• Thời gian đăng: 16:18:01 PM 05/08/2021
  • 0 bình luận

Dụng cụ thủy tinh là gì? Tìm hiểu những đặc điểm và lưu ý khi bảo quản

Dụng cụ thủy tinh là gì? Chúng cần phải đạt được những yêu cầu gì cùng đặc điểm ra sao? Có những loại nào phổ biến và ứng dụng như thế nào? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau của VietChem nhé.

Dụng cụ thủy tinh là gì?

Dụng cụ thủy tinh là những sản phẩm được làm từ thủy tinh như ống nghiệm, ống đong, bình định mức, cốc thủy tinh, bình tam giác, pipet,…

Chúng được ứng dụng trong các phòng thí nghiệm hóa học vi sinh hay sinh hoạc môi trường hoặc trong những trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định và các công ty về dược phẩm, thực phẩm,…

Dụng cụ thủy tinh là gì

Dụng cụ thủy tinh là gì

Những đặc điểm của dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm

- Các dụng cụ thí nghiệm thủy tinh được sử dụng để phân tích chính xác hàm lượng chất cùng thực hiện định tính, định lượng của những thành phần có trong dung dịch cần kiểm tra.

- Cần đảm bảo có tính chống chịu tốt, chịu được nhiệt độ cao, sốc nhiệt và tuổi thọ cao cùng độ bền lâu dài cũng như an toàn cho người sử dụng

- Có khả năng chịu hóa chất: thường là thủy tinh trung tính chịu được hầu hết các loại hóa chất và dung dịch ăn mòn mạnh tại nhiệt độ cao (trừ HF là dung dịch axit với độ ăn mòn cao thậm chí là ở nồng độ thấp)

- Thường làm từ thủy tinh borosilicate, thạch anh hoặc oxit silic nấu chảy, cho tính bền vững hóa học cao cùng hệ số giãn nở thấp hơn các loại khác.

- Cần được vệ sinh sạch sẽ về mặt hóa học và vi sinh vật học, do đó cần thực hiện rửa sạch, khử trùng dụng cụ trước và sau khi sử dụng.

Dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm cần có khả năng chịu hóa chất, chịu nhiệt cao,...

Dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm cần có khả năng chịu hóa chất, chịu nhiệt cao,...

Các loại dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm phổ biến

Dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm phổ biến

Đặc điểm

Ống nghiệm thủy tinh

- Đây là loại dụng cụ được sử dụng để đựng hóa chất và thực hiện những thí nghiệm giữa các loại hóa chất với nhau

- Chúng được đậy kín bằng bông chuyên dụng không thấm nước, silicon, nắm nhôm hay inox

Pipet thủy tinh

- Là dụng cụ dùng trong đo lường và hút dung dịch cho độ chính xác tuyệt đối

- Có hai loại cơ bản là thủ công và tự động:

+ Pipet thủ công: là loại sử dụng lực từ quả bóp hút an toàn ba van hay quả bóp cao su

+ Pipet tự động: sử dụng lực từ van hút tự động

Cốc đong

- Được sử dụng trong chứa hóa chất với độ dài thành bình đồng nhất phù hợp với các ứng dụng có nhiệt độ cao cùng chịu lực tốt.

- Trên mỗi cốc sẽ có thang chia vạch rõ ràng cùng thông tin của nhà cung cấp được trắng men trắng với độ bền cao.

- Thông thường, chúng được thiết kế với dạng có mỏ để cho người dùng có thể dễ dàng rót dung dịch theo ý muốn. Tuy nhiên, đôi khi ở một số loại cốc đong không có mỏ

Bình thủy tinh

- Một số bình thủy tinh trong phòng thí nghiệm như bình tam giác, bình cầu, bình định mức,… với kích thước đa dạng dùng để chứa các dung dịch hóa học hay môi trường nuôi cấy vi sinh, sử dụng trong những phản ứng hóa học thông thường hoặc trong phản ứng xúc tác nhiệt tùy thuộc vào loại bình.

