• Thời gian đăng: 08:48:20 AM 25/11/2023
  • 0 bình luận

Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là kim loại nào? Nhiệt độ nóng chảy của kim loại là mức nhiệt độ diễn ra quá trình nóng chảy của một chất từ thể rắn chuyển qua thể lỏng. Trên thực tế có rất nhiều các loại kim loại với nhiệt độ nóng chảy là khác nhau. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết ở bài viết dưới đây.

1. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là loại nào?

Kim loại có điểm nóng chảy cao nhất là Vonfram (3.422 °C; 6.192 °F) và độ bền kéo lớn nhất khi có áp suất hơi thấp nhất (ở nhiệt độ trên 1.650 °C, 3.000 °F), Vậy chúng ta có thể xác định kim loại có nhiệt độ nóng chảy ở mức tối đa là Vonfram (W). Bên cạnh đó W còn được ứng dụng làm dây tóc bóng đèn nhờ tính khó nóng chảy này.

1-kim-loai-co-nhiet-do-nong-chay-cao-nhat

Hình 1: Vonfram

2. Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại phổ biến

Đồng thau trong hóa học có ký hiệu là Cu và số nguyên tử là 29, nguyên tử khối bằng 64. Đặc tính của kim loại đồng là mềm và dễ uống, thường sử dụng làm chất dẫn điện, dẫn nhiệt, vật liệu xây dựng. Đây là cũng kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ở mức 1084.62 °C.

2.1. Kim loại nhôm

Ký hiệu hóa của của kim loại nhôm là A1 và số nguyên tử là 13, nguyên tử khối bằng 27 đvC. Ước tính nhiệt độ nóng chảy của nhôm bằng 660 độ C. Trong lĩnh vực giao thông vận tải, hàng không vũ trụ, đồ gia dụng,... nhôm có vai trò quan trọng.

2-nhiet-do-nong-chay-cao-nhat-cua-nhom

Hình 2: Nhôm

2.2. Kim loại vàng

Trong bảng tuần hoàn, kim loại vàng có ký hiệu là AU, số nguyên tử bằng 79 đvC. Vàng có đặc tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, không bị không khí tác động và là một chất liệu quý hiếm. Chính vì vậy, trong ngành nha khoa, trang sức, điện tử chúng ta sẽ thấy vàng được sử dụng nhiều. Vàng có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là 1064 độ C.

2.3. Kim loại bạc

Ký hiệu kim loại bạc là Ag với số nguyên tử 47 đvc. Ước tính nhiệt độ nóng chảy của bạc là 961.78 °C. Bạc có tính mềm dẻo cao, dễ tạo hình và có màu trắng. Tính dẫn điện của bạc thuộc top cao nhất trong tất cả các kim loại. Bạc cũng có tính hữu dụng cao nên được dùng trong sản xuất đồ trang sức, làm đồng tiền xu hoặc một số đồ gia dụng trong gia đình.

2.4. Kim loại thiếc

Sn là ký hiệu hóa học của thiết và số nguyên tử bằng 50. Ở trong nhiệt độ bình thường, thiếc có màu ánh bạc, rất khó bị oxy hóa. Nhiệt độ nóng chảy là 231.93 °C. 

2.5. Kim loại gang

Gang được chia thành nhiều dạng: Gang xám biến trắng, gang xám, gang giun, gang cầu, gang dẻo. Thành phần hóa học của tất cả chủ yếu là sắt, chiếm đến 95% trọng lượng. Ngoài ra có thêm những nguyên tố hợp kim chính là Cacbon & Silic theo tỷ lệ khác nhau. Vì vậy, gang có nhiệt độ nóng chảy dao động từ 150 -> 1200 °C.

2.6. Kim loại kẽm

Ký hiệu hóa học của kim loại kẽm là Zn và số nguyên tử bằng 30 đvc. Kẽm cũng là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ở ngưỡng 419.53°C. Trên thế giới, kẽm được sử dụng phổ biến chỉ sau đồng và sẵn. Ở nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng cũng được ứng dụng để sản xuất hợp kim, mạ kim loại,...

