• Thời gian đăng: 07:54:23 AM 13/12/2023
  • 0 bình luận

Cách nhận diện hình đồ cảnh báo hóa chất nguy hiểm

Bạn đang tìm hiểu về khái niệm hình đồ cảnh báo hóa chất? Đây là một khái niệm cần được nắm rõ trong hoá học để dễ dàng nhận diện các hoá chất cũng như đặc tính gây nguy hiểm của nó. Trong bài viết này, hãy cùng Vietchem tìm hiểu chi tiết về các hình đồ cảnh báo cũng như ứng dụng của nó nhé.

1. Hình đồ cảnh báo hóa chất là gì?

1.1. Khái niệm

Hình đồ cảnh báo hóa chất còn được gọi là ký hiệu tượng hình mức độ nguy hiểm của hóa chất. Đây là một trong những quy định của Globally Harmonized System of Classification and Labeling of Chemicals (GHS) - Hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn cho các loại hoá chất.

hinh-do-canh-bao-1

Ảnh 1: Hình đồ cảnh báo có nhiều loại, giúp thể hiện đặc điểm của hoá chất

Hai kiểu ký hiệu tượng hình của GHS được dùng tượng trưng cho hai mục đích sau đây:

  • Ghi nhãn dán, cảnh báo mức độ nguy hiểm của hóa chất tại nơi làm việc, các container chứa hóa chất.
  • Sử dụng trong quá trình vận chuyển hoá chất để bảo đảm an toàn cho những người tham gia.

1.2. Công dụng của hình đồ cảnh báo hóa chất nguy hiểm là gì?

hinh-do-canh-bao-2

Ảnh 2: Việc sử dụng hình đồ cảnh báo được quản lý theo một hệ thống riêng biệt

Những ký hiệu này được sử dụng, quản lý sử dụng rất nghiêm ngặt trong ngành hoá học. Nguyên nhân là hình đồ giúp đảm bảo những điều sau:

  • Nhận dạng được sản phẩm;
  • Thể hiện mức độ nguy hiểm của sản phẩm bên trong thông qua các ký hiệu nhận diện như DANGER hoặc WARNING;
  • Báo cáo mức độ nguy hiểm, chỉ rõ tính chất và mức độ rủi ro có thể gây ra bởi các sản phẩm, hoá chất;
  • Báo cáo đề phòng, chỉ ra cách từng sản phẩm, hoá chất cần được xử lý. Mục tiêu là giảm thiểu rủi ro cho người dùng, môi trường xung quanh, những người quanh đó.
  • Ghi rõ địa chỉ, thông tin của nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhập khẩu hóa chất;

2. Các loại hình đồ cảnh báo hóa chất

Dưới đây, hãy cùng Vietchem tìm hiểu về những loại hình đồ cảnh báo phổ biến, thường gặp nhất nhé.

2.1. Các biểu tượng cảnh báo nguy hiểm vật lý

STT

Nhãn

Ý nghĩa cảnh báo

1

image001
  • Chất nổ không ổn định
  • Chất nổ thuộc nhóm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4
  • Chất tự phản ứng và hỗn hợp thuộc 2 loại là A và B
  • Chất Peroxide hữu cơ thuộc loại A, B

GHS01: Chất nổ

2

 
image003
  • Khí gas cháy, loại 1
  • Chất Aerosol dễ cháy thuộc loại 1, 2
  • Chất lỏng dễ cháy các loại 1, 2, 3, 4
  • Chất rắn dễ cháy thuộc loại 1, 2
  • Chất tự phản ứng và hỗn hợp loại B, C, D, E, F
  • Chất lỏng tự cháy thuộc loại 1
  • Chất rắn tự cháy loại 1
  • Chất rắn cháy loại 3
  • Chất lỏng cháy loại 3
  • Chất tự làm nóng, hỗn hợp thuộc loại 1,2
  • Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước có thể sinh ra các loại khí dễ cháy 1, 2, 3
  • Peroxide hữu cơ thuộc loại B, C, D, E, F

GHS2: Dễ cháy

3

 
image005
  • Chất khí oxy hóa loại 1
  • Chất lỏng oxy hóa loại 1, 2, 3
  • Chất rắn oxy hóa loại 1, 2, 3

GHS03: Chất oxy hoá

4

 
image007
  • Khí nén.
  • Khí hóa lỏng.
  • Khí hóa lỏng lạnh.
  • Khí hoà tan.

GHS04: Khí nén

 

5

 
image009
  • Chất ăn mòn kim loại loại 1

GHS05: Chất ăn mòn

6

Không cần ký hiệu

  • Chất nổ thuộc nhóm 1.5, 1.6.
  • Khí ga dễ cháy loại 2.
  • Chất tự phản ứng và hỗn hợp loại G.
  • Peroxide hữu cơ loại G.

