• Thời gian đăng: 04:51:32 AM 25/04/2019
  • 0 bình luận

Dung môi Xylene công nghiệp là gì? Ứng dụng và cách sử dụng Xylene an toàn

Xylene là một loại dung môi được sử dụng phổ biến và có số lượng tiệu thụ lớn nhất trên thị trường hiện nay. Bởi chúng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong các ngành công nghiệp hóa chất và sản xuất. Vậy dung môi Xylene công nghiệp là gì, liệu rằng chúng có độc hại như mọi người vẫn thường nghĩ khi nói tới hóa chất, chúng được ứng dụng cụ thể ra sao trong các lĩnh vực. Bài viết dưới đây VIETCHEM sẽ cùng bạn đi giải đáp mọi thắc mắc về hợp chất hóa học này, hãy cùng theo dõi nhé!

 

Các đồng phân của xylene

Các đồng phân của xylen

=>Tìm hiểu về Dung môi toluen trong công nghiệp

1. Khái quát về dung môi Xylene

Dung môi này còn được gọi là Xylen, đây là hợp chẩt hữu cơ có công thức hóa học là C8H10. Xylen là 1 dẫn xuất của benzen và gồm có 3 đồng phân của Dimethylbenzen. Dung môi Xylene được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp sản xuất như mực in, sơn nhà, sơn gỗ, các loại keo dán.

Dưới đây là bảng tổng hợp các tính chất nổi bật của các hợp chất nhóm Xylen: 

Bảng thể hiện các đồng phân của hóa chất xylen

Tổng quan các đặc điểm của dung môi xylen

Tên thông thường

Xylen

o-Xylen

m-Xylen

p-Xylen

Danh pháp IUPAC

Đimetylbenzens

1,2-Đimetylbenzen

1,3-Đimetylbenzen

1,4-Đimetylbenzen

Tên khác

Xylol

o-Xylol; Octoxylen

m-Xylol; Metaxylen

p-Xylol; Paraxylen

Công thức phân tử

C6H4(CH3)2­

Khối lượng phân tử

106,17 đvC

Màu sắc

Chất lỏng trong suốt, không màu

Số CAS

[1330-20-7]

[95-47-6]

[108-38-3]

[106-42-3]

Thuộc tính nổi bật của dung môi xylene

Tỉ trọng ở 20°C

0,864 kg/l

0,876 kg/l

0,86 kg/l

0,857 kg/l

Tỷ trọng hơi trong không khí (l)

3.7

 

Giới hạn tiếp xúc (ppm; giờ)

100; 8

Khả năng hòa tan

Không hoà tan trong nước nhưng hòa tan hoà tan với cồn, ether, dầu thực vật và các dung môi không phân cực

Độ bay hơi

Độ bay hơi vừa phải, hơi đông đặc ở 0°C và 1 atm

Giới hạn bay hơi

Thấp hơn 1.0% vol hoặc cao hơn 6.0% vol 

Nhiệt độ nóng chảy

-47,4 °C (226 K)

−25 °C (248 K)

−48 °C (225 K)

13.3 °C (286 K)

Nhiệt độ sôi

136.2 °C (412 K)

144.4 °C (417 K)

139 °C (412 K)

138.4 °C (411 K)

Độ nhớt

 

0,812 cP ở 2000 °C

0,62 cP ở 2000 °C

0,34 cP ở 3000 °C

Mức độ nguy hiểm của dung môi xylene

MSDS

Xylen

O-Xylen

M-Xylen

P-Xylen

Phân loại của EU

Gây hại (Xn)

Nhiệt độ chớp cháy cốc kín

24 °C

17.2 °C

25 °C

25 °C

Nhiệt độ tự bốc cháy

500°C

Giới hạn nổ trong không khí (% thể tích)

Trên 0.99- Dưới 6.7

Trên 1.1- Dưới 6.4

Trên 1.1- Dưới 6.4

Trên 1.1- Dưới 6.6

2. Dung môi Xylene được sản xuất bằng cách nào?

Trong tự nhiên, Xylen chỉ tồn tại trong dầu thô với hàm lượng khác nhau, tùy thuộc vào khu vực chứa dầu cũng như thời gian dầu thô được hình thành và tồn tại.

