Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hà Nội:
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm KV. Phía Bắc: 0826 020 020 KV. Phía Nam: 0825 250 050
Trao đổi thông tin bằng mật mã Morse đã trở nên phổ biến trong môi trường đòi hỏi tính an ninh cao như hàng không vũ trụ hoặc trong quân đội. Tuy nhiên, với sự xuất hiện liên tục của các phương tiện giao tiếp hiện đại, thông tin về mã Morse cũng trở nên hạn chế và thuật ngữ này đã trở nên xa lạ với một số người dùng. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ khám phá chi tiết về bản chất của mã Morse cũng như cách hoạt động của hệ thống mật mã này.
Mã Morse, còn được gọi là mã Moóc-xơ, là một hệ thống mã hóa thông tin bằng cách sử dụng hai loại tín hiệu thời gian khác nhau. Được đặt theo tên của nhà phát minh Samuel Morse, mã này chuyển đổi văn bản thành chuỗi các dấu chấm và dấu gạch ngang, tương ứng với "chấm" và "gạch".
Nó có khả năng biểu diễn 26 chữ cái tiếng Anh từ A đến Z, cùng một số chữ cái trong các ngôn ngữ khác, số theo hệ thống số La Mã, và một số ký tự đặc biệt. Điểm đặc biệt của nó là không phân biệt chữ hoa và chữ thường.
Hình 1: Máy đánh mã morse
Vào những năm 1890, mã Morse chủ yếu được áp dụng trong việc liên lạc không dây. Đến cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, hầu hết giao tiếp quốc tế diễn ra qua Morse trên các hệ thống dây điện báo, sóng vô tuyến và cáp dưới biển.
Trong lĩnh vực hàng không, Morse trở nên phổ biến từ những năm 1920 và đặc biệt được ưa chuộng trong mã hóa thông điệp quân sự, đặc biệt là trong Thế chiến II, phục vụ việc truyền thông giữa tàu chiến và căn cứ hải quân.
Ngày nay, các ký tự Morse vẫn có giá trị trong các tình huống cứu hộ
Dưới đây là bảng mã bao gồm cả mã morse số, mã morse bảng chữ cái, mã dấu câu được dùng cho quốc tế
Hình 2: Bảng mã M quốc tế
Ngoài ra ta có thể dịch mã morse sang Tiếng Việt với bảng phiên dịch dưới đây
Hình 3: Mã M tiếng việt
Một trong những phương pháp nhớ nhanh là phát hiện ra các quy luật. Hãy ghi ra bảng mã Morse và cố gắng nhận ra mối liên hệ giữa các dấu chấm và dấu gạch ngang với các chữ cái mà chúng biểu thị. Ví dụ, bạn có thể xem xét bảng mã Morse dưới đây để ghi nhớ cách mã hóa:
Hình 4: Học mã M qua hình ảnh
Hãy tìm mẫu quy luật giữa các dấu chấm và dấu gạch ngang trong mã Morse và các chữ cái mà chúng đại diện để dễ dàng ghi nhớ chúng.
Những con số trong mã Morse có thể dễ nhớ khi bạn sắp xếp chúng theo thứ tự từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, có một cách thú vị và dễ nhớ hơn nữa, đó là sử dụng ngón tay của bạn. Đơn giản là bạn gán mỗi ngón tay một ý nghĩa: ngón tay mở ra là một chấm (.), còn khi ngón tay cụp lại tạo thành một gạch (_) - với cách này, việc nhớ các con số trong mã Morse sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều!
Bạn thấy không? Khi số 1 được biểu thị bằng một ngón cái mở ra và bốn ngón còn lại đóng lại, như vậy đến số 5. Nhưng từ số 6 trở đi, bạn bắt đầu đóng từng ngón bắt đầu từ ngón cái, rồi tiếp tục lần lượt với các ngón khác (như một cách ngược lại hoặc như việc lấy 10 trừ đi số ngón tay được mở ra). Số 0 được biểu thị bằng việc nắm đấm.
Còi Morse thường được chế tạo bằng kim loại hoặc bằng nhựa, chúng ta phải dùng môi ngậm kín miệng còi. Đầu lưỡi đè kín lỗ thổi.
Khi thổi với âm thanh ngắn (TIC), chúng ta nhả lưỡi ra sau đó đậy lại ngay. Động tác này xảy ra thật nhanh, làm cho người nghe thấy rõ một tiếng TIC thật đanh gọn.
Khi thổi với âm thanh dài (TE), chúng ta nhả lưỡi ra một lúc sau đó đậy lại khoảng ½ giây. Động tác này xảy ra thật thong thả, làm cho người nghe thấy rõ tiếng TE dài hơn tiếng TIC.
Hình 5: Còi hiệu lệnh mã M
Bước 1: Chuẩn bị: Một hồi (TE) thật dài
Bước 2: Tín hiệu bắt đầu bản tin: Có một số tài liệu sử dụng nhiều chữ A để khởi đầu một bản tin. Nhưng chính xác nhất thì ta thổi 2 chữ NW khoảng mấy lần, như thế người dịch chỉ cần lấy giấy bút ra để chuẩn bị nhận tin.
Bước 3: Nội dung bản tin: Tùy theo trình độ người dịch mà thổi nhanh hay chậm. Với bậc 1 thì tốc độ khoảng 15 ký tự trên 1 phút. Thổi rành mạch từng ký tự, hết một chữ thì nghỉ một chút, hết một câu thì nghỉ lâu hơn. Thường thì nên thổi 2 lần. Có đôi lúc cũng phải thổi lại đến lần thứ 3.
