• Thời gian đăng: 15:30:55 PM 20/03/2024
  • 0 bình luận

Đường nho là gì? Phân loại, cách làm và công dụng của đường nho

Đường nho được sử dụng nhiều nhưng ít khi được nhắc đến. Đây là nguyên liệu trong một số thực phẩm quen thuộc như: Nem chua, sữa chua, tào phớ, bánh ngọt… Vậy đây là chất gì và có cách làm như thế nào? Những vấn đề này sẽ được VietChem giải đáp chi tiết dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu.

1. Đường nho là gì?

Đường nho là chất phụ gia được chiết xuất từ hai nguyên liệu chính là mật ong và nho. Loại đường này rất dễ phân biệt bởi có màu trắng, bột mịn và hương vị đặc trưng riêng.

Đường nho có vị ngọt nhẹ, sau đó mới chuyển dần sang vị chua khi nếm. Đặc tính này là do đường chuyển thành axit sau khi gặp nước và xảy ra phản ứng thủy phân. Quá trình có thể tạo kết tủa nhưng diễn ra với tốc độ chậm hơn chanh hay giấm.

duong-nho-1

Đường nho có màu trắng, bột mịn, sản xuất chủ yếu từ mật ong và nho

2. Có bao nhiêu loại đường nho?

Việc nắm rõ phân loại sẽ giúp hiểu thêm về chất phụ gia này. Theo đó, trên thị trường hiện nay chủ yếu phân phối đường nho có nguồn gốc từ Pháp Ý. Tuy khác nhau về nguồn gốc nhưng thành phần của chúng có nhiều điểm tương đồng.

Đường nho Ý có độ ổn định tốt và ít khi bị chảy nước. Trong khi đường nho Pháp dễ mua với giá thành rẻ nhưng về chất lượng thì kém hơn loại của Ý. 

3. Cách làm đường nho

Đường nho có cách sản xuất khá đơn giản với nguyên liệu chính được sử dụng là D-glucose. Tiến hành oxi hóa nguyên liệu này thu được Axit Gluconic ở dạng dung dịch. 

Tiếp tục sử dụng các loại vi sinh vật, enzym có nguồn gốc vi sinh và nước Brom để kết tinh dung dịch vừa thu được. Kết thúc quá trình tạo thành đường nho Glucozơ.

 

 

4. Đường nho có tác dụng gì?

Biết được công dụng sẽ giúp giải đáp thắc mắc đường nho có tốt không. Đây là loại đường thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm với những vai trò chính sau:

4.1. Điều chỉnh hương vị

Có thành phần chính từ mật ong và nho nên khi nghe qua ai cũng biết được đường nho có vị gì. Với tính ngọt nên đường được sử dụng để tạo ngọt cho thực phẩm.

Ngoài ra, chất phụ gia này còn được dùng trong sản xuất nem chua với công dụng điều chỉnh hương vị.

4.2. Tạo đông thực phẩm

Đường nho là nguyên liệu quan trọng và phổ biến trong việc tạo đông thực phẩm. Bao gồm các món ăn có nguồn gốc đậu nành như tàu hũ, sữa chua, đậu…

duong-nho-3

Đường nho có tác dụng trong việc tạo đông thực phẩm

4.3. Sản xuất nước giải khát, bánh ngọt

Với khả năng điều chỉnh độ pH nên đường nho là nguyên liệu trong sản xuất một số loại nước giải khát. Chúng còn có tác dụng tạo độ xốp cho bánh như: Bánh bông lan, bánh ngọt… 

5. Tác hại của đường nho

Ngoài những công dụng kể trên, đường nho có hại không cũng cần được nắm rõ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng. Thực tế cho thấy, loại đường này được chiết xuất từ nho tươi. Đây là nguyên liệu tự nhiên không chứa thành phần Gluten mà chủ yếu là Monosaccarit và Carbohydrate. Vì thế, chúng hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. 