 

2.2. Hình đồ cảnh báo hóa chất nguy hiểm cho môi trường

 

STT

Nhãn

Ý nghĩa cảnh báo

1

 
image011
  • Nguy hiểm mang tính tức thời cho môi trường thủy sinh, loại 1.
  • Nguy hiểm mang tính lâu dài cho môi trường thủy sinh, loại 1, 2.

GHS09: Nguy hiểm môi trường

2

Không yêu cầu

  • Nguy hiểm mang tính tức thời cho môi trường thủy sinh, loại 2, 3.
  • Nguy hiểm mang tính lâu dài cho môi trường thủy sinh, loại 3, 4.

2.3. Cảnh báo nguy hiểm về thể chất và sức khỏe

STT

Nhãn

Ý nghĩa cảnh báo

1

 
image013
  • Độc cấp tính ( ảnh hưởng tới miệng, da, hô hấp), loại 1, 2, 3.

GHS06: Độc

2

 
image015
  • Độc cấp tính (miệng, da, hô hấp), loại 4.
  • Kích ứng da, loại 2, 3.
  • Kích ứng mắt, loại 2A.
  • Mẫn cảm da, loại 1.
  • Độc tính cơ quan cụ thể sau một lần phơi nhiễm, loại 3.
  1. Kích ứng đường hô hấp.
  2. Các tác động ma túy.

Không sử dụng:

  • Với ký hiệu "đầu lâu xương chéo".
  • Để chỉ kích ứng da hoặc mắt nếu:
  1. Ký hiệu "ăn mòn" cũng có.
  2. Ký hiệu "nguy hiểm sức khỏe" được dùng để chỉ sự mẫn cảm đối với hô hấp.

GHS07: Nguy hại

3

 
image017
  • Mẫn cảm hô hấp, loại 1.
  • Đột biến tb nguyên bào, loại 1A, 1B, 2.
  • Tính gây bệnh ung thư, loại 1A, 1B, 2.
  • Độc tính tác động sinh sản, loại 1A, 1B, 2.
  • Độc tính cơ quan đích sau một lần phơi nhiễm, loại 1, 2.
  • Độc tính cơ quan đích sau phơi nhiễm lặp lại, loại 1, 2.
  • Nguy hiểm khi hít vào, loại 1, 2.

GHS08: Nguy hiểm sức khỏe

4

Không cần ký hiệu

  • Độc tính gây độc cấp tính (miệng, da, hô hấp) loại 5.
  • Kích ứng tới mắt, loại 2B.
  • Độc tính tới sinh sản (thông qua cho bú).

5

 
image009
  • Ăn mòn da, các loại 1A, 1B, 1C.
  • Nguy hiểm mang tính nghiêm trọng cho mắt, loại 1.

Chất ăn mòn

2.4. Hình đồ cảnh báo hóa chất nguy hiểm trong vận chuyển

Lớp 1: Chất nổ

STT

Nhãn

Ý nghĩa cảnh báo

1

 
image020

Chất nổ.

Phân lớp 1.1: Các chất và vật phẩm có nguy cơ gây nổ hàng loạt.

Phân lớp 1.2: Các chất, vật phẩm có mối nguy hiểm dạng bắn ra nhưng không phải là nguy cơ gây nổ hàng loạt.

Phân lớp 1.3: Các chất, vật phẩm có nguy cơ gây cháy, hoặc là có nguy cơ gây nổ nhỏ hay nguy cơ bắn ra nhỏ hoặc có thể là cả hai, nhưng không phải là nguy cơ nổ hàng loạt.

Lưu ý

Các dấu sao trong hình biểu tượng được thay thế bằng số lớp và số mã tương thích.

Phân lớp 1.1 đến 1.3

2

 
image022

Chất nổ

Các chất, vật phẩm được phân loại là chất nổ nhưng nó không có nguy cơ gây nên mối nguy hiểm đáng kể


Lưu ý

Dấu sao sẽ được thay thế bằng mã tương thích.

Phân lớp 1.4

3

 
image024

Chất nổ

  • Chất rất nhạy cảm và có nguy cơ nổ hàng loạt.

Lưu ý

  • Dấu sao sẽ được thay thế bằng mã tương thích.

Phân lớp 1.5

4

 
image026

Chất nổ

  • Không tuyên bố về nguy hiểm

Lưu ý

  • Dấu sao sẽ được thay bằng mã tương thích

Phân lớp 1.6

Lớp 2: Khí gas

STT

Nhãn

Ý nghĩa cảnh báo

1

 
image028

Khí ga dễ cháy

Các khí ở 20 °C và áp suất tc là 101,3 kPa:

  • có thể bắt lửa khi trong hỗn hợp từ 13% trở xuống theo thể tích với không khí; hoặc
  • có phạm vi dễ cháy với không khí ít nhất là 12%, không phụ thuộc vào giới hạn dưới dễ cháy.