Hoặc bạn có thể tra cứu nhanh bằng bảng tra nhiệt độ nóng chảy của các kim loại:

3-bang-tra-cuu-nhiet-do-nong-chay-kim-loai

Hình 3: Bảng tra cứu nhiệt độ nóng chảy của kim loại

3. Tầm quan trọng của việc xác định nhiệt độ nóng chảy

Việc xác định nhiệt độ nóng chảy giúp các nhà khoa học xác định chính xác loại kim loại một cách dễ dàng. Không chỉ vậy, họ cũng nhận biết cụ thể kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất hay các phi kim, hợp kim,... Song song với đó, quá trình này được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp gia công cơ khí, chế tạo, đúc kim loại, làm khuôn, phục vụ cho công nghệ nghiên cứu hoặc sử dụng trong ngành y tế.

Nhờ việc ứng dụng nhiệt độ nóng chảy của kim loại nên con người đã sáng chế ra nhiều sản phẩm có ích phục vụ cho đời sống. Ngoài ra cũng góp phần lớn trong việc bảo vệ trái đất tránh khỏi ô nhiễm môi trường.

4-ung-dung-cua-nhiet-do-nong-chay-kim-loai

Hình 4: Ứng dụng của nhiệt độ nóng chảy kim loại

4. Câu hỏi liên quan về tính chất vật lý của kim loại

Câu 1. Tính chất nào không phải là tính chất vật lí của kim loại

  1. Tính dẻo
  2. Tính dẫn nhiệt
  3. Có ánh kim
  4. Tính cách điện

Đáp án D

Câu 2. Kim loại nào dưới đây dẫn điện tốt nhất

  1. Đồng
  2. Sắt
  3. Nhôm
  4. Bạc

Đáp án D

Câu 3. Kim loại X có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, được sử dụng làm dây tóc bóng đèn. Kim loại X là:

  1. Vonfram
  2. Sắt
  3. Thủy ngân
  4. Vàng

Đáp án A

Câu 4. Nhận xét nào về tính chất vật lí của kim loại dưới đây là không đúng ?

  1. Nhiệt độ nóng chảy : Hg < Al < W.
  2. Tính cứng : Cs < Fe < W < Cr
  3. Tính dẫn điện và nhiệt: Fe < Al < Au < Cu < Ag.
  4. Tính dẻo : Al < Au < Ag.

Đáp án D

Câu 5. Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?

  1. Ánh kim.
  2. Tính dẻo.
  3. Tính dẫn điện
  4. Tính cứng.

Đáp án D

Tính chất vật lí của kim loại không phải do e tự do gây ra là tính cứng (tính chất riêng của kim loại)

Câu 6. Cho các nhận xét sau :

(1)Tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong kim loại gây ra.

(2) Các kim loại nhẹ đều có khối lượng riêng nhỏ hơn 5g/cm3.

(3) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

(4) Gang cũng như thép đều là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác.

Số nhận xét đúng là.

  1. 4
  2. 2
  3. 3
  4. 1

Đáp án A

(1) Tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong kim loại gây ra.

(2) Các kim loại nhẹ đều có khối lượng riêng nhỏ hơn 5g/cm3.

(3) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

(4) Gang cũng như thép đều là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác.

Câu 7. Một kim loại có những tính chất (vật lý và hóa học) như sau:

Hợp kim của nó với các kim loại khác, được ứng dụng trong công nghệ chế tạo máy bay, tên lửa.

Phản ứng mãnh liệt với axit clohiđric.

Phản ứng với dung dịch kiềm, giải phóng khí hiđro

Nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

Đó là kim loại:

  1. kẽm
  2. vàng
  3. nhôm
  4. chì

Đáp án C

Vì là kim loại phản ứng với dung dịch kiềm, giải phóng khí hiđro và nhẹ dẫn điện, dẫn nhiệt tốt

=> kim loại đó là Al

Câu 8. Kim loại vonfram được dùng làm dây tóc bóng đèn vì những nguyên nhân nào sau đây?

  1. Là kim loại rất cứng.
  2. Là kim loại rất mềm.
  3. Là kim loại có nhiệt độ nóng chảy rất cao.
  4. Là kim loại có khối lượng phân tử lớn.

Đáp án C

Kim loại vonfram được dùng làm dây tóc bóng đèn vì Là kim loại có nhiệt độ nóng chảy rất cao

Câu 9. Các kim loại thường có vẻ đẹp sáng lấp lánh, rất đẹp, nhiều kim loại được sử dụng làm đồ trang sức, vật dụng trang trí. Đó là tính chất vật lí nào của kim loại

  1. Tính dẻo
  2. Tính dẫn nhiệt
  3. Tính dẫn điện
  4. Ánh kim

Đáp án D

Câu 10. Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất

  1. Ni
  2. W
  3. Hg
  4. Au

Đáp án B

Câu 11. Phát biểu nào dưới đây sai?

