• Thời gian đăng: 15:23:54 PM 14/09/2018
  • 1 bình luận

Kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học

Kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học là điều mà rất nhiều người quan tâm và cũng là điều mà bất cứ người làm thí nghiệm nào cũng cần nắm được. 

Đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm

Đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm

Ngày nay, khi nhắc đến hóa chất độc hại, mọi người đều lo lắng và tránh xa, nhưng không thể hoàn toàn không sử dụng khi nó đem lại nhiều lợi ích trong học tập và nghiên cứu khoa học. Những quy tắc cơ bản để đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh, sinh viên và các nhà khoa học có thể tự bảo vệ bản thân khỏi các loại hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm.

I. Những vấn đề cần lưu ý khi vào phòng thí nghiệm

Để đảm bảo an toàn, khi vào phòng thí nghiệm chúng ta cần:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng các loại hóa chất và suy nghĩ kỹ trước khi làm thí nghiệm
  • Đeo kính bảo hộ, găng tay, khẩu trang y tế và mặc áo choàng của phòng thí nghiệm
  • Cột tóc gọn gàng, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại
  • Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi tiến hành thí nghiệm
  • Không nuốt, không uống các loại hóa chất có trong phòng thí nghiệm
  • Rửa sạch vùng da sau khi tiếp xúc với hóa chất
  • Nếu chẳng may bị hóa chất rơi vào mắt cần phải rửa ngay lập tức
  • Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định như hướng dẫn

Phòng lab là gì? Dịch vụ thiết kế phòng lab chuyên nghiệp

II. Các quy tắc kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học

Trước khi làm việc trong phòng thí nghiệm, chúng ta cần phải tìm hiểu về các đặc tính độc hại, khả năng cháy nổ của từng chất để tránh xảy ra những sai sót khi tiến hành thí nghiệm, dẫn đến những hậu quả ngoài ý muốn, cụ thể:

Đeo kính bảo hộ và áo choàng khi vào phòng thí nghiệm

Đeo kính bảo hộ và áo choàng khi vào phòng thí nghiệm

1. Thí nghiệm với các chất độc hại:

Trong phòng thí nghiệm có rất nhiều chất độc hại có thể kể đến như: HCN, Hg, CO, Cl2, NO, NO2, H2S, HgCl2,… hay là các loại chất dùng trong tổng hợp hữu cơ như: CH3OH, Benzen, Toluen, HCHO, CH2Cl2,… Khi làm việc với các chất hóa học này cần chú ý kiểm tra chất lượng dụng cụ chứa đựng và dụng cụ tiến hành thí nghiệm. Đặc biệt, chúng ta cần phải tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu sau:

  • Không được nếm và nuốt các chất độc hại bằng miệng, đeo khẩu trang và thận trọng khi ngửi các chất độc hại. Không hít mạnh hoặc kề mũi vào gần bình hóa chất mà chỉ được dùng bàn tay phẩy nhẹ hơi hóa chất vào mũi.
  • Đối với thủy ngân nên đựng trong các lọ dày, nút kín và nên cho một lớp nước mỏng ở trên.
  • Hạn chế, tránh hít phải hơi brom, khí clo và khí nitơ peoxit, tránh không cho bay vào mắt hoặc dây ra tay.
  • Sau khi tiến hành thí nghiệm xong cần phải rửa tay và các dụng cụ thật sạch (có thể dùng xà phòng để rửa).
  • Cất giữ, bảo quản hóa chất độc hại sau khi sử dụng đúng nơi quy định

2. Thí nghiệm với các chất dễ ăn mòn:

Các loại chất có trong phòng thí nghiệm có thể kể đến như: axit đặc, kiềm đặc, kim loại kiềm, photpho trắng, phenol,… khi sử dụng các chất này chúng ta cần lưu ý:

  • Đeo găng tay bảo hộ, tránh xa không để dây vào tay, người, quần áo và đặc biệt là mắt (nên dùng kính bảo hộ để tránh hóa chất bắn vào mắt).
  • Không đựng axit đặc trong bình đựng quá to, khi rót không nên nâng bình quá cao so với mặt bàn.
  • Khi tiến hành pha loãng axit sunfuric cần phải đổ axit vào nước mà không được làm ngược lại.
  • Khi đun nóng các dung dịch dễ ăn mòn, phải tuyệt đối tuân thủ theo quy tắc đun nóng hóa chất trong ống nghiệm (hướng miệng ống nghiệm về hướng không có người).

