• Thời gian đăng: 10:33:38 AM 20/03/2024
  • 0 bình luận

Grayscale là gì? Phân loại và ứng dụng như thế nào?

Grayscale là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong ngành may mặc. Vậy Grayscale là gì? Phân loại và ứng dụng của Grayscale như thế nào trong cuộc sống? Các bạn hãy cùng VietChem làm rõ nội dung này trong bài viết bên dưới.

1. Grayscale là gì?

Grayscale được gọi là xám chuẩn hay thước xám. Loại thước này dùng để đánh giá và kiểm tra độ bền màu của các sản phẩm trong ngành may mặc. Điển hình như: sản phẩm nhuộm, mực in…

Đặc điểm của Grayscale là khả năng chuyển đổi màu sắc trên thanh thước xám rất chậm. Kết quả của giá trị này sẽ được xác định chính xác thông qua máy so màu quang phổ.

grayscale-la-gi-1

Grayscale dùng để đánh giá độ bền màu của sản phẩm trong ngành may mặc

2. Mục đích sử dụng Grayscale là gì?

Trong mỗi sản phẩm nhuộm hay vải, độ bền màu luôn được đưa ra phân tích để đánh giá chất lượng. Độ bền màu chính là khả năng kháng lại sự phai màu của nhiệt học, tác động hóa học hoặc cơ học trong quá trình sử dụng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự bền màu như: Loại thuốc nhuộm, kiểu dệt, chất liệu…

Vậy mục đích sử dụng Grayscale là gì? Đó chính là đánh giá độ bền sản phẩm. Thông qua việc đánh giá này, nhà sản xuất sẽ biết được loại thuốc nhuộm nào đảm bảo chất lượng và có độ bền bỉ theo thời gian hay không.

grayscale-la-gi-2

Grayscale giúp nhà sản xuất biết được loại thuốc nhuộm vải nào bền màu theo thời gian

3. Phân loại thước xám Grayscale

Thước xám Grayscale được chia làm hai loại chính là Grayscale for Color change và Grayscale for Staining. Cụ thể:

3.1. Grayscale for Color change

Grayscale for Color change là loại thước xám thay đổi theo màu, thông qua việc so sánh, kiểm tra giữa mẫu thử ban đầu với mẫu thử thứ hai với thang màu xám. Trong trường hợp có sự tương phản quá lớn thì chứng tỏ độ bền màu kém. Ngược lại, sản phẩm nhuộm có độ bền màu cao nếu thang màu không có sự tương phản.

Grayscale for Color change có 5 cấp độ đánh giá tương ứng với độ bền màu như sau:

  • Cấp độ 1

Độ lệch màu của 2 mẫu lớn nhất với sự tương phản giữa màu xám được đánh giá là cao nhất. 

Đánh giá cấp độ 1: Bền màu kém.

  • Cấp độ 2

Kết quả so sánh nằm ở ngưỡng trung bình giữa mẫu đã kiểm tra và mẫu ban đầu. Ở cấp độ này, mức độ tương phản màu xám được đánh giá là trung bình.

Đánh giá cấp độ 2: Bền màu đạt mức trung bình.

  • Cấp độ 3

Tương tự như cấp độ 2. Đánh giá cấp độ 3: Bền màu trung bình.

  • Cấp độ 4

Tương tự như cấp độ 3. Đánh giá cấp độ 4: Bền màu trung bình.

  • Cấp độ 5

Sự tương phản giữa hai mẫu thấp nhất. Với sự tương phản thấp nên hai thang xám hiển thị giống hệt nhau và không có sự khác biệt. 

Đánh giá cấp độ 5: Độ bền màu tốt nhất.

grayscale-la-gi-3

Grayscale được phân thành 2 loại chính là Grayscale for Color change và Grayscale for Staining 

3.2. Grayscale for Staining

Grayscale for Staining là thước xám đo độ dày màu. Loại thước này có cách đo hai mẫu thử tương tự như với thước xám kể trên. Trong đó, mẫu ban đầu không được đánh giá, kiểm tra. Chỉ thực hiện ở mẫu thứ hai và đem so sánh với mẫu thứ nhất.

Điểm khác biệt trong phép đo này chính là thang màu chuẩn. Grayscale for Staining sử dụng thang màu trắng để so sánh thay vì thang xám.

Thước đo Grayscale for Staining có 5 chỉ số màu trắng tương ứng với từng độ bền – cấp độ khác nhau. Cụ thể:

  • Cấp độ 1

Độ lệch màu của hai mẫu là lớn nhất nên có độ tương phản cao nhất. 

Đánh giá cấp độ 1: Độ bền màu kém và dây màu quá nhiều.

  • Cấp độ 2

Độ lệch màu hay tương phản của hai mẫu ở mức trung bình. Mặc dù vẫn có sự chênh lệch nhưng chỉ ở mức rất thấp. 