2.1. Hàm lượng Hydrocabon thơm trong các loại dầu mỏ

% Khối lượng

Libi

Vịnh Louisiana

Đông Texas

Venezuena

Negiria

Iran

Hydrocacbon C8

0.56

0.5

1.1

1.1

1.47

1.05

Hydrocacbon C6- C8

1.0

1.1

1.79

1.85

2.5

1.8

Tuy nhiên, việc lấy Xylen từ tự nhiện không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong công nghiệp, Xylen được sản xuất chủ yếu từ dầu mỏ bằng một số quá trình như:

2.2. Quá trình Reforming xúc tác Pt, Re

  • Xylene chủ yếu được tách từ sản phẩm của quá trình reforming xúc tác, với nguyên liệu đầu vào thường là phân đoạn napthta.
  • Nguyên liệu trước khi đưa vào sử dụng phải loại bỏ tạp chất lưu huỳnh do lưu huỳnh sẽ tác dụng với hai chất xúc tác Pt và Re cần cho quá trình reforming.
  • Naphtha thu được từ quá trình chưng dầu naphtenic có thành phần giàu naphthen, là lựa chọn tốt nhất cho việc tạo ra Xylen từ quá trình reforming. Hiệu suất C8H10 thu được cũng phụ thuộc vào khoảng nhiệt độ sôi của naphta với mức nhiệt tốt nhất là từ 106- 160oC.

2.3. Quá trình Cracking hơi nước hay xăng nhiệt phân

Xăng nhiệt phân có chứa hàm lượng các đồng phân của Xylene khá lớn, chúng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào và điều kiện nhiệt phân xăng. Xylen được tạo ra từ quá trình xăng nhiệt phân là sản phẩm phụ được tạo ra từ việc điều chế etylen và propen. Để tăng hàm lượng Xylen cần gia tăng nhiệt độ, tăng lượng hơi cấp vào. Tuy nhiên, việc này sẽ làm giảm khá nhiều lượng xăng nhiệt phân thu được.

2.4. Quá trình Cyclar chuyển hóa Hydrocacbon

Chuyển hóa hỗn hợp propan và butan có xúc tác. Thành phần chất lỏng chiếm 92% khối lượng BTX, 7- 8% hydrocacbon thơm C9 và C10. Lượng C8H10 thu được đạt khoảng 15% trọng lượng nguyên liệu ban đầu dùng cho sản xuất.

Ngoài dầu mỏ, người ta cũng có thể dùng than đá làm nguyên liệu để sản xuất Xylen. Quá trình methyl hóa toluene và benzene chuyển hóa parafin trong than đá thành các dehydrocyclodimeriztion hay chính là các hợp chất thơm. Quá trình Carbonil than đá này sẽ tạo ra C8H10.

3. Ứng dụng của dung môi Xylene trong sản xuất, đời sống

  • Sản xuất sơn: Dung môi Xylen sử dụng để tráng men, dùng cho các loại sơn như sơn mài, sơn tàu, các loại sơn bảo vệ.

Xylen được sử dụng để sản xuất sơn

Xylen được sử dụng để sản xuất sơn

  • Sản xuất thuốc trừ sâu: Dùng làm chất mang của quá trình sản xuất.
  • Sản xuất keo dán: Dùng để sản xuất keo dán cao su,...
  • Làm dung môi pha chế: Trong những trường hợp cần khô chậm, người ta sử dụng Xylene làm dung môi để pha loãng sơn, mực in, thay thế cho Toluen vì Xylen có khả năng hòa tan tốt và thời gian bay hơi của nó lâu hơn Toluen.
  • Làm chất tẩy rửa: Xylen được sử dụng để làm sạch bề mặt kim loại và các vật liệu bán dẫn.
  • Sản xuất nhựa: p-Xylen là tiền chất cơ bản của acid terephthalic và dimethyl terephthalate, cả 2 monomer này được sử dụng trong sản xuất chai nhựa polyethylene terephthalate (PET) và vải polyester. 98% p-xylen và một nửa hỗn hợp Xylen được dùng vào mục đích này. o-Xylen là tiền chất quan trọng của phthalic anhydride. 

Cốc nhựa được làm từ Xylen

Cốc nhựa được làm từ Xylen

XEM THÊM: Các dung môi công nghiệp tại VIETCHEM

4. Dung môi Xylene có gây nguy hiểm không?

  • Xylen là chất lỏng dễ bắt lửa, đặc biệt có khả năng tạo thành hỗn hợp khí gây nổ lớn nếu cất giữ trong các thùng rỗng và có chứa nhiều tạp chất, không sạch sẽ. Trong không khí, không thể thấy được hơi Xylen, nhưng trên mặt đất có thể có hơi Xylen do chúng nặng hơn không khí.
  • Quá trình bơm, rót, vận chuyển Xylen có thể hình thành tính điện. Không dùng khí nén để đuổi, nạp, dỡ tải hoặc xử lý Xylen.
  • Tác dụng với những chất có khả năng oxy hóa mạnh.
  • Hơi Xylen rất nguy hiểm, gây kích ứng mạnh với da và mắt. Hít phải hơi Xylen sẽ gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho gan, thận và hệ thần kinh trung ương.
  • Xylen có gây ô nhiễm môi trường.

