• Thời gian đăng: 14:15:44 PM 02/11/2023
  • 0 bình luận

Lực ma sát nghỉ là gì? Tính chất của lực ma sát nghỉ

Cuộc sống không thể thiếu lực ma sát. Bởi nó giúp máy móc vận hành tốt, các phương tiện di chuyển ổn định và con người có thể đứng yên trên mặt đất. Vậy lực ma sát nghỉ là gì? Đặc điểm và công thức tính thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Vietchem để tìm lời giải đáp nhé

1. Lực ma sát nghỉ là gì? Công thức tính

Lực ma sát nghỉ còn gọi là ma sát tĩnh sinh ra khi một vật nằm yên trên bề mặt của vật khác. Nếu tác dụng một lực song song vào vật với bề mặt tiếp xúc nhưng vật chưa di chuyển, thì bề mặt tiếp xúc đã tác động lên vật đó lực ma sát nghỉ cân bằng với ngoại lực.

Ví dụ về lực ma sát nghỉ: 

  • Ma sát nghỉ giữa bàn chân và mặt đường giúp ta đứng vững không bị ngã khi đứng yên.
  • Ta có thể đứng trên thang máy cuốn di chuyển lên xuống nhờ ma sát nghỉ.
  • Xe đậu được ở những đoạn đường dốc, không bị trượt là nhờ ma sát nghỉ.
  • Các sản phẩm trong nhà máy có thể di chuyển cùng băng chuyền mà không bị rơi rớt.
luc-ma-sat-nghi-1

Hình 1: Lực ma sát nghỉ giúp ô tô đứng yên dù đường dốc

Công thức tính lực ma sát nghỉ:

Fmsn ≤ FM = µn.N

Trong đó: 

  • Fmsn: là lực ma sát nghỉ, đơn vị N
  • FM: là lực ma sát nghỉ cực đại, đơn vị N
  • µn: hệ số ma sát nghỉ
  • N: là áp lực của vật lên mặt phẳng, đơn vị N

Lực ma sát nghỉ cực đại:

FmsnMax = µn.N (µn > µt)

Trong đó:

  • FmsnMax: là hệ số ma sát nghỉ
  • µn: là hệ số ma sát nghỉ
  • µt: là hệ số ma sát trượt

Lưu ý: Nếu nhiều lực tác dụng lên vật thì Ft (độ lớn hợp lực của các ngoại lực và thành phần của ngoại lực) song song với bề mặt tiếp xúc.

2. Đặc điểm của lực ma sát nghỉ

  • Hướng của lực ma sát nghỉ ngược với hướng của lực tác dụng song song lên bề mặt tiếp xúc. 
  • Độ lớn của ma sát tĩnh bằng độ lớn của lực tác dụng khi vật chưa chuyển động.
  • Lực ma sát nghỉ cực đại > lực ma sát trượt khi vật trượt.
  • Nếu lực tác dụng song song lên bề mặt tiếp xúc lớn hơn một giá trị nhất định thì vật sẽ trượt. 
  • Nếu vật nằm yên bề mặt phẳng, lúc này ma sát tĩnh sẽ bằng 0.
  • Ma sát nghỉ có thể tự điều chỉnh, ngược chiều với lực tác dụng.
  • Lực ma sát tĩnh xuất hiện khi vật chịu tác dụng của ngoại lực, nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát.
luc-ma-sat-nghi-2

Hình 2: Lực ma sát nghỉ có hướng ngược lại với hướng của lực tác dụng lên bề mặt tiếp xúc

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lực ma sát nghỉ

Ma sát nghỉ chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Muốn vượt qua ma sát nghỉ giúp vật di chuyển, chúng ta cần tác dụng một lực tăng dần cho tới khi vượt qua lực này. Sau đó cần giảm lực ma sát tĩnh xuống để duy trì vận tốc chuyển động.

Dưới đây là chi tiết các yếu tố ảnh hưởng tới lực ma sát nghỉ:

3.1. Loại vật liệu

Đối với các vật liệu khác nhau, lực ma sát tĩnh sẽ khác nhau. Chẳng hạn như bề mặt gỗ có lực ma sát nghỉ cao hơn bề mặt kim loại.

3.2. Độ nhẵn mặt

Như ví dụ nêu trên, bề mặt càng mịn thì ma sát nghỉ sinh ra càng ít so với bề mặt thô, không đều.

3.3. Tình trạng bề mặt

Nếu bề mặt có chất lỏng, dầu hay bụi bẩn trên đó, thì lực ma sát nghỉ sẽ bị ảnh hưởng. Bởi vì sự tồn tại của các hạt nhỏ có thể làm gia tăng ma sát tĩnh.

