thẳng

Rượu giúp chống căng thẳng, ức chế ảnh hưởng của những lo lắng.

Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng giúp an thần, làm dịu căng thẳng tức thời và bảo vệ cơ thể khỏi những tác động xấu của căng thẳng dài hạn.
 
Rượu giúp làm dịu căng thẳng
Rượu giúp làm dịu căng thẳng


3.2 Tốt cho hệ tim mạch

Khi uống rượu vừa phải, đúng liều lượng có thể giúp giảm từ 25-40% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và xơ cứng động mạch. Vì rượu góp phần làm tăng nồng độ cholesterol tốt trong máu, tuy nhiên nếu uống rượu quá liều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Rượu tốt cho hệ tim mạch
Rượu tốt cho hệ tim mạch

3.3 Giúp ngăn ngừa sỏi thận

Với những người có thói quen uống rượu điều độ sẽ giảm 33% nguy cơ mắc phải bệnh sỏi thận. Bởi trong rượu có chứ caffeine tương tự như trà hay cà phê, làm cho cơ thể đi tiểu nhiều hơn, giúp loại sạch những tinh thể nhỏ tích tụ thành sỏi thận.

3.4 Giúp cải thiện đời sống tình dục

Trong một kết quả nghiên cứu đã được công bố rằng phụ nữ uống từ một đến 2 ly rượu vang đỏi mỗi ngày sẽ có nhiều ham muốn và hài lòng với đời sống tình dục hơn. Bởi uống rượu sẽ làm tăng nồng độ testosteron và giúp cho cả nam và nữ sẽ có nhiều hưng phấn khi quan hệ.

Tuy nhiên, nếu phụ nữ uống quá nhiều sẽ không hề tốt, không nhận được điều gì khác biệt trong đời sống tình dục và đàn ông cũng có thể bị giảm ham muốn.

3.5 Tốt cho trí não

Nếu như uống rượu vài lần/tuần có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer. Thực tế, trong một chế độ ăn nổi tiếng được thiết kế để làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer - được gọi là chế độ ăn MIND, rượu vang được coi là một trong 10 thức ăn bổ dưỡng cho não bộ. Ngoài ra, rượu giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ khá hiệu quả. 
Rượu tốt cho trí não

Rượu tốt cho trí não


3.6 Giúp cân bằng đường huyết

Đồ uống có cồn có thể cải thiện việc dung nạp đường, nếu như uống rượu ở mức độ hợp lý sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn so với người không uống rượu và người uống rượu quá nhiều.

4. Cách tính nồng độ rượu

Công thức độ rượu được tính như sau:

công thức tính độ rượu

Trong đó:

- V(ruou) là thể tích rượu nguyên chất

- V(ruou+nuoc) là thể ích dung dịch rượu

  • Ví dụ 1: Trong 100 ml rượu 40 độ cồn thì sẽ chứa 40ml rượu nguyên chất và 60ml nước.
  • Ví dụ 2: Trong 100 ml rượu 45 độ thì chứa 45 ml rượu nguyên chất còn lại là 55 ml nước.

Những nhân viên pha chế cần nắm rõ công thức tính nồng độ rượu là bao nhiêu để từ đó chọn loại rượu phù hợp pha chế ra các loại nước uống an toàn với sức khỏe của con người.