6. Chi tiết cách làm tào phớ bằng đường nho siêu đơn giản

Tào phớ (tàu hũ) là món ăn ngọt mát được nhiều người yêu thích. Nếu bạn muốn thử làm món ăn vặt này để thưởng thức có thể tham khảo gợi ý bên dưới:

6.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Đường nho: 1 thìa
  • Đậu nành khô: 150 gram
  • Đường hoa mai: 300 gram
  • Lá dứa: 1 bó
  • Nước đun sôi để nguội: 800ml

6.2. Cách làm tàu hũ đường nho

Hướng dẫn chi tiết đường nho làm tàu hũ theo các bước sau:

  • Bước 1: Sơ chế đậu nành

Lấy đậu nành đã chuẩn bị đem rửa sạch và nhặt bỏ tạp chất. Ngâm đậu với nước sạch khoảng 4 – 6 tiếng hoặc qua đêm. Khi thấy đậu nở mềm thì nhặt bỏ phần vỏ bên ngoài, để ráo nước.

  • Bước 2: Nấu sữa đậu nành

- Cho đậu nành vào máy làm sữa rồi thêm 800ml nước. Sau đó, lọc hết phần bã đậu bên trong rồi đổ ra âu. 

- Dùng thìa vớt hết phần bột nổi phía trên. Bước này sẽ giúp tàu hũ mịn và không bị vữa.

- Cho đậu nành vừa làm vào nồi rồi đun sôi với lửa nhỏ trong vòng 10 phút. Khi đun, nên dùng đũa khuấy đều tay và hớt hết bọt nổi phía trên để tránh tàu hũ bị chua.

duong-nho-4

Nấu sữa đậu nành để làm tàu hũ đường nho

  • Bước 3: Làm tàu hũ

Lấy một ít nước để hòa tan đường nho đã chuẩn bị. Sau đó cho vào nồi tàu hũ vừa đun và để trong vòng 30 phút để tào phớ đông lại.

Lưu ý: Nên để tàu hũ trong nồi cơm điện để quá trình đông được nhanh chóng, hiệu quả. Tránh để nước rơi vào bên trong và không di chuyển nồi ở thời gian này.

  • Bước 4: Đun nước đường

Lấy đường hoa mai hòa tan với nước đun sôi. Cho thêm chút lá dứa đã chuẩn bị để tạo mùi hương.

  • Bước 5: Thành phẩm

Hớt từng miếng tàu hũ ra bát. Rưới nước đường hoa mai lên trên là có thể thưởng thức ngay. Vào mùa hè, có thể cho thêm một chút đá để kích thích vị giác và tăng hương vị cho món ăn vặt này.

Bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết để giải đáp câu hỏi đường nho là gì, công dụng của đường nho và hướng dẫn cách chế biến các món ăn với đường nho. Vietchem mong muốn rằng, qua bài viết này, bạn đọc sẽ có cái nhìn rõ ràng về đường nho và biết cách sử dụng loại đường này một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Ankadien là gì? Tính chất, phân loại và điều chế Ankadien chi tiết nhất

Có vô vàn hợp chất hữu cơ được biết đến và ứng dụng rộng rãi hiện nay. Trong đó, Ankadien là thành phần quan trọng tạo nên những sản phẩm có tính đàn hồi cao. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chất này, VietChem sẽ phân tích chi tiết những thông tin liên quan đến Ankadien trong bài viết bên dưới. Các bạn hãy cùng theo dõi.

0

Xem thêm

Nguyên tố hóa học là gì? Cách phân loại nguyên tố hóa học

Nguyên tố hóa học được nhắc đến nhiều trong bộ môn hóa học các cấp. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, các bạn hãy cùng VietChem tìm hiểu trong bài viết bên dưới.

0

Xem thêm

Cấu hình electron là gì? Cách viết cấu hình electron

Cấu hình electron được sắp xếp và bố trí theo một trật tự nhất định. Khi nắm rõ cấu hình này sẽ giúp nhận biết về đặc điểm, tính chất của chất hóa học nào đó. Nội dung dưới đây VietChem sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề này, mời các bạn cùng khám phá.

0

Xem thêm

Môi trường sống của sinh vật là gì 

Mỗi một sinh vật sẽ thích nghi với một môi trường sống khác nhau. Kiến thức này đã được nhắc đến nhiều trong chương trình sinh học trung học phổ thông. Vậy bạn đã biết chính xác môi trường sống của sinh vật là gì? Làm thế nào để bảo vệ môi trường sống của sinh vật? VietChem sẽ phân tích lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất và Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Tống Đức Nhuận

Tống Đức Nhuận

Hóa Chất Công Nghiệp

0867 192 688

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Phạm Quang Phúc

Phạm Quang Phúc

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946667708

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Đức Nhuận : 0867 192 688 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929