Đánh giá cấp độ 2: Dây màu trung bình nên độ bền màu được đánh giá ở mức trung bình.

  • Cấp độ 3

Tương tự như cấp độ 2. Do đó, dây có độ bền màu đánh giá là mức trung bình.

  • Cấp độ 4

Tương tự như cấp độ 3. Độ bền màu ở cấp độ 3 được đánh giá ở mức trung bình.

  • Cấp độ 5

Mức độ tương phản giữa hai mẫu được kiểm tra ở mức thấp nhất với hai thang trắng giống hệt nhau. 

Đánh giá độ bền màu ở cấp độ này là cao nhất.

4. Tiêu chuẩn của thước xám

Tiêu chuẩn của thước xám Grayscale là gì? Theo đó tiêu chuẩn này có sự khác biệt tùy yêu cầu của từng khách hàng. Trong đó:

  • Thị trường Mỹ áp dụng tiêu chuẩn AATCC.
  • Thị trường Châu Âu áp dụng tiêu chuẩn ISO, SDC.
  • Thị trường Trung Quốc áp dụng tiêu chuẩn GB.
  • Thị trường Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn ISO.
  • Thị trường Nhật Bản áp dụng tiêu chuẩn JIS.
grayscale-la-gi-4

Mỗi thị trường sẽ áp dụng tiêu chuẩn thước xám khác nhau

5. Ứng dụng của Grayscale 

Với những phân tích chi tiết về định nghĩa, mục đích và phân loại Grayscale là gì cũng có thể thấy được ứng dụng chính của sản phẩm này. Theo đó, Grayscale được dùng nhiều trong ngành in ấn và may mặc.

Trong thiết kế đồ họa, Grayscale cũng được nhắc đến với vai trò biểu diễn màu sắc. Đây là hệ thống màu biến thiên từ đen đến trắng trong 256 cấp độ. 

Ngoài ra, Grayscale còn được biết đến trong ngành in ấn. Chúng hỗ trợ cho việc hiển thị hình ảnh lên các thiết bị số được hiệu quả, sắc nét hơn.

Grayscale có vai trò quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm. Hy vọng những chia sẻ trên của VietChem đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Grayscale là gì và ứng dụng với cuộc sống. Nếu cần tư vấn nhiều hơn, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0826 010 010 để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Pectin là gì? Vai trò và ứng dụng trong phụ gia thực phẩm

Pectin là một trong những chất phụ gia thực phẩm quan trọng (E440), được sử dụng rộng rãi để tạo độ đặc và ổn định cho nhiều sản phẩm như mứt, thạch, và nước sốt. Không chỉ là một chất làm đặc tự nhiên, Pectin còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Vietchem tìm hiểu chi tiết về Pectin và những ứng dụng của nó trong ngành thực phẩm.

0

Xem thêm

Tartrazine (E102) là gì? Công dụng, Tác dụng phụ và Giải pháp thay thế

Tartrazine, còn được biết đến với mã E102, là một phẩm màu thực phẩm nhân tạo được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp từ thực phẩm, dược phẩm đến mỹ phẩm. Tuy nhiên, cùng với lợi ích về thẩm mỹ, E102 cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Tartrazine, nguồn gốc, ứng dụng, và các nguy cơ tiềm ẩn cũng như các giải pháp thay thế an toàn hơn.

0

Xem thêm

Tocopherol (Vitamin E): Công dụng, Nguồn gốc, Cách dùng hiệu quả

Tocopherol, hay còn gọi là Vitamin E, là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe con người. Không chỉ giúp chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do gây hại, Vitamin E còn đóng vai trò lớn trong việc làm đẹp da, chăm sóc tóc và bảo vệ tim mạch. Vậy tocopherol có trong thực phẩm nào, liều lượng sử dụng ra sao, và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết của Vietchem dưới đây.

0

Xem thêm

Butylated Hydroxytoluene (BHT) là gì? Công dụng và lưu ý an toàn

Butylated Hydroxytoluene (BHT) là một chất chống oxy hóa tổng hợp, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm để bảo vệ sản phẩm khỏi quá trình oxy hóa. Mặc dù có nhiều lợi ích trong việc bảo quản thực phẩm và mỹ phẩm, câu hỏi về mức độ an toàn của BHT vẫn là một vấn đề được tranh luận. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về BHT, ứng dụng, lợi ích và những mối lo ngại về an toàn của nó.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Lý Thị Dung

Lý Thị Dung

Hóa Chất Công Nghiệp

0862 157 988

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946 667 708

Nguyễn Tấn Tài

Nguyễn Tấn Tài

Xử lý nước ngành Thủy sản

0901 071 154

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Lý Dung : 0862 157 988 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544