5. Uống rượu đúng cách như thế nào? 

Uống rượu đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích và tốt cho sức khỏe như sau: 
  • Khi uống rượu nên uống từ từ, chậm rãi để giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, đồng thời có thời gian để gan kịp oxy hóa, có thể dùng trà đặc để giải rượu.
  • Khi đang uống rượu, không nên dùng chung với các loại bánh kẹo ngọt và thức ăn cay nóng, kể cả việc hút thuốc khi uống rượu cũng cần hạn chế bởi sẽ rất dễ bị mệt và tinh thần không được tỉnh táo.
  • Tuyệt đối không pha rượu: Không nên pha rượu với bia hoặc các chất kích thích khác vì rất dễ gây ngộ độc như buồn nôn, chóng mặt,...thậm chí có nguy cơ bị tử vong do nồng độ cồn trong máu tăng quá cao. 
  • Thời lượng uống rượu: Mỗi ngày, người dùng chỉ nên uống một lon bia 330ml (tức khoảng 5% alcohol) hoặc 100ml rượu vang (tức khoảng 12%), 30ml whisky (tức khoảng 40% alcohol). Đối với nam giới chỉ nên uống ít hơn 2 đơn vị cồn/ngày, còn với nữ giới dưới 1 đơn vị cồn/ngày.
  • Những đối tượng đang dùng aspirin, không nên uống rượu bởi có thể gây chảy máu dạ dày khi đói, nồng độ cồn trong máu sẽ tăng nhanh. Trường hợp nếu phải điều trị bằng thuốc aspirin thì không được uống rượu.
  • Không sử dụng đồng thời cả rượu và cafein: Rượu làm giảm hoạt động của não, giảm huyết áp, giảm khả năng phán đoán. Còn cafein gây kích thích tăng huyết áp, nhịp tim. Khi kết hợp cả hai không có sự trung hòa giữa chất gây ức chế và chất kích thích có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bị ngộ độc.
  • Khi uống rượu nên ăn rau xanh để làm loãng nồng độ cồn trong rượu. Nên uống nước lọc trước khi uống rượu. Đồ ăn có nhiều protein sẽ làm chậm quá trình hấp thụ rượu vào máu.
Rượu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu như bạn uống chúng ở mức độ hợp lí. Ngược lại, nếu như bạn uống quá nhiều thì cơ thể phải chịu những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh

 

 
 

Bài viết liên quan

Chất bảo quản Natamycin | Công dụng, cách dùng và những lưu ý quan trọng

Natamycin là một trong những chất bảo quản tự nhiên được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm nhờ khả năng ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc mà không ảnh hưởng đến hương vị hay chất lượng sản phẩm. Được FDA và EFSA công nhận là an toàn, Natamycin là giải pháp lý tưởng giúp kéo dài thời gian bảo quản phô mai, thịt chế biến và bánh ngọt. Cùng tìm hiểu sâu hơn về cơ chế hoạt động, cách sử dụng và những lưu ý quan trọng khi dùng Natamycin trong thực phẩm!

0

Xem thêm

Guar Gum là gì? Thành phần, công dụng và vai trò trong ngành thực phẩm

Guar gum là một trong những phụ gia thực phẩm tự nhiên quan trọng, giúp cải thiện độ đặc, ổn định cấu trúc và kéo dài thời gian bảo quản của nhiều sản phẩm. Được sử dụng phổ biến trong ngành sữa, bánh kẹo, nước sốt và thực phẩm chế biến sẵn, guar gum mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Bên cạnh đó, nó còn có giá trị trong y học và công nghiệp khác. Hãy cùng khám phá chi tiết về thành phần, công dụng và cách sử dụng guar gum để tối ưu hiệu quả trong sản xuất thực phẩm!

0

Xem thêm

Hoạt độ nước (Aw) là gì? Ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm

Hoạt độ nước (Aw) đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Việc kiểm soát Aw giúp ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật, giảm nguy cơ hư hỏng và kéo dài thời gian bảo quản. Vậy Aw ảnh hưởng đến sản phẩm như thế nào, và làm sao để kiểm soát hiệu quả? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây!

0

Xem thêm

Hóa chất nguy hiểm là gì? Phân loại và các lưu ý khi tiếp xúc

Hóa chất nguy hiểm là gì? Tìm hiểu chi tiết các loại hóa chất độc hại, tác động đến sức khỏe và môi trường, cùng những cách phòng tránh hiệu quả.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

An
14:22:34 PM 22/01/2021

Bây giờ mới biết một ngày nên uống bao nhiêu rượu là tốt. Chứ mình thấy bây giờ mn toàn uống quá nhiều luôn á..

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Lý Thị Dung

Lý Thị Dung

Hóa Chất Công Nghiệp

0862 157 988

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Lê Thị Mộng Vương

Lê Thị Mộng Vương

Hóa Chất Công Nghiệp

0964 674 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Trần Sĩ Khoa

Trần Sĩ Khoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 851 648

Mai Văn Đền

Mai Văn Đền

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 337 431

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Lý Dung : 0862 157 988 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544