3. Thí nghiệm với các chất dễ bắt lửa:

Các chất thuộc nhóm dễ cháy như rượu cồn, dầu hỏa, ete, benzen, axeton,... khi làm việc với chúng cần phải chú ý:

  • Chỉ được phép đun nóng hay chưng cất trên nồi cách thủy hoặc cách không khí trên bếp điện kín.
  • Không để gần nguồn nhiệt, cầu dao điện và các chất dễ cháy khác
  • Khi tiến hành kết tinh từ các dung môi dễ cháy thì cần thực hiện trong dụng cụ riêng, có nắp sinh hàn hồi lưu.

4. Thí nghiệm với các chất dễ cháy nổ

  • Khi làm việc với các chất dễ gây nổ như H2, dung dịch kiềm, kim loại kiềm, axit đặc, các chất hữu cơ dễ cháy nổ,… chúng ta cần phải đeo kính bảo vệ (làm bằng thủy tinh hữu cơ) để che chở cho mắt và các bộ phận quan trọng khác trên gương mặt.
  • Khi đun nóng các dung dịch trong ống nghiệm phải dùng cặp và luôn hướng miệng ống nghiệm về phía không có người, đặc biệt khi nung nóng axit đặc hoặc kiềm đặc .
  • Lưu ý: khi vào phòng thí nghiệm cần nhớ chính xác chỗ để các loại dụng cụ cứu hỏa, các bình chữa cháy và hộp thuốc cứu thương để phòng khi có sự cố ngoài ý muốn xảy ra.

Để đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm, ngoài việc chấp hành theo đúng các kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học trên đây thì ta cần lựa chọn những loại hóa chất và dụng cụ thí nghiệm chất lượng và chính hãng. VietChem là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp các loại thiết bị, dụng cụ và hóa chất phục vụ các ứng dụng nghiên cứu phức tạp trong phòng thí nghiệm.

Tại VietChem, các loại dụng cụ thí nghiệm đều được nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng trên thế giới như: Duran – Đức, Wheaton – Mỹ, Kartell – Ý, Boeco – Đức, Whatman – Anh, Assistant – Đức,… đảm bảo đem lại độ chính xác và an toàn khi sử dụng. Khách hàng quan tâm đến sản phẩm của VietChem xin vui lòng truy cập website vietchem.com.vn hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 0826 010 010 để được tư vấn từ chuyên viên của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Mạng tinh thể là gì? Cấu trúc, đặc điểm và ứng dụng

Mạng tinh thể là nền tảng của nhiều vật liệu trong tự nhiên và công nghiệp, từ kim cương lấp lánh đến silicon trong chip máy tính. Vậy mạng tinh thể là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá cấu trúc, đặc điểm nổi bật và những ứng dụng thú vị của mạng tinh thể trong đời sống.

0

Xem thêm

Dung nham là gì? Quá trình hình thành, đặc điểm và ứng dụng

Dung nham – một hiện tượng thiên nhiên đầy sức hút và bí ẩn. Được sinh ra từ lòng đất, dung nham không chỉ là dấu hiệu của các hoạt động núi lửa mà còn ẩn chứa nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống con người. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá quá trình hình thành, đặc điểm nổi bật, và những ứng dụng thú vị của dung nham.

0

Xem thêm

Đá magma được hình thành như thế nào? Khám phá đặc điểm và vai trò

Đá magma, một trong ba loại đá chính của Trái Đất, được hình thành từ sự nguội lạnh và kết tinh của magma nóng chảy. Với quá trình hình thành đặc biệt và tính chất đa dạng, đá magma không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc địa chất mà còn mang lại nhiều giá trị ứng dụng trong xây dựng, nghiên cứu và công nghiệp. Cùng khám phá chi tiết về quá trình hình thành, phân loại, và vai trò của loại đá này!

0

Xem thêm

Tìm hiểu về đá trầm tích | Đặc điểm, phân loại và vai trò trong cuộc sống

Đá trầm tích là một phần quan trọng trong chu kỳ địa chất của Trái Đất, chứa đựng nhiều bí mật về lịch sử tự nhiên và sự sống. Với sự đa dạng về hình thái và công dụng, đá trầm tích không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn đóng góp lớn vào xây dựng, năng lượng và nghiên cứu khoa học. Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, cách hình thành và vai trò của loại đá đặc biệt này trong bài viết dưới đây!

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Nguyễn Hoàng Yến Vi
15:05:03 PM 08/10/2021

Tôi đã yên tâm hơn đến việc đó rồi

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Tống Đức Nhuận

Tống Đức Nhuận

Hóa Chất Công Nghiệp

0867 192 688

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Trần Sĩ Khoa

Trần Sĩ Khoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 851 648

Mai Văn Đền

Mai Văn Đền

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 337 431

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Đức Nhuận : 0867 192 688 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544