 Ký hiệu thay thế:

Lưu ý

  • Biểu tượng, số lượng và đường ranh trong hình có thể thể hiện bằng màu trắng thay vì đen.

Phân lớp 2.1

2

Phân lớp 2.2

Khí không cháy không độc

Các khí:


  • Là chất làm ngạt - loại khí thông thường cần pha loãng hoặc thay thế khí oxy trong không khí; hoặc
  • Là chất oxy hóa - loại khí có thể, nói chung là bằng cách cung cấp oxy, gây ra hoặc góp phần để đốt cháy các vật liệu khác nhiều hơn so với không khí;
  • Không thuộc các phân lớp khác;

 Ký hiệu thay thế

image030

Lưu ý

Biểu tượng, số lượng và đường ranh giới trong hình có thể được thể hiện bằng màu trắng thay vì màu đen

 

   

Lớp 3 và 4: Các chất lỏng và chất rắn dễ cháy

STT

Nhãn

Ý nghĩa cảnh báo

1

 
image034

Các chất lỏng dễ cháy

Chất lỏng có độ chớp cháy dưới 60 °C và có khả năng giúp duy trì sự cháy.


 Ký hiệu thay thế:

image036

Lưu ý

Biểu tượng, số lượng và đường ranh giới có thể được thể hiện trong bảng bằng màu trắng thay vì màu đen.

Lớp 3

2

 
image038

Đây là chất rắn dễ cháy, các chất tự phản ứng hoặc các chất nổ, chất rắn đã được khử nhạy hiệu quả

Phân lớp 4.1

3

 
image040
  • Các chất có khả năng bốc cháy và tự phát sáng

Phân lớp 4.2

4

 
image042

Các chất khí tiếp xúc với nước, có thể gây ra các loại khí dễ cháy

Phân lớp 4.3

Như vậy, Vietchem đã giúp bạn tìm hiểu về các loại hình đồ cảnh báo hóa chất độc hại cũng như cách nhận diện nó. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn.

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về Carbon Tetrachloride (CCl₄) | Đặc điểm, tính chất, ứng dụng

Carbon tetrachloride (CCl₄) là một hợp chất hóa học quan trọng, từng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, do những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và môi trường, việc sử dụng chất này hiện đang bị hạn chế ở nhiều quốc gia. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mọi khía cạnh của carbon tetrachloride, từ cấu trúc, tính chất đến ứng dụng và rủi ro.

0

Xem thêm

Lithium Carbonate là gì? Công dụng, lợi ích và ứng dụng quan trọng

Lithium Carbonate là một hợp chất hóa học quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong cả y học và công nghiệp. Từ việc điều trị các rối loạn tâm thần đến sản xuất pin lithium-ion cho xe điện và các thiết bị công nghệ cao, vai trò của hợp chất này ngày càng trở nên thiết yếu trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên, đằng sau sự phổ biến ấy, Lithium Carbonate cũng mang theo những thách thức về môi trường và sức khỏe cần được lưu tâm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng, lợi ích, cũng như tác động của Lithium Carbonate đến cuộc sống và nền kinh tế toàn cầu.

0

Xem thêm

Succinic Acid (Axit Succinic): Nguồn gốc, tính chất và vai trò trong đời sống

Succinic Acid (hay Axit Succinic) là một hóa chất quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong các ngành thực phẩm, mỹ phẩm, công nghiệp, và sản xuất nhựa sinh học. Với nguồn gốc tự nhiên và khả năng tái tạo, loại axit này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Hãy cùng khám phá chi tiết về công dụng, lợi ích, và vai trò nổi bật của Axit Succinic trong đời sống và sản xuất hiện đại.

0

Xem thêm

Công suất tỏa nhiệt là gì? Công thức tính, Ứng dụng thực tiễn

Công suất tỏa nhiệt là một khái niệm cơ bản và quan trọng trong lĩnh vực vật lý, đặc biệt trong các ngành như nhiệt động lực học, cơ học và kỹ thuật nhiệt. Hiểu rõ về công suất tỏa nhiệt không chỉ giúp giải thích các hiện tượng trong tự nhiên mà còn có ứng dụng thực tiễn trong thiết kế máy móc, thiết bị và hệ thống làm việc dựa trên nhiệt.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phan Thu Bừng

Phan Thu Bừng

Hóa Chất Công Nghiệp

0981 370 387

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Trần Sĩ Khoa

Trần Sĩ Khoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 851 648

Mai Văn Đền

Mai Văn Đền

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 337 431

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Phan Bừng : 0981 370 387 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544