- Dụng cụ này có dung tích từ 50ml – 10 lít tùy mục đích sử dụng

Chai chứa

- Dụng cụ để lưu trữ, vận chuyển và bảo quản an toàn những mẫu hóa chất dạng bột. Nó có thể thay thế nhựa để lưu trữ các loại hóa chất có khả năng ăn mòn nhựa plastic

Đũa thủy tinh

- Sản phẩm có kích thước khoảng 10 – 20 – 30cm mang đến khả năng chịu nhiệt tốt và không bị ăn mòn bởi các chất hóa học, có thể dùng lại nhiều lần.

- Là dụng cụ không thể thiếu trong những thao tác hóa học để khuấy dung dịch trong thí nghiệm hóa học, có khả năng chịu nhiệt lên tới 1200 độ C trong suốt quá trình thực hiện phản ứng hóa học.

Buret chuẩn độ

- Sử dụng trong những thí nghiệm chuẩn độ giúp xác định nồng độ các chất.

- Được thiết kế với một chiếc khóa nhựa PTFE dễ điều chỉnh, có độ bền cao và thang chia vạch dễ đọc

Bình tam giác dùng để chứa dung dịch hóa học trong các thí nghiệm

Bình tam giác dùng để chứa dung dịch hóa học trong các thí nghiệm

Bảo quản dụng cụ thí nghiệm thủy tinh như thế nào?

- Tất cả các dụng cụ thí nghiệm thủy tinh cần được vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận và làm khô trước và sau khi sử dụng

+ Trong xử lý dụng cụ:

  • Với những loại chưa sử dụng cần ngâm cùng nước hoặc dung dịch axit sunfuric loãng trong khoảng thời gian 24 tiếng, sau đó rửa sạch bằng xà phòng và nước cho đến khi kết quả kiểm tra đạt độ pH trung tính
  • Với các dụng cụ đã qua sử dụng, trước khi rửa cần thực hiện khử trùng bằng hơi nước áp suất cao trong nồi hấp vô trùng để loại bỏ các bào tử hay vi rút gây bệnh.

+ Rửa

  • Sau khi đã hoàn thành việc xử lý dụng cụ cần tráng chúng với nước để loại bỏ cặn bẩn
  • Sau đó dùng giấy nhám thấm xà phòng hoặc cồn để lau những ký hiệu đã ghi trên thân sản phẩm bằng bút dạ
  • Cuối cùng dùng chổi rửa chuyên dụng thấm xà phòng để cọ kỹ phần lòng dụng cụ rồi sử dụng khăn mềm lau sạch bên ngoài.
  • Lưu ý: đối với pipet cần ngâm chúng trong dung dịch sulfocromic 24 giờ và thực hiện rửa thủ công dưới vòi nước cùng xà phòng và tránh lại bằng nước cất. Với những dụng cụ dính cặn bẩn hay dầu mỡ hãy ngâm trong sunfocromic từ 2-3 tiếng rồi mới rửa.

+ Khử trùng

  • Dùng tủ sấy: xếp các dụng cụ vào tủ sấy và duy trì nhiệt độ từ 160 – 180 độ C trong khoảng 1 giờ. Lấy dụng cụ ra sau khi tủ đã trở về nhiệt độ thường và thực hiện cất đúng nơi quy định
  • Sử dụng nồi hấp tiệt trùng: dùng ở nhiệt độ 120 – 125 độ C trong khoảng 30 phút, sau đó tiến hành sấy khô và lấy chúng cất vào đúng nơi quy định
Cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ thủy tinh trước và sau khi sử dụng

Cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ thủy tinh trước và sau khi sử dụng

- Nếu sản phẩm sau khi đã khử trùng mà không sử dụng ngay thì cần cho vào túi PE và bảo quản trong tủ kín, sạch sẽ, khô ráo.