  1. Kim loại Vonfram được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có nhiệt độ sôi cao.
  2. Bạc, vàng được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim, bề mặt rất đẹp.
  3. Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do bền và nhẹ.
  4. Đồng và nhôm được dùng làm dây điện là do dẫn điện tốt.

Đáp án A

Câu 12. Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây

  1. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao.
  2. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.
  3. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim.
  4. Tính dẻo, có ánh kim, tính cứng.

Đáp án B

Kim loại có những tính chất vật lý chung: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.

Câu 13. Trong số các kim loại: nhôm, bạc, sắt, đồng, kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là:

  1. Nhôm.
  2. Bạc.
  3. Sắt.
  4. Đồng.

Đáp án B

Câu 14. Cho các phản ứng sau:

(1) CuO + H2 → Cu + H2O

(2) 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2+ 2H2SO4

(3) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

(4) 2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr

Số phản ứng dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là

  1. 4
  2. 3
  3. 2
  4. 1

Đáp án C

(1) CuO + H2 → Cu + H2O

(4) 2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr

Câu 15. Cho các phát biểu sau:

(a) Ag là kim loại dẫn điện tốt nhất còn Cr là kim loại cứng nhất.

(b) Phản ứng hóa học giữa Hg và S xảy ra ngay ở điều kiện thường.

(c) Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển từ cực âm đến cực dương.

(d) Kim loại Cu chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của nó.

Số phát biểu đúng là

  1. 1
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Đáp án D

(c) Sai vì Ăn mòn hóa học thì electron chuyển trực tiếp từ chất cho sang chất nhận

(d) Sai vì Cu có thể được điều chế bằng phương pháp thủy luyện , nhiệt luyện hoặc điện phân đều được

Trên đây là đáp án chính xác nhất về thắc mắc kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là kim loại nào? Mong rằng, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức về vật lý hữu ích và ứng dụng trong đời sống tốt nhất.

Bài viết liên quan

Tìm hiểu phương pháp cô cạn là gì? Cách cô cạn dung dịch hiệu quả

Việc áp dụng phương pháp cô cạn dung dịch không chỉ được thực hiện ở phòng thí nghiệm mà còn phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy cô cạn là gì? Làm thế nào để cô cạn dung dịch hiệu quả, tối ưu? Các bạn hãy cùng khám phá chi tiết cho vấn đề này qua chia sẻ của VietChem dưới đây.

0

Xem thêm

Khám phá công nghệ Nano và những ứng dụng trong cuộc sống

Công nghệ Nano được nhắc đến khá nhiều từ sau bước tiến công nghiệp hóa toàn cầu. Vậy công nghệ này có đặc điểm gì và ứng dụng như thế nào trong cuộc sống thì các bạn hãy theo dõi nội dung VietChem chia sẻ dưới đây.

0

Xem thêm

Nguyên nhân gây rong rêu và cách làm sạch nhanh chóng

Rong rêu là tình trạng xuất hiện phổ biến ở mọi nơi nếu không được xử lý đúng cách và vệ sinh định kỳ. Đặc biệt là ở những nơi ẩm ướt và thiếu ánh sáng. Vậy nguyên nhân gây rong rêu là gì và hóa chất nào xử lý hiệu quả? Hãy cùng VietChem khám phá lời giải đáp vấn đề này qua nội dung sau.

0

Xem thêm

Tìm hiểu số khối là gì? Công thức tính và ứng dụng của số khối

Số khối được biết đến là giá trị của các hạt proton, neutron trong nguyên tử. Đơn vị số khối bằng 1/12 khối lượng nguyên tử Cacbon với ký hiệu là u. Vậy số khối là gì? Công thức tính và ứng dụng của số khối như thế nào? Hãy cùng VietChem khám phá lời giải đáp chi tiết dưới đây.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất và Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phan Thu Bừng

Phan Thu Bừng

Hóa Chất Công Nghiệp

0981 370 387

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Phạm Quang Phúc

Phạm Quang Phúc

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946667708

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Phan Bừng : 0981 370 387 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929