• Thời gian đăng: 16:55:27 PM 22/07/2021
  • 0 bình luận

Độ tan là gì? Cách đọc, ghi nhớ bảng tính tan đơn giản nhất

Trong hóa học, khi tìm hiểu về tính chất vật lý chắc hẳn chúng ta đều thấy xuất hiện yếu tố độ tan. Hãy cùng VIETCHEM đi tìm hiểu độ tan là gì, công thức tính độ tan và những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến độ tan của một chất, qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

I. Độ tan là gì?

1. Khái niệm về độ tan

- Độ tan hay độ hòa tan là đại lượng đặc trưng cho khả năng hòa tan của một chất (rắn, lỏng hay khí) vào dung môi để tạo thành một dung dịch đồng nhất. Hay còn được hiểu đó chính là số gam của chất đó hòa tan vào trong 100g dung môi (thường là nước) để tạo ra một dung dịch bão hòa tại một điều kiện nhiệt độ cho trước.

Độ tan là gì

Độ tan là gì?

- Người ta thường dựa vào đặc trưng này để xác định chất đó là chất tan hay không tan:

  • Nếu 100g nước hòa tan được trên 10g chất thì nó sẽ là chất tan hay chất dễ tan
  • Nếu 100g nước hòa tan được dưới 1g chất thì đó là chất ít tan
  • Nếu 100g nước chỉ hòa tan được dưới 0,01g chất thì chúng được gọi là chất không tan

2. Tính tan của muối, axit, bazơ trong nước

- Hầu hết các axit đều tan trong nước, ngoại trừ axit silixic (H2SiO3)

- Phần lớn các bazơ không tan trong nước, trừ NaOH, Ba(OH)2, KOH,… và Ca(OH)2 ít tan

- Muối:

  • Tất cả các muối Na, K, muối nitrat (-NO3) đều tan trong nước. 
  • Đa số các muối clorua và sunfat đều tan được.
  • Phần lớn muối cacbonat sẽ không tan.

II. Công thức tính độ tan là gì?

- Độ tan được xác định theo công thức:

S = (mct/mdm) x 100

Trong đó:

  • S là ký hiệu của độ tan
  • mct là khối lượng của chất tan
  • mdm là khối lượng của dung môi

Ví dụ: Hãy xác định độ tan trong nước của muối Na2CO3 (khi ở 18 độ C). Biết rằng, khi ở nhiệt độ này, nếu hòa tan hết 53g Na2CO3 trong 250g nước thì sẽ thu được dung dịch bão hòa. 

Độ tan của muối Na2CO3 là: SNa2CO3 = 53 x 100/ 250 = 21,2g. 

Làm thế nào để tính được độ tan của một chất

Làm thế nào để tính được độ tan của một chất

- Từ công thức trên, chúng ta cũng có thể suy ra được mối quan hệ giữa độ tan của một chất và nồng độ phần trăm dung dịch bão hòa của chúng ở một nhiệt độ xác định:

C% = 100 x S/ (100 + S)

Độ tan càng nhỏ tương ứng với chất càng ít tan và ngược lại. 

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất

1. Nhiệt độ

  • Đối với chất khí, độ tan của nó trong dung môi tỷ lệ nghịch với nhiệt độ. Vì vậy, chúng ta có thể loại bỏ các chất khí như O2, CO2 ra khỏi dung môi bằng cách tiến hành đun nóng mà không làm biến đổi, phân hủy các chất, không những thế còn giữ được độ ổn định cho dược chất.
  • Đối với chất rắn thu nhiệt, nhiệt độ càng cao thì độ tan sẽ càng lớn. Còn đối với chất rắn tỏa nhiệt khi hòa tan thì nhiệt độ càng cao độ tan sẽ càng giảm.

2. Áp suất (đối với chất khí)

Theo định luật Henry, các chất khí với độ tan nhỏ và áp suất không quá cao thì lượng chất khí hòa tan trong một thể tích chất lỏng xác định sẽ tỷ lệ thuận với áp suất của nó trên một bề mặt chất lỏng ở nhiệt độ không đổi. Vì vậy, nếu tăng áp suất, độ tan của chất khí sẽ được tăng lên và ngược lạ.

