• Thời gian đăng: 08:08:43 AM 20/03/2024
  • 0 bình luận

Lecithin là gì? Lợi ích vàng đối với sức khỏe

Lecithin có liên quan chặt chẽ với sức khỏe và sắc đẹp của con người. Chúng được tìm thấy nhiều trong tự nhiên và có ở một số thực phẩm quen thuộc. Vậy Lecithin là gì? Lợi ích đáng chú ý của thực phẩm này như thế nào? Vấn đề này sẽ được VietChem sẽ giải đáp chi tiết qua nội dung dưới đây.

1. Lecithin là gì?

Lecithin là một thành phần tự nhiên có mặt trong các mô cơ thể, được cấu thành từ axit béo và đóng vai trò quan trọng trong nhiều ứng dụng thương mại và y khoa. Chức năng của nó như một chất nhũ hóa giúp ngăn chặn việc hòa lẫn giữa chất béo và dầu với các thành phần khác.

Lecithin có màu vàng với các ứng dụng chính trong ngành mỹ phẩm, dược phẩm và công nghiệp thực phẩm. Chúng được dùng để điều trị các bệnh lý ở gan, bệnh rối loạn hưng phấn, tăng mỡ máu…

lecithin-la-gi-1

Tìm hiểu về Lecithin

2. Lecithin có tác dụng gì?

Tác dụng của Lecithin là gì nhận được sự quan tâm của con người. Theo đó, Lecithin mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Bao gồm:

2.1. Cải thiện chức năng não bộ

Lecithin tác dụng không thể bỏ qua đó chính là cải thiện chức năng của não bộ. Ở những người có chế độ ăn uống giàu Lecithin sẽ hỗ trợ điều trị các bệnh lý về hệ thần kinh. Đồng thời, giúp cho trí nhớ được nhạy bén hơn.

2.2. Dưỡng ẩm và làm dịu da

Lecithin trong mỹ phẩm giống như một chất làm mềm, giúp cho da được mịn màng, căng bóng. Việc sử dụng hoạt chất này đúng cách có khả năng chữa khỏi bệnh chàm hay các vấn đề về mụn trứng cá.

lecithin-la-gi-2

Lecithin giúp dưỡng ẩm và làm dịu da

2.3. Giảm mỡ máu

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, Lecithin có thể làm giảm mỡ máu xấu LDL và tăng chỉ số mỡ tốt HDL. Nếu kết hợp với một số thành phần khác trong đậu nành còn mang đến hiệu quả tối ưu để kiểm soát mỡ máu.

2.4. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Lecithin từ đậu nành mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe tim mạch. Hiệu quả này sẽ càng thấy rõ ở những người mắc bệnh tim mạch hay huyết áp cao. 

2.5. Chức năng hệ tiêu hóa được bảo vệ và cải thiện

Lecithin chất nhũ hóa góp phần vào quá trình cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Trong đó, những người bị viêm loét đại tràng có thể sử dụng Lecithin để cải thiện chất nhầy trong ruột. Lúc này, lớp niêm mạc sẽ được bảo vệ và quá trình tiêu hóa sẽ dễ dàng, hiệu quả hơn.

Với những người bị rối loạn tiêu hóa hay hội chứng ruột kích thích cũng có thể sử dụng hoạt chất này. Mục đích là giúp hệ tiêu hóa được tốt hơn, giúp quá trình hoạt động trơn tru, mang lại lợi ích cho sức khỏe.

2.6. Tốt cho phụ nữ sau sinh

Lợi ích với bà mẹ đang cho con bú của Lecithin là gì cũng được tìm kiếm khá nhiều. Theo các chuyên gia, hoạt chất này có thể phòng ngừa tái phát tình trạng tắc tia sữa. Chỉ cần sử dụng mỗi ngày 1200mg/ liều với 4 liều để mang đến hiệu quả tối ưu.  

3. Thực phẩm giàu Lecithin

Từ những lợi ích kể trên, Lecithin có nhiều trong đâu được tìm kiếm nhiều. Theo đó, nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu hàm lượng này khá quen thuộc với đời sống hàng ngày. Bao gồm: Các loại đậu, thịt bò, hải sản, nội tạng động vật, trứng, hạt hướng dương…

Lecithin mầm đậu nành được chiết xuất dưới dạng viên nang để thuận tiện cho việc sử dụng. Ngoài ra, hoạt chất này còn được chiết xuất từ hạt hướng dương để dùng cho những người không được sử dụng thực phẩm biến đổi gen.

lecithin-la-gi-3

Lecithin được bào chế từ đậu nành hoặc hạt hướng dương

4. Cách dùng và liều lượng sử dụng Lecithin

Việc nắm rõ cách dùng Lecithin sẽ giúp hạn chế tác dụng phụ và mang đến hiệu quả sử dụng như mong muốn. Hiện nay, không có liều lượng cụ thể khi sử dụng Lecithin. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ cần dùng khoảng 1200mg chia làm ba lần vào các buổi sáng, trưa và tốt. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được ghi rõ trên bao bì của sản phẩm.

