• Thời gian đăng: 09:26:59 AM 10/06/2023
  • 0 bình luận

Dung môi hữu cơ là gì? Các loại dung môi hữu cơ phổ biến trong công nghiệp

Dung môi hữu cơ có mặt xung quanh chúng ta. Chúng là hóa chất được sử dụng phổ biến trong nhiều quy trình sản xuất như tổng hợp chất hữu cơ, sản xuất cao su, hóa chất tẩy rửa, nước hoa, pha loãng sơn… Vậy dung môi hữu cơ là gì? Công dụng của chúng ra sao? Tính chất nổi bật của dung môi hữu cơ là gì? Hãy cùng tìm hiểu cùng VIETCHEM qua bài viết dưới đây nhé.

1. Dung môi hữu cơ là gì?

Dung môi hữu cơ là những hợp chất hóa học có chứa các gốc cacbon giúp hòa tan hoặc phân tán một hoặc nhiều chất khác.

dung-moi-huu-co-la-gi

Dung môi hữu cơ là gì?

Dung môi hữu cơ được biết đến từ nửa cuối thế kỷ 19 thông qua ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, than đá. Từ đó đến nay dung môi hữu cơ khẳng định được tầm quan trọng của mình khi chúng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất như:

  • Tổng hợp các hợp chất hữu cơ.
  • Làm chất pha loãng sơn, chất tẩy keo tổng hợp hóa học.
  • Sản xuất nước hoa, mực in, thuốc trừ sâu.
  • Sản xuất dược phẩm. 
  • Ứng dụng trong việc làm sạch, tẩy dầu mỡ các bề mặt, dụng cụ, thiết bị, trên các chất liệu như da, vải, sợi…

Các dung môi hữu cơ tồn tại ở dạng lỏng, dung dịch trong suốt có màu hoặc không màu; có khả năng hòa tan nhiều hợp chất như chất béo, dầu mỡ, cao su, vải sợi, vecni, sơn… Đặc trưng cơ bản nhất của dung môi hữu cơ là chúng là tính dễ bay hơi. Chính đặc điểm này gây hại cho đường hô hấp nếu không may hít phải, nhất là các chất benzen, toluen, VOCs. 

2. Phân loại dung môi hữu cơ

Dung môi hữu cơ có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Một số cách chia phổ biến như là:

  • Dựa theo tính chất vật lý có thể chia thành 2 loại:
  • Dung môi hữu cơ phân cực: Ethanol, Isopropyl alcohol (IPA)...
  • Dung môi hữu cơ không phân cực: Benzen, Toluen…
  • Dựa theo công dụng có thể chia dung môi hữu cơ theo mục đích sử dụng như: Dung môi tẩy rửa, dung môi pha loãng, dung môi làm khô, dung môi chiết xuất…

3. Dung môi hữu cơ có gây hại cho sức khỏe không?

Mặc dù có nhiều ứng dụng trong đời sống nhưng dung môi hữu cơ cũng gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua 3 con đường đó là qua đường hô hấp, tiếp xúc qua da hay nuốt phải. Trong đó:

  • Hấp thụ qua da: Đây là con đường xâm nhập chính của các dung môi hữu cơ dễ hòa tan lipid. Sự hấp thụ qua da của dung môi hữu cơ phụ thuộc vào nồng độ dung môi và thời gian tiếp xúc, độ dày da.
  • Tiếp xúc qua hô hấp: Sự hấp thụ của dung môi hữu cơ qua đường hô hấp phụ thuộc nhiều yếu tố như tốc độ bay hơi của dung môi, tỷ trọng hơi, độ thông khí cục bộ, thông khí phổi.
  • Nuốt phải: Trường hợp này xảy ra khi chúng ta không may nuốt nhầm dung môi, dung môi sẽ đi qua miệng và vào cơ thể. Sau đó chúng phân phối qua máu đi khắp nơi trong cơ thể, chuyển hóa chủ yếu qua gan.

Nhiễm độc dung môi hữu cơ có thể gây ra ung thư, nguy cơ gây độc thần kinh hay độc tính trên sinh sản. 

