• Thời gian đăng: 00:55:52 AM 29/05/2023
  • 0 bình luận

Mạ kẽm là gì? Quy trình chuẩn tiết kiệm chi phí?

Các kim loại như thép, sắt, tôn… thường được mạ kẽm để bảo vệ. Vậy tác dụng của việc mạ kẽm là gì? Quy trình chuẩn để mạ kẽm tiết kiệm chi phí? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Mạ kẽm là gì?

Kẽm là kim loại có màu trắng xanh, có độ nóng chảy (419,5 độ C) và điểm sôi (907 độ C) tương đối thấp. Nó được sử dụng để bảo vệ các kim loại khác như thép, sắt...

Mạ kẽm là quá trình phủ một lớp kẽm bảo vệ lên những kim loại khác. Việc này đem đến một số tác dụng như sau:

  • Tạo một lớp màng ngăn chặn sự tiếp xúc giữa không khí và kim loại, giảm sự ăn mòn.
  • Bề mặt kẽm phản ứng với khí quyển hình thành lớp gỉ nhỏ, dính chặt và không hòa tan trong nước.
  • Kẽm là cực dương "hi sinh" để ngay cả lớp sơn phủ bị trầy xước, thép lộ ra ngoài thì vẫn bảo vệ được kim loại khác.

Nếu không được bảo vệ, thép sẽ bị gỉ do điều kiện khí quyển theo thời gian. Rỉ sét là một oxit sắt (thường là oxit đỏ) được hình thành do phản ứng khử và oxi hóa của sắt và oxy, khi có nước hoặc độ ẩm không khí. Mức độ rỉ sét sẽ phụ thuộc vào môi trường chứa sản phẩm.

ma-kem

Mạ kẽm là gì? 

2. Quy trình mạ kẽm chuẩn tiết kiệm chi phí hiện nay

Hiện nay có một quy trình chuẩn giúp việc mạ kẽm tiết kiệm chi phí hơn như:

- Bước 1: Tẩy dầu mỡ

Thép được làm sạch trong dung dịch tẩy dầu mỡ. Khoảng thời gian tẩy từ 10 - 15 phút tùy vào lượng, đặc tính, tình trạng của kim loại.

- Bước 2: Tẩy gỉ sét

Sau khi được làm sạch dầu mỡ, thép được tẩy gỉ sét bằng cách hạ xuống thùng chứa axit sunfuric hoặc acid clohydric nóng loãng. Nồng độ từ 8 - 15%.

- Bước 3: Trung hòa trong HCl

Thép sau đó được nung chảy trong dung dịch nước (thường là kẽm-amoni clorua). Bước này giúp loại bỏ sắt và các mảng oxit.

- Bước 4: Mạ kẽm

Sau khi trợ dung, thép, sắt được mạ kẽm theo các phương pháp khác nhau.

- Bước 5: Hoàn thành

Sau đó, thép được kiểm tra độ đồng nhất và sơn phủ hoàn chỉnh.

3. Các phương pháp mạ kẽm phổ biến hiện nay

Có 3 phương pháp mạ kẽm được sử dụng phổ biến hiện nay, bao gồm:

3.1. Mạ kẽm nhúng nóng

Phương pháp mạ kẽm đầu tiên và quan trọng nhất là mạ kẽm nhúng nóng. Trong phương pháp này, thép hoặc sắt được nhúng vào một bể kẽm nóng chảy được duy trì nhiệt độ khoảng 860°F (460°C). Thao tác này giúp tạo liên kết giữa kẽm và kim loại nhận.

Sau khi kim loại được kéo ra khỏi bồn, nó sẽ phản ứng khi tiếp xúc với khí quyển và kẽm nguyên chất trộn với oxy để tạo thành oxit kẽm. Kẽm oxit tiếp tục phản ứng với CO2 và tạo thành kẽm cacbonat, tạo nên lớp phủ bảo vệ cuối cùng trên vật liệu. 

Phương pháp này đặc trưng bởi sự hiện diện của hoa văn giống như tinh thể trên bề mặt. Nó được sử dụng cho hầu hết các loại sắt, thép như các mặt hàng ngoại thất ngoài trời như điện đường, dây điện, kim loại tiếp với với ánh nắng và gió biển...

phuong-phap-ma-kem-nhung-nong

Phương pháp mạ kẽm nhúng nóng

3.2. Mạ kẽm lạnh

Mã kẽm lạnh là là quy trình sơn hoặc phun bụi kẽm trộn với các chất kết dính hữu cơ hoặc vô cơ lên bề mặt kim loại. Loại dung dịch này chứa khoảng 92-95% Kẽm kim loại ở dạng màng khô. 