3. Độ phân cực của chất tan và dung môi

  • Các chất phân cực dễ tan trong những dung môi phân cực như nước, kiềm, axit vô cơ, dung dịch muối,…
  • Những chất ít phân cực dễ tan trong các dung môi hữu cơ kém phân cực như chloroform, toluene, benzene, dicloromethan,…

4. Dạng thù hình

Các chất rắn dạng vô định hình sẽ có độ tan lớn hơn so với chất rắn dạng tinh thể. Nguyên nhân là do ở dạng kết tinh có cấu trúc mạng lưới tinh thể tương đối bền vững. Do vậy, nó cần nhiều năng lượng để có thể phá vỡ cấu trúc hơn. Tuy nhiên, chất rắn dưới dạng vô định hình không ổn định như dạng tinh thể và thường có xu hướng chuyển sang dạng tinh thể.

5. Hiện tượng hydrat hóa

Trong quá trình kết tinh, chất rắn có thể tồn tại dưới dạng khan hoặc ngậm nước. So với dạng ngậm nước, chất rắn ở dạng khan có độ tan lớn hơn.

6. Hiện tượng đa hình

Tùy vào điều kiện xảy ra kết tinh mà một chất rắn có thể có các dạng tinh thể khác nhau như đồng kết tinh, hydrat,.. cùng với các tính chất vật lý và độ tan trong dung môi là không giống nhau. Đối với những tinh thể kém bền sẽ cần ít năng lượng trong phá vỡ cấu trúc nên dễ tan hơn.

7. Độ pH của dung dịch

  • Khi kiềm hóa dung môi, độ tan của axit yếu sẽ tăng lên
  • Nếu axit hóa dung môi, các chất kiềm yếu sẽ có độ tan tăng lên
  • Đối với những chất lưỡng tính, độ pH càng gần điểm đẳng điện thì độ tan sẽ càng giảm và ngược lại,

8. Chất điện ly

Chất điện ly trong dung dịch có khả năng làm giảm độ tan của các chất tan nên cần lưu ý pha loãng chất điện ly trước khi hòa vào dung dịch.

9. Các ion cùng tên

Khi nồng độ của các ion cùng tên tăng lên, cân bằng điện ly của chất tan sẽ dần chuyển dịch về hướng phân tử ít tan và làm giảm đi độ tan của chất. Vì vậy, để thực hiện việc hòa tan, cần tiến hành với những chất ít tan trước, sau đó mới là các chất dễ tan.

10. Hỗn hợp dung môi

Khi kết hợp các hỗn hợp dung môi đồng tan cùng với nước như glycerin-ethanol-nước thì độ tan của những chất khó tan sẽ tăng lên.

IV. Bảng tính tan hóa học của một số chất

Bảng tính tan của muối, axit, bazơ

Bảng tính tan của muối, axit, bazơ

Bảng tính tan của hiđro cùng các kim loại

Bảng tính tan của hiđro cùng các kim loại

Trong đó:

  • T: chất dễ tan
  • I: Chất ít tan
  • K: Chất không tan
  • B: Chất bay hơi
  • (-): chất không tồn tại hoặc sẽ bị nước phân hủy

V. Hướng dẫn cách đọc bảng tính tan đơn giản nhất

- Bảng tính tan gồm có các hàng là các anion gốc axit (OH-) và các cột là các cation kim loại. Với tùy từng chất cụ thể, chúng ta sẽ xác định ra ion dương và âm, sau đó dóng theo hàng và cột tương ứng để biết được trạng thái của chất đó tại một ô.