3.4. Áp lực tác động

Áp lực tác động lên bề mặt có thể làm thay đổi lực ma sát nghỉ. Nếu áp lực tăng lên, ma sát tĩnh cũng tăng lên theo cách tương quan.  

3.5. Góc nghiêng bề mặt

Ma sát nghỉ cũng chịu ảnh hưởng từ góc nghiêng bề mặt tiếp xúc. Khi bề mặt nghiêng đối với lực tác động lên nó sẽ sinh ra lực ma sát nghỉ lớn.

luc-ma-sat-nghi-3

Hình 3: Bề mặt càng nhẵn mịn thì lực ma sát nghỉ càng nhỏ

4. Vai trò của lực ma sát nghỉ

Lực ma sát nghỉ được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Cụ thể:

4.1. Khởi động và dừng lại phương tiện di chuyển

Nếu lực ma sát trượt giúp vật di chuyển ổn định, thì ma sát nghỉ lại giúp vật đứng yên vững vàng. Ví dụ khi muốn dừng xe ô tô đang chạy trên đường, ta phải đạp phanh và nó dựa vào ma sát nghỉ để dừng lại.

4.2. Ngăn chặn vật di chuyển không mong muốn

Ma sát tỉnh ngăn chặn các vật thể di chuyển tự do, giúp chúng đứng yên trên mặt đất mà không bị trượt đi như: đi bộ hay đặt đồ vật lên mặt phẳng.

4.3. Ứng dụng trong kỹ thuật và công nghiệp

Lực ma sát nghỉ được sử dụng để chế tạo các loại máy móc có tính động cơ. Đảm bảo chúng hoạt động ăn khớp với nhau và tránh di chuyển không kiểm soát.

4.3. Thiết kế sản phẩm và đóng gói

Ma sát tĩnh đảm bảo cho quá trình thiết kế và đóng gói sản phẩm được bảo quản, vận chuyển một cách an toàn, hiệu quả không bị trượt hỏng.

luc-ma-sat-nghi-4

Hình 4: Lực ma sát nghỉ ứng dụng trong đóng gói sản phẩm

4.5. Kiểm soát rung và tiếng ồn

Độ rung và tiếng ồn có thể được kiểm soát bởi lực ma sát nghỉ khi ứng dụng trong các kỹ thuật. Mục tiêu giúp giảm thiểu hiện tượng này và tăng hiệu suất hoạt động tối ưu.

Trên đây là những chia sẻ của Vietchem về lực mà sát nghỉ và các thông tin liên quan. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ công thức và ứng dụng của lực này trong cuộc sống. 

Để biết thêm nhiều thông tin hay và bổ ích, hãy thường xuyên ghé thăm trang web Vietchem.com.vn của chúng tôi nhé!

Bài viết liên quan

Sóng viba là gì? Có gây hại cho sức khỏe không?

Sóng viba hay còn được gọi với tên gọi khác là vi sóng. Loại sóng này được ứng dụng phổ biến trong lò vi sóng - một thiết bị khá quen thuộc trong các gia đình Việt.

0

Xem thêm

Bước sóng là gì? 4 công thức tính cơ bản và ứng dụng của bước sóng

Bước sóng là gì? Khái niệm này xuất hiện nhiều trong các lĩnh vực trong cuộc sống và đóng một vai trò quan trọng trong từng lĩnh vực đó. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bước sóng hay những ứng dụng của nó.

0

Xem thêm

Bảng độ âm điện của các nguyên tố hóa học cơ bản

Bảng độ âm điện là một yếu tố quan trọng để mọi người so sánh được tính kim loại và phi kim loại của những nguyên tố hóa học. Nhưng bạn có biết độ âm điện cụ thể đầy đủ của các nguyên tố như thế nào?

0

Xem thêm

Tổng hợp tính chất hóa học của Hidro trong nghiên cứu

Có những hợp chất mang đặc tính riêng khi sử dụng hoặc kết hợp với chất khác. Đặc biệt là Hidro là chất rất phổ biến xuất hiện trong thực tế nên được nhiều người nghiên cứu.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phạm Quang Tú

Phạm Quang Tú

Hóa Chất Công Nghiệp

0869 587 886

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946 667 708

Nguyễn Tấn Tài

Nguyễn Tấn Tài

Xử lý nước ngành Thủy sản

0901 071 154

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Quang Tú : 0869 587 886 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929