  • Các dung môi hữu cơ gây ung thư như: Benzen, CCl4, Tricloetylen…
  • Các dung môi hữu cơ gây độc tính trên sinh sản: 2-ethoxyetanol, 2-metoxyetanol và metyl clorua…
  • Các dung môi hữu cơ gây độc trên thần kinh: n-hexan, tetrachloroethylene, toluen… 
dung-moi-huu-co-gay-doc-tinh-he-than-kinh

Dung môi hữu cơ có thể gây độc thần kinh

Trong các dung môi hữu cơ thì 3 loại nhiễm độc phổ biến nhất gồm có:

  • Nhiễm độc Benzen: Benzen là một dung môi tồn tại ở thể lỏng, dễ bay hơi, có thể xâm nhập với cơ thể qua da, ảnh hưởng đến gan, phổi. Benzen tác động gây nhiều độc tính nguy hiểm như xung huyết niêm mạc miệng, xuất huyết trong, giảm bạch cầu, rối loạn tiêu hóa, thần kinh; thiếu máu. 
  • Nhiễm độc Toluen: Toluen gây độc tính cho cơ thể chỉ với 1 lượng nhỏ đã xuất hiện nhiều dấu hiệu như đau đầu, ảo giác, mất cân bằng, ngất xỉu… Toluen có nhiều trong sơn nhà, keo dán, công nghệ in ảnh…
  • Nhiễm độc VOCs: Các hợp chất dễ bay hơi được gọi chung là các hợp chất VOCs. Sự bay hơi của dung môi là tác nhân gây ra nhiễm độc VOCs như xăng, dầu… Các triệu chứng khi nhiễm độc VOCs gồm có: Co giật, chóng mặt, đau đầu, ngạt viêm phổi, sưng mắt…

4. Một số biện pháp phòng tránh nguy cơ nhiễm độc dung môi hữu cơ

Để hạn chế các tác động gây hại của dung môi hữu cơ đến sức khỏe con người thì cần thực hiện các biện pháp phòng tránh:

  • Hạn chế tiếp xúc hết mức với các dung môi hữu cơ. Trong trường hợp bắt buộc cần phải trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ cần thiết như kính, khẩu trang, găng tay chống hóa chất, quần áo bảo hộ…
  • Tuân thủ các quy định khi thao tác với hóa chất, không để chúng dính vào quần áo, da, mắt. Trong trường hợp dung môi tiếp xúc với cơ thể cần có những biện pháp xử lý kịp thời.
an-toan-khi-dung-dung-moi-huu-co

Trang bị đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất

  • Bảo quản các dung môi hữu cơ trong các thùng, can, tank chuyên dụng, đậy kín. Đậy nắp các dụng cụ chứa dung môi sau khi sử dụng. 
  • Không để dung môi hữu cơ gần các thiết bị dễ gây cháy nổ, phát lửa.
  • Không xả thải trực tiếp dung môi hữu cơ xuống hệ thống xử lý nếu chưa qua xử lý. Dung môi sau khi sử dụng cần được thu hồi và loại bỏ đúng quy trình. 

Qua bài viết trên hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về dung môi hữu cơ cũng như tính chất đặc trưng, ảnh hưởng của dung môi đối với sức khỏe. Để phòng tránh các tác hại của dung môi hữu cơ cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong sử dụng và bảo quản dung môi.

Bài viết liên quan

Sóng viba là gì? Có gây hại cho sức khỏe không?

Sóng viba hay còn được gọi với tên gọi khác là vi sóng. Loại sóng này được ứng dụng phổ biến trong lò vi sóng - một thiết bị khá quen thuộc trong các gia đình Việt.

0

Xem thêm

Bước sóng là gì? 4 công thức tính cơ bản và ứng dụng của bước sóng

Bước sóng là gì? Khái niệm này xuất hiện nhiều trong các lĩnh vực trong cuộc sống và đóng một vai trò quan trọng trong từng lĩnh vực đó. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bước sóng hay những ứng dụng của nó.

0

Xem thêm

Bảng độ âm điện của các nguyên tố hóa học cơ bản

Bảng độ âm điện là một yếu tố quan trọng để mọi người so sánh được tính kim loại và phi kim loại của những nguyên tố hóa học. Nhưng bạn có biết độ âm điện cụ thể đầy đủ của các nguyên tố như thế nào?

0

Xem thêm

Tổng hợp tính chất hóa học của Hidro trong nghiên cứu

Có những hợp chất mang đặc tính riêng khi sử dụng hoặc kết hợp với chất khác. Đặc biệt là Hidro là chất rất phổ biến xuất hiện trong thực tế nên được nhiều người nghiên cứu.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phạm Quang Tú

Phạm Quang Tú

Hóa Chất Công Nghiệp

0869 587 886

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946 667 708

Nguyễn Tấn Tài

Nguyễn Tấn Tài

Xử lý nước ngành Thủy sản

0901 071 154

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Quang Tú : 0869 587 886 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929