• Thời gian đăng: 01:57:09 AM 27/01/2024
  • 0 bình luận

Đương lượng gam và cách tính đương lượng gam chính xác

Đương lượng gam là đơn vị đo lường được nhắc đến khá nhiều trong chương trình chính khóa Trung học phổ thông. Vậy đương lượng gam là gì và cách tính như thế nào? Các bạn hãy cùng VietChem tìm hiểu rõ hơn về đơn vị đo lường này qua nội dung dưới đây.

1. Đương lượng gam là gì?

Đương lượng gam là đơn vị đo lường nồng độ chuẩn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chủ yếu là sinh học và hóa học. Thông qua đó, con người có thể dùng để đo lường khả năng kết hợp của chất này với chất khác. 

Tóm lại, đương lượng gam là khối lượng của một chất phản ứng với 6,022x10^23 electron và được tính bằng gam.

duong-luong-gam-1

Tìm hiểu về đương lượng gam

Đương lượng gam của một nguyên tố là sự kết hợp và tham gia vào phản ứng hóa học của nguyên tố đó với 1 mol nguyên tử H hoặc 8 phần khối lượng của O. Ví dụ:

  • Số đương lượng gam của H là 1.008
  • Đương lượng gam của Al là 23.00
  • Đương lượng gam của lưu huỳnh trong H2S là 0.5 mol…

Khi khối lượng của 1 đương lượng của nguyên tố bất kỳ được tính ra gam gọi là đương lượng khối. Khối lượng đương lượng này có thể thay thế vừa đủ cho 8g Oxi hoặc 1g Hidro.

Ví dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑

Trong đó: 56g Fe tạo ra 2g Hidro nên 28g sẽ tạo ra 1g Hidro sau khi kết thúc phản ứng. Tức là 28 phần khối lượng của Fe đã được thay thế bằng 1 phần khối lượng của Hidro. Vì thế, đương lượng gam của Fe sẽ là 28. 

2. Cách tính đương lượng gam của nguyên tố

Nhà vật lý và hóa học người Anh John Dalton đã đưa ra định luật đương lượng vào năm 1792. Trong đó, các nguyên tố thay thế hoặc kết hợp cho nhau trong phản ứng hóa học dựa vào khối lượng tỉ lệ với đương lượng. Tức là khi biết đương lượng của nguyên tố nào đó tạo ra phản ứng sẽ tính được đương lượng của nguyên tố cần tìm.

Dựa vào đó, ta có công thức tính đương lượng gam của nguyên tố như sau: 

Đ = A/n

Trong đó:

  • Đ: Khối lượng đương lượng.
  • A: khối lượng mol của nguyên tử.
  • n là hóa trị.
duong-luong-gam-2

Cách tính đương lượng gam của nguyên tố

3. Tìm hiểu công thức tính đương lượng gam của hợp chất

Đương lượng gam của hợp chất có công thức tính:

Đ = M/n

Trong đó:

  • Đ: là đương lượng gam.
  • M: là khối lượng mol của nguyên tử.
  • n: là hóa trị của nguyên tố

Ngoài ra một số quy tắc quan trọng trong cách tính đương lượng gam của một chất như sau:

  • Trong phản ứng oxi hóa khử: n chính là số electron của 1 phân tử oxy hóa nhận hay 1 phân tử chất khử.
  • Trong phản ứng trao đổi: n được xác định là tổng số đơn vị điện tích. Đơn vị này dựa vào sự trao đổi của phân tử hợp chất này với phân tử hợp chất khác. Cụ thể:
  • Hợp chất đó là muối thì n là tổng số điện tích mà phân tử đã tham gia phản ứng. 
  • Hợp chất là bazơ thì n chính là ion OH- tham gia phản ứng.
  • Hợp chất là axit thì n là ion H+ đã phản ứng.
duong-luong-gam-3

Công thức tính đương lượng gam của hợp chất

Ví dụ: Phương trình phản ứng: H2SO4 + NaCl → NaHSO4 + HCl. Trong phương trình này, đương lượng của H2SO4 là 49.

Phương trình phản ứng: 3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O. Trong phương trình này, đương lượng của H3PO4 là 32.67

4. Định luật đương lượng gam

Khi tham gia phản ứng, khối lượng của các chất ban đầu tỷ lệ với nhau. Tương ứng tỷ lệ với đương lượng của chúng. 

Công thức tính như sau: 

mB:mC:mD = ĐB:ĐC:ĐD

Ví dụ: Phương trình phản ứng: 

CH3COOH + Na2CO3 → CH3COONa + CO2 + H2O

Khi đó, đương lượng của CH3COOH là 60 và của Na2CO3 là M/2 bằng 53. Vậy mCH3COOH = MNa2CO3 x 60/53 

Trường hợp thể tích dung dịch chất tan A tác dụng vừa đủ với thể tích dung dịch chất tan B thì có công thức tính như sau:

VA.ĐA = VB.ĐB

Trong đó:

  • VA là thể tích dung dịch chất tan A
  • ĐA là nồng độ đương lượng của chất tan A
  • VB là thể tích dung dịch chất tan B
  • ĐB là nồng độ đương lượng của chất tan B.