- Có thể tham khảo cách học bảng tính tan thông qua bài thơ như:

Cách nhớ bảng tính tan bằng thơ

Cách nhớ bảng tính tan bằng thơ

Cách ghi nhớ bảng tính tan:

Hợp chất

Tính chất

Trừ

Axit (xem ở cột ion H+ cùng anion gốc axit tường ứng)

Tan

H2SiO3

Bazơ (xa ở hàng in OH- cùng các cation tương ứng)

Không tan

NaOH, KOH, LiOH, Ca(OH)2, NH4OH, Ba(OH)2

- Muối liti

- Muối natri

- Muối Kali

- Muối amoni

Tan

 

- Muối bạc

Không tan (AgCl)

AgNO3, CH3COOAg

- Muối nitrat

- Muối axetat

Tan

 

- Muối clorua

- Muối bromua

- Muối iotua

Tan

- AgCl: kết tủa trắng

- AgBr: kết tủa vàng nhạt

- Agl: kết tủa vàng

- PbCl2, PbBr2, Pbl2

- Muối sunfat

Tan

- BaSO4, PbSO4, CaSO4: kết tủa trắng

- Ag2SO4: ít tan

- Muối sunfit

- Muối cacbonat

Không tan

Muối của kim loại kiềm cùng amoni NH4+

- Muối sunfua

Không tan

Muối của kim loại kiềm, kiềm thổ cùng amoni NH4+

- Muối photphat

Không tan

Muối, Na+, K+ và amoni NH4+

Trên đây là những thông tin cơ bản về độ tan là gì, công thức tính cũng như cách ghi nhớ tính tan đơn giản nhất, hy vọng với bài viết này bạn đọc đã có thêm cho mình những tài liệu tham khảo bổ ích. Liên hệ với VietChem thông qua số hotline 0826 010 010 nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan nhé.

Bài viết liên quan

Isopren | Tính chất, ứng dụng, so sánh với một số hóa chất khác

Isopren, hay 2-methyl-1,3-butadien, là một hợp chất hóa học quan trọng, giữ vai trò cốt lõi trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Từ sản xuất cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp đến các ứng dụng trong dược phẩm và hóa mỹ phẩm, isopren xuất hiện trong hầu hết các sản phẩm thiết yếu của cuộc sống. Nhờ vào tính chất hóa học độc đáo và khả năng ứng dụng rộng rãi, isopren ngày càng được nghiên cứu và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các vật liệu thân thiện với môi trường và bền vững. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về nguồn gốc, tính chất, ứng dụng của isopre.

0

Xem thêm

Hydroquinone là gì? Công dụng và lưu ý sử dụng an toàn

Hydroquinone là một trong những hợp chất quan trọng và phổ biến nhất trong lĩnh vực mỹ phẩm, y học và công nghiệp hóa học. Với khả năng làm sáng da và điều trị các tình trạng sắc tố, hydroquinone đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều người muốn cải thiện làn da. Tuy nhiên, việc sử dụng hydroquinone cũng tiềm ẩn một số rủi ro và cần được hiểu rõ trước khi áp dụng.

0

Xem thêm

Butadien (C₄H₆) | Tầm quan trọng và ứng dụng trong ngành công nghiệp hóa chất

Butadien (C₄H₆) là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm hydrocarbon với cấu trúc hóa học độc đáo, bao gồm hai liên kết đôi trong một mạch carbon gồm bốn nguyên tử. Là một hóa chất nền tảng của ngành công nghiệp hóa chất, butadien không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất polymer và cao su tổng hợp mà còn là nguyên liệu cho hàng loạt sản phẩm thiết yếu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về đặc điểm, quy trình sản xuất và ứng dụng nổi bật của butadien

0

Xem thêm

Tìm hiểu về Axit Butyric, Ứng dụng quan trọng trong các ngành công nghiệp

Axit Butyric, hay còn gọi là acid butyric, là một axit béo chuỗi ngắn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Từ vai trò trong ngành thực phẩm như tạo hương và chất bảo quản, đến tác dụng hỗ trợ sức khỏe đường ruột trong y học, axit butyric đang ngày càng khẳng định vị trí của mình. Hãy cùng khám phá sâu hơn về hợp chất hóa học độc đáo này và tiềm năng phát triển trong tương lai!

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Vũ Thị Thảo

Vũ Thị Thảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0981 370 380

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Thiên Bảo

Thiên Bảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0939 702 797

Trương Mỷ Ngân

Trương Mỷ Ngân

Hóa Chất Công Nghiệp

0901 041 154

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Vũ Thảo : 0981 370 380 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544