Phương pháp này có thể được áp dụng cho kết cấu thép và đường ống tiếp xúc với nhiều môi trường khí quyển ăn mòn như nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, cầu, tòa nhà, thiết bị khai thác mỏ…

3.3. Mạ kẽm điện phân

Mạ kẽm điện phân là quá trình mạ kẽm bằng cách sử dụng mạ điện. Quá trình này cần ngâm thép (đóng vai trò là cực âm) và cực dương trơ ​​trong dung dịch nước có chứa muối kẽm hòa tan. Sau đó, một dòng điện được đẩy từ cực âm thép, qua dung dịch kẽm trong nước và tới cực dương trơ. Bằng cách buộc dòng điện này chạy qua thép, kẽm hòa tan được mạ lên trên thép và tạo ra một rào cản hoàn chỉnh.

Sản phẩm của mạ kẽm điện phân sẽ cung cấp một lớp kẽm tương đối mỏng thích hợp cho thiết bị đòi hỏi độ hoàn thiện tốt hơn như dây điện, các bộ phận nhỏ trong thiết bị…

ma-kem-dien-phan

Phương pháp mạ kẽm điện phân

4. Các ngành công nghiệp sử dụng phương pháp mạ kẽm

Tính linh hoạt này làm cho việc mạ kẽm có thể áp dụng cho nhiều dự án và ngành công nghiệp, bao gồm nông nghiệp, năng lượng mặt trời, ô tô, xây dựng…

4.1. Ngành sản xuất xe đạp, ô tô

Thân xe ô tô và nhiều xe đạp được làm từ kim loại mạ kẽm. Việc sử dụng thân xe tráng kẽm cho ô tô hiện đã trở thành tiêu chuẩn trong sản xuất ô tô.

4.2. Ngành xây dựng

Thép mạ kẽm thường được sử dụng trong các tòa nhà “khung thép” hiện đại. Nó còn được sử dụng cho các công trình nhỏ hơn như ban công, mái hiên, cầu thang, thang, lối đi...

thep-ong-ma-kem

Thép mạ kẽm dùng trong xây dựng 

4.3. Ngành viễn thông

Thép mạ kẽm nóng có thể được sử dụng trên dây điện thoại và hộp thiết bị giúp giảm nguy cơ hư hỏng và không cần bảo trì.

4.4. Ngành công nghiệp năng lượng gió

Thép mạ kẽm nhúng nóng rất phổ biến trong các dự án năng lượng mặt trời để chống ăn mòn, đặc biệt trong môi trường gió, nắng... 

Mạ kẽm là phương pháp giúp bảo quản sắt, thép… với chi phí thấp nên được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin liên hệ cho chúng tôi thông qua website.

Bài viết liên quan

Cesium (Cs) là gì? Tính chất, ứng dụng và nguy cơ phóng xạ từ kim loại kiềm đặc biệt

Cesium là một kim loại kiềm đặc biệt với màu vàng ánh bạc và khả năng chảy lỏng ở gần nhiệt độ phòng. Tuy đóng vai trò quan trọng trong công nghệ như đồng hồ nguyên tử và khai thác dầu khí, cesium cũng đi kèm với mặt tối – đó là nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ từ đồng vị Cesium-137, từng gây ra nhiều thảm họa trên thế giới. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên tố độc đáo nhưng đầy mâu thuẫn này.

0

Xem thêm

Radon là gì? Mối nguy gây ung thư phổi từ khí phóng xạ trong nhà bạn

Radon – một khí phóng xạ không màu, không mùi, không vị – là mối nguy hiểm vô hình đang rình rập trong hàng triệu ngôi nhà trên thế giới. Là nguyên nhân gây ung thư phổi hàng đầu ở người không hút thuốc, Radon có thể len lỏi qua nền móng, tường và không khí trong nhà bạn mà không hề để lại dấu vết. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về bản chất, tác động sức khỏe và cách phòng ngừa hiệu quả loại khí độc nguy hiểm nhưng thường bị bỏ qua này.

0

Xem thêm

Triclosan là gì? Tác dụng, nguy cơ sức khỏe và tác động môi trường

Triclosan – cái tên từng đại diện cho sự “sạch khuẩn tối ưu” trong hàng nghìn sản phẩm tiêu dùng như kem đánh răng, xà phòng, mỹ phẩm và thậm chí cả đồ gia dụng – giờ đây lại trở thành mục tiêu loại bỏ trong ngành công nghiệp toàn cầu.

0

Xem thêm

Paraben là gì? Ứng dụng, tranh cãi sức khỏe và xu hướng thay thế

Từ kem dưỡng da đến dầu gội, từ son môi đến thuốc nhỏ mắt – paraben gần như xuất hiện trong mọi sản phẩm chăm sóc cá nhân bạn đang sử dụng hằng ngày. Được xem là chất bảo quản “thần kỳ” nhờ khả năng chống nấm và vi khuẩn, paraben từng giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm và bảo vệ người dùng khỏi các rủi ro vi sinh vật.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phạm Quang Tú

Phạm Quang Tú

Hóa Chất Công Nghiệp

0869 587 886

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Lê Thị Mộng Vương

Lê Thị Mộng Vương

Hóa Chất Công Nghiệp

0964 674 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Trần Sĩ Khoa

Trần Sĩ Khoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 851 648

Mai Văn Đền

Mai Văn Đền

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 337 431

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Quang Tú : 0869 587 886 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544