5. Bảo quản, cất giữ dung môi Xylene đúng cách

  • Do dung môi Xylen là chất lỏng dễ cháy nên khi cất giữ, các thùng chứa phải tuyệt đối tránh xa nguồn khí nóng, lửa, điện, khu vực có nhiệt độ cao trên 50oC.
  • Kho chứa phải có mái che mát, các thiết bị kiểm soát nhiệt độ; thoáng khí hoặc có hệ thống thông hơi phù hợp, tránh nguy cơ nén hơi. Không được hút thuốc trong kho xưởng.
  • Các nhà kho cần được trang bị hệ thống chữa cháy nổ theo đúng quy định. 
  • Tránh xa tầm tay trẻ em và tránh xa khu dân cư. 
  • Các thùng chứa phải có nắp đậy kín.

6. Lưu ý khi làm việc với dung môi Xylene

Sử dụng quần áo, dụng cụ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với Xylen:

  • Mang kính mắt bảo vệ, khẩu trang, tay mang găng tay dài bằng cao su Nitril, PVC.
  • Chân mang giày hoặc ủng.
  • Nếu hơi Xylen thoát ra nhiều, khu vực làm việc thiếu sự thoáng khí, nên sử dụng bộ dưỡng khí hoặc nén khi.

7. Biện pháp xử lý sự cố do C8H10 gây ra

7.1. Trường hợp rò rỉ Xylene ra môi trường

  • Khi xylen bị rò rỉ cần tuyệt đối không sử dụng các thiết bị điện để tránh trường hợp phóng điện phát nổ.
  • Nếu quanh khu vực bị rò rỉ hóa chất cần lập tức dập tắt ngay, di rời các thiết bij, vật dụng có khả năng gây cháy nổ ra khỏi khu vực.
  • Sơ tán mọi người khỏi khu vực, làm thông thoáng không khí tại nơi có C8H10 rò rỉ.
  • Dùng cát hoặc đất để phủ lên chất lỏng tràn ra, chờ chi đến khi chúng được hấp thụ hết thì thu lại, cất trong thùng chứa có ghi nhãn. Chuyển đến khu vực khác để tái sử dụng. Nếu như lượng Xylene rò rỉ quá nhiều thì cần cho vào các thùng cứu hộ chuyên dụng.

7.2. Trường hợp xảy ra hỏa hoạn

  • Sử dụng đất cát, cacbondioxide, bột hóa học khô đối với những đám cháy nhỏ.
  • Vỡi những đám cháy lớn, sử dụng nhữa xốp thấm nước để dập lửa.
  • Tuyệt đối không sử dụng vòi phun nước để dập cháy, tránh trường hợp Xylen lan rộng, thấm vào nước và gây nổ.

7.3. Trường hợp cơ thể tiếp xúc trực tiếp với dung môi Xylene

Dùng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với Xylene

Dùng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với C8H10

  • Trường hợp bắn lên người, tiếp xúc với da: Cần cởi bỏ quần áo bị dính hóa chất ngay lập tức dùng nước sạch để rửa vùng da dính hóa chất, hoặc xà phòng nếu có.
  • Trương hợp bắn lên mắt : Ngay lập tức rửa mắt với nước sạch, đưa đến gặp bác sỹ nếu xảy ra triệu chứng như bị viêm hoặc nhiễm độc.
  • Trường hợp hít phải hơi C8H10: Di chuyển nạn nhân tới khu vực thoáng khí, tiến hành hô hấp nhân tạo trước khi đưa đến cơ sở y tế gần nhất nếu nạn nhân ngừng thở.
  • Trường hợp nuốt nhầm dung môi C8H10: Kích thích cho nạn nhân nôn ra ngay, đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

8. Mua dung môi Xylene chất lượng, giá tốt ở đâu tại Hà Nội?

Do nhu cầu sử dụng dung môi Xylen là rất lớn, nó là nguyên liệu, thành phần trọng cho nhiều ngành công nghiệp sản xuất nên trên thị trường hiện nay, sản phẩm này được bày bán rất nhiều. Tuy nhiên, vì mục đích lợi nhuận, nhiều cơ sở đã nhập sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng để bán cho người dùng. Để đảm bảo lợi ích cho chính mình, trước khi mua dung môi Xylene cần tìm hiểu kỹ địa chỉ bán các sản phẩm đảm bảo chất lượng cũng như giá thành.

Hiện nay, công ty CP XNK Hóa chất và Thiết bị Kim Ngưu VIETCHEM đang cung cấp loại dung môi Xylen cao cấp, với chất lượng vượt trội, nhập khẩu trực tiếp từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Merk- Đức,...

  • Khi mua sản phẩm tại VietChem, bạn sẽ nhận được mức giá tốt nhất thị trường, đặc biệt khi mua với số lượng lớn.
  • Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có chính sách hỗ trợ vận chuyển, giao hàng, đảm bảo thời gian nhận chính xác, nhanh chóng.

Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đọc đã hiểu thêm về dung môi xylen là gì? tính chất cũng như ứng dụng của xylen trong sản xuất. Nếu khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về các sản phâmt cũng như đặt hàng hãy truy cập vào website chính thức của công ty vietchem.com.vn hoặc liên hệ trực tiếp với số HOTLINE 0826 010 010 để được tư vấn và báo giá sớm nhất.

9. Câu hỏi thường gặp

Xylene là gì?

Xylene là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm hydrocacbon aromat có công thức hóa học C8H10. Nó là một chất lỏng không màu, không tan trong nước, có mùi đặc trưng và cháy được. Xylene thường xuất hiện dưới dạng hỗn hợp gồm ba isomer chính: ortho-xylene (o-xylene), meta-xylene (m-xylene) và para-xylene (p-xylene)

xylene có phải là xăng thơm không?

Xylen không phải là xăng thơm, tuy nhiên, nó là một trong những thành phần chính có trong xăng thơm. Xăng thơm là một loại xăng có chỉ số octane cao hơn so với xăng thông thường, được sử dụng để tăng hiệu suất động cơ, làm sạch bụi và phòng chống gỉ sét trong hệ thống nhiên liệu. Ngoài xylen, xăng thơm còn chứa các hợp chất khác như toluen, ethylbenzene, styrene, cumene, vv.

Xylene có độc không?

Xylen có độc tính đối với con người và môi trường. Tiếp xúc với xylen có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, như:

Tác động đến hệ thần kinh: C8H10 có khả năng chưng hấp nhanh, đi qua đường hô hấp và hấp thụ vào máu. Tiếp xúc với C8H10 có thể gây ra triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, mất trí nhớ, và thậm chí gây tổn thương hệ thần kinh trung ương nếu tiếp xúc lâu dài hoặc nồng độ cao.

Tác động đến hệ hô hấp: Hít thở xylene trong không khí có thể gây kích ứng đường hô hấp và gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, và viêm màng nhầy ở đường hô hấp.

Tác động đến da và mắt: Xylen là chất kích ứng da và mắt, gây ra viêm da, đỏ mắt và ngứa nếu tiếp xúc trực tiếp.

Tác động đến môi trường: C8H10 có thể gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt khi thải ra từ các nguồn công nghiệp hoặc giao thông.

C8H10 có bao nhiêu cấu tạo chứa vòng benzen?

C8H10 có 4 cấu tạo chứa vòng benzen

 

Bài viết liên quan

Pectin là gì? Vai trò và ứng dụng trong phụ gia thực phẩm

Pectin là một trong những chất phụ gia thực phẩm quan trọng (E440), được sử dụng rộng rãi để tạo độ đặc và ổn định cho nhiều sản phẩm như mứt, thạch, và nước sốt. Không chỉ là một chất làm đặc tự nhiên, Pectin còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Vietchem tìm hiểu chi tiết về Pectin và những ứng dụng của nó trong ngành thực phẩm.

0

Xem thêm

Tartrazine (E102) là gì? Công dụng, Tác dụng phụ và Giải pháp thay thế

Tartrazine, còn được biết đến với mã E102, là một phẩm màu thực phẩm nhân tạo được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp từ thực phẩm, dược phẩm đến mỹ phẩm. Tuy nhiên, cùng với lợi ích về thẩm mỹ, E102 cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Tartrazine, nguồn gốc, ứng dụng, và các nguy cơ tiềm ẩn cũng như các giải pháp thay thế an toàn hơn.

0

Xem thêm

Tocopherol (Vitamin E): Công dụng, Nguồn gốc, Cách dùng hiệu quả

Tocopherol, hay còn gọi là Vitamin E, là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe con người. Không chỉ giúp chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do gây hại, Vitamin E còn đóng vai trò lớn trong việc làm đẹp da, chăm sóc tóc và bảo vệ tim mạch. Vậy tocopherol có trong thực phẩm nào, liều lượng sử dụng ra sao, và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết của Vietchem dưới đây.

0

Xem thêm

Butylated Hydroxytoluene (BHT) là gì? Công dụng và lưu ý an toàn

Butylated Hydroxytoluene (BHT) là một chất chống oxy hóa tổng hợp, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm để bảo vệ sản phẩm khỏi quá trình oxy hóa. Mặc dù có nhiều lợi ích trong việc bảo quản thực phẩm và mỹ phẩm, câu hỏi về mức độ an toàn của BHT vẫn là một vấn đề được tranh luận. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về BHT, ứng dụng, lợi ích và những mối lo ngại về an toàn của nó.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phạm Quang Tú

Phạm Quang Tú

Hóa Chất Công Nghiệp

0869 587 886

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Trần Sĩ Khoa

Trần Sĩ Khoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 851 648

Mai Văn Đền

Mai Văn Đền

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 337 431

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Quang Tú : 0869 587 886 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544