Có thể sử dụng dạng chất lỏng, dạng viên hay dạng bột từ hợp chất này. Tất cả đều không ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của cơ thể. 

5. Tác dụng phụ của Lecithin

Lecithin trong thực phẩm ít khi gây nên tác dụng phụ bởi hàm lượng thấp. Tuy nhiên, chúng có thể gây kích ứng với những người có cơ địa nhạy cảm, nhất là người dị ứng với đậu nành.

Nếu sử dụng Lecithin dạng bào chế, không nên dùng theo liều khuyến cáo từ ban đầu. Hãy bổ sung tăng liều từ từ để xem mình có bị kích ứng hay không.

Khi đã quen dần thì chỉ dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất và không vượt quá 5.000mg/ ngày. Tránh dùng quá liều vì sẽ gây nên những tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

lecithin-la-gi-4

Sử dụng Lecithin với liều lượng phù hợp để tránh gây tác dụng phụ

6. Chống chỉ định với Lecithin

Lecithin mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe nhưng giới hạn sử dụng trong một số đối tượng dưới đây:

  • Người dị ứng với đậu nành và trứng có thể gây ra phản ứng nên cần tránh.
  • Người đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú không nên dùng Lecithin dạng bào chế. Chỉ nên bổ sung từ nguồn thực phẩm để tránh những nguy hiểm tiềm ẩn.

Mong rằng thông qua bài viết này, các bạn đã nhận được những kiến thức bổ ích giúp hiểu rõ hơn về lecithin, vai trò của nó đối với sức khỏe và các phản ứng phụ có thể gặp phải khi dùng lecithin. Lời khuyên là nên nạp lecithin qua đường thực phẩm tự nhiên hoặc qua các sản phẩm bổ sung từ các nhãn hiệu đáng tin cậy, chất lượng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Bài viết liên quan

Anhydride axetic (Anhydrit axetic) là gì? Đặc điểm tính chất và ứng dụng quan trọng

Anhydride axetic, hay anhidrit axetic, là một hợp chất hóa học không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại, từ sản xuất nhựa acetate đến dược phẩm như aspirin. Với tính chất đặc biệt, khả năng phản ứng cao, và vai trò quan trọng trong tổng hợp hóa học, anhydride axetic đã trở thành nguyên liệu chủ chốt. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả hợp chất này, cần hiểu rõ tính chất, ứng dụng, cũng như các biện pháp bảo vệ môi trường và sức khỏe. Cùng khám phá chi tiết về hợp chất đa năng này trong bài viết dưới đây.

0

Xem thêm

Tìm hiểu về Carbon Tetrachloride (CCl₄) | Đặc điểm, tính chất, ứng dụng

Carbon tetrachloride (CCl₄) là một hợp chất hóa học quan trọng, từng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, do những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và môi trường, việc sử dụng chất này hiện đang bị hạn chế ở nhiều quốc gia. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mọi khía cạnh của carbon tetrachloride, từ cấu trúc, tính chất đến ứng dụng và rủi ro.

0

Xem thêm

Lithium Carbonate là gì? Công dụng, lợi ích và ứng dụng quan trọng

Lithium Carbonate là một hợp chất hóa học quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong cả y học và công nghiệp. Từ việc điều trị các rối loạn tâm thần đến sản xuất pin lithium-ion cho xe điện và các thiết bị công nghệ cao, vai trò của hợp chất này ngày càng trở nên thiết yếu trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên, đằng sau sự phổ biến ấy, Lithium Carbonate cũng mang theo những thách thức về môi trường và sức khỏe cần được lưu tâm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng, lợi ích, cũng như tác động của Lithium Carbonate đến cuộc sống và nền kinh tế toàn cầu.

0

Xem thêm

Succinic Acid (Axit Succinic): Nguồn gốc, tính chất và vai trò trong đời sống

Succinic Acid (hay Axit Succinic) là một hóa chất quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong các ngành thực phẩm, mỹ phẩm, công nghiệp, và sản xuất nhựa sinh học. Với nguồn gốc tự nhiên và khả năng tái tạo, loại axit này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Hãy cùng khám phá chi tiết về công dụng, lợi ích, và vai trò nổi bật của Axit Succinic trong đời sống và sản xuất hiện đại.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phan Thu Bừng

Phan Thu Bừng

Hóa Chất Công Nghiệp

0981 370 387

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Trần Sĩ Khoa

Trần Sĩ Khoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 851 648

Mai Văn Đền

Mai Văn Đền

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 337 431

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Phan Bừng : 0981 370 387 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544