- Đối với que gạt hay que cấy thủy tính,… nên dùng ngay trong vòng 1 ngày sau khi thực hiện khử trùng. Với đĩa petri là 3 ngày và các sản phẩm ống nghiệm, bình định mức hay bình tam giác,.. khoảng từ 7 – 10 ngày. Những dụng cụ đã quá lâu cần tiến hành khử trùng lại trước khi dùng.

- Dụng cụ thủy tinh rất dễ bị rạn nứt, vỡ trước tác dụng của ngoại lực và tạo thành những góc cạnh sắc gây nguy hiểm, có thể làm tổn thương nếu sơ ý khi dọn dẹp. Vì vậy, tất cả các dụng cụ này khi thực hiện loại thải cần được khử trùng cùng phân loại vào thùng rác chuyên dụng.

Dụng cụ thủy tinh khi vỡ với các cạnh sắc có thể gây nguy hiểm nên cần cẩn thận lưu ý khi thu dọn

Dụng cụ thủy tinh khi vỡ với các cạnh sắc có thể gây nguy hiểm nên cần cẩn thận lưu ý khi thu dọn

Gợi ý địa chỉ bán dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm giá tốt, chất lượng

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mẫu các dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm thì VietChem là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Tại đây, chúng tôi có đa dạng các dụng cụ và thiết bị phòng thí nghiệm từ kích thước, thương hiệu mà giá thành các sản phẩm đều rất phải chăng, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của khách hàng trên cả nước.

Với những thông tin trên, hy vọng VietChem đã giúp quý bạn đọc hiểu hơn về dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi có nhu cầu mua và sử dụng theo đường dây nóng 0826 010 010 hoặc nhắn tin trực tiếp trên website vietchem.com.vn nhé. 

Bài viết liên quan

Cân Bằng Phương Trình NaCl + H2O và Khám Phá Những Ứng Dụng Thực Tiễn

NaCl + H2O → NaOH + Cl2 + H2 | NaCl ra NaOH VIETCHEM hướng dẫn chi tiết cách cân bằng phương trình điện phân NaCl + H2O. Khám phá ứng dụng thực tế của NaOH

0

Xem thêm

Thủy Ngân (Hg): Toàn Tập về Đặc Tính, Độc Tính & Ứng Dụng

Tìm hiểu Hg (Thủy ngân) là gì, các dạng độc tính, ứng dụng trong công nghiệp, y tế và biện pháp an toàn từ chuyên gia hóa chất VIETCHEM 20 năm kinh nghiệm.

0

Xem thêm

Sợi Thủy Tinh Có Độc Không? Rủi Ro, Mức Độ Độc Hại & Cách Dùng An Toàn

Giải đáp từ chuyên gia: Sợi thủy tinh hiện đại có độc không. Tìm hiểu tác động kích ứng thực tế, so sánh khoa học và các biện pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe

0

Xem thêm

Vật Liệu Composite Là Gì? A-Z Về Cấu Tạo, Phân Loại & Ứng Dụng

Tìm hiểu tất tần tật về vật liệu composite: cấu tạo nền-cốt, các loại phổ biến (FRP, Carbon), ưu nhược điểm & ứng dụng đột phá. Bài viết chuyên sâu từ VIETCHEM.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Lý Thị Dung

Lý Thị Dung

Hóa Chất Công Nghiệp

0862 157 988

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Lê Thị Mộng Vương

Lê Thị Mộng Vương

Hóa Chất Công Nghiệp

0964 674 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Thiên Bảo

Thiên Bảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0939 702 797

Trương Mỷ Ngân

Trương Mỷ Ngân

Hóa Chất Công Nghiệp

0901 041 154

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963029988 Hà Nội - Mr. Viết Hải : 0865181855 HCM : 0826050050 Cần Thơ : 0971252929 Đà Nẵng : 0918986544