Như vậy, khi biết trước nồng độ của dung dịch các chất tham gia phản ứng sẽ xác định được nồng độ của 1 dung dịch. Đồng thời, xác định tỷ lệ pha loãng của dung dịch khi có nồng độ cao.

5. Các bài tập về nồng độ đương lượng

Sau khi đã tìm hiểu về đương lượng gam là gì, các bạn hãy cùng trả lời một số bài tập cơ bản liên quan. Bao gồm:

Bài tập 1: Công thức của nhôm oxit là Al2O3. Xác định đương lượng gam của nhôm.

Cách giải: Theo công thức Al2O3 ta có: Cứ 3 phần khối lượng mol của oxi (16x3) kết hợp với 2 phần khối lượng mol của nhôm (27x2). Khi đó, 8 phần khối lượng của oxi kết hợp với X phần khối lượng của nhôm. 

Công thức tính như sau: X = (8x27x2)/(16x3) = 9.

Vậy đương lượng của nhôm là 9.

Một số bài tập về nồng độ đương lượng

Bài tập 2: Trong hợp chất có sự kết hợp của Si và H, cứ 0.504 phần khối lượng của Hidro sẽ liên kết với 3.5 phần khối lượng của Si. Hãy tính đương lượng của Si.

Cách giải:

Ta có: 0.504 phần khối lượng của Hidro sẽ liên kết với 3.5 phần khối lượng của Si.

Vậy đương lượng của Si là 1.008x3.5/0.504 = 7.

VietChem đã chia sẻ những thông tin chi tiết về đương lượng gam và cách tính đương lượng gam. Nếu các bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về đơn vị đo lường này thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Anhydride axetic (Anhydrit axetic) là gì? Đặc điểm tính chất và ứng dụng quan trọng

Anhydride axetic, hay anhidrit axetic, là một hợp chất hóa học không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại, từ sản xuất nhựa acetate đến dược phẩm như aspirin. Với tính chất đặc biệt, khả năng phản ứng cao, và vai trò quan trọng trong tổng hợp hóa học, anhydride axetic đã trở thành nguyên liệu chủ chốt. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả hợp chất này, cần hiểu rõ tính chất, ứng dụng, cũng như các biện pháp bảo vệ môi trường và sức khỏe. Cùng khám phá chi tiết về hợp chất đa năng này trong bài viết dưới đây.

0

Xem thêm

Tìm hiểu về Carbon Tetrachloride (CCl₄) | Đặc điểm, tính chất, ứng dụng

Carbon tetrachloride (CCl₄) là một hợp chất hóa học quan trọng, từng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, do những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và môi trường, việc sử dụng chất này hiện đang bị hạn chế ở nhiều quốc gia. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mọi khía cạnh của carbon tetrachloride, từ cấu trúc, tính chất đến ứng dụng và rủi ro.

0

Xem thêm

Lithium Carbonate là gì? Công dụng, lợi ích và ứng dụng quan trọng

Lithium Carbonate là một hợp chất hóa học quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong cả y học và công nghiệp. Từ việc điều trị các rối loạn tâm thần đến sản xuất pin lithium-ion cho xe điện và các thiết bị công nghệ cao, vai trò của hợp chất này ngày càng trở nên thiết yếu trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên, đằng sau sự phổ biến ấy, Lithium Carbonate cũng mang theo những thách thức về môi trường và sức khỏe cần được lưu tâm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng, lợi ích, cũng như tác động của Lithium Carbonate đến cuộc sống và nền kinh tế toàn cầu.

0

Xem thêm

Succinic Acid (Axit Succinic): Nguồn gốc, tính chất và vai trò trong đời sống

Succinic Acid (hay Axit Succinic) là một hóa chất quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong các ngành thực phẩm, mỹ phẩm, công nghiệp, và sản xuất nhựa sinh học. Với nguồn gốc tự nhiên và khả năng tái tạo, loại axit này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Hãy cùng khám phá chi tiết về công dụng, lợi ích, và vai trò nổi bật của Axit Succinic trong đời sống và sản xuất hiện đại.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phan Thu Bừng

Phan Thu Bừng

Hóa Chất Công Nghiệp

0981 370 387

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Trần Sĩ Khoa

Trần Sĩ Khoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 851 648

Mai Văn Đền

Mai Văn Đền

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 337 431

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Phan Bừng : 0981 370 387 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544