Bước 4: Hiệu chấm dứt bản tin: Thổi chữ AR mấy lần.
Ví dụ: với bản tin có nội dung TIẾN VÀO THẾ KỶ 21, ta sẽ thổi như sau:
* TE…
* TE TIC (N), TIC TE TE (W)/ TE TIC (N), TIC TE TE (W)/ TE TIC (N), TIC TE TE (W),…
* TE (T), TIC TIC (I), TIC (E), TIC (E), TE TIC (N), TIC TIC TIC (S) / TIC TIC TIC TE (V), TIC TE (A), TE TE TE (O), TIC TIC TE TIC (F) / TE (T), TIC TIC TIC TIC (H), TIC (E), TIC (E), TIC TIC TIC (S) / TE TIC TE (K), TE TIC TE TE (Y), TIC TE TIC (R), TIC TIC TE TE TE (2), TIC TE TE TE TE (1).
* TIC TE (A), TIC TE TIC (R) / TIC TE (A), TIC TE TIC (R) / TIC TE (A), TIC TE TIC (R), …
Bước 5: Với bên nhận tin sơ đẳng thì nhận bằng kiểu chấm gạch (ban đầu, các điện tín viên của ông Morse cũng nhận tin bằng kiểu chấm gạch). Nhưng kiểu này sẽ làm tốc độ giải mã chậm lại nhiều, vì ta còn phải thêm một thao tác là lấy bảng mẫu tự Morse ra dò từng chữ một. Cuối cùng mới có một bản tin hoàn chỉnh.
Trước đây khá lâu, có một người điện tín viên nghĩ ra một cách dịch tháp Morse, cách sử dụng tháp Morse như sau:
Cách sử dụng tháp Morse
Nếu chữ khởi đầu bằng TE (-), ta sử dụng phần NỬA THÁP BÊN TRÁI. Theo đó:
- Nếu âm tiếp theo là TE (-), ta sẽ đi theo hướng ngang.
- Nếu âm tiếp theo là TIC (.), ta sẽ đi theo hướng lên.
Ví dụ: TE – TE – TIC – TE sẽ là NỬA THÁP TRÁI – NGANG - LÊN – NGANG: sẽ là chữ Q.
Nếu chữ khởi đầu bằng TIC (.), ta sử dụng phần NỬA THÁP BÊN PHẢI. Theo đó:
- Nếu âm tiếp theo là TE (-), ta sẽ đi theo hướng ngang.
- Nếu âm tiếp theo là TIC (.), ta sẽ đi theo hướng lên.
Ví dụ: TIC – TIC – TE – TIC sẽ là NỬA THÁP PHẢI – NGANG – LÊN – NGANG: sẽ là chữ F.
App giải mã morse cho androi
App giải mã morse cho IOS
Trình dịch mã morse trực tuyến
Mã morse sos
Mã morse cute: Bộ mã morse có thể sử dụng trong xăm mình hoặc gửi tin nhắn
Mã morse i love you
Vietchem mong rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của mã Morse. Việc học Morse có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vì đòi hỏi sự kiên nhẫn và tập trung cực kỳ cao. Tuy nhiên, khi bạn nhận ra tầm quan trọng của hệ thống mật mã này, việc nghiêm túc nghiên cứu nó không còn là vấn đề.
Bài viết liên quan
Krypton là một trong những nguyên tố thuộc nhóm khí hiếm, có mặt trong khí quyển Trái Đất với một lượng nhỏ. Khí Krypton được biết đến với khả năng phát sáng màu trắng xanh khi phóng điện và có ứng dụng quan trọng trong công nghệ chiếu sáng, y học và khoa học. Vậy Krypton là gì? Nó có những đặc tính và ứng dụng nào nổi bật? Hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết này.
0
Phản ứng tráng gương là một trong những phản ứng quan trọng trong hóa học hữu cơ, giúp nhận biết nhóm chức aldehyde (-CHO) và có nhiều ứng dụng thực tiễn. Không chỉ xuất hiện trong các thí nghiệm hóa học, phản ứng này còn được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất gương bạc, chế tạo bình giữ nhiệt và kiểm tra đường khử trong y học. Vậy phản ứng tráng gương diễn ra như thế nào? Cơ chế phản ứng ra sao và tại sao nó lại đặc biệt? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
0
Á kim là nhóm nguyên tố có tính chất trung gian giữa kim loại và phi kim, đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như công nghệ bán dẫn, sản xuất vật liệu và năng lượng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về á kim, bao gồm tính chất, ứng dụng và vai trò của chúng trong đời sống hiện đại.
0
Sinh quyển là khu vực của Trái Đất nơi có sự sống tồn tại, bao gồm không khí, đất, nước và sinh vật sống. Đây là một phần quan trọng của hành tinh, đóng vai trò duy trì sự cân bằng sinh thái và hỗ trợ sự phát triển của mọi loài sinh vật. Vậy sinh quyển bao gồm những gì, cấu trúc ra sao và con người có thể làm gì để bảo vệ nó? Hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết này.
0
MIỀN BẮC
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN TRUNG
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN NAM
Hóa chất thí nghiệm
0825 250 050
saleadmin808@vietchem.vn
MIỀN NAM
Thiết bị thí nghiệm
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Đinh Phương Thảo
Giám đốc kinh doanh
0963 029 988
sales@hoachat.com.vn
Tống Đức Nhuận
Hóa Chất Công Nghiệp
0915 866 828
sales468@vietchem.vn
Nguyễn Hải Thanh
Hóa Chất Công Nghiệp
0932 240 408 (0826).050.050
thanh801@hoachat.com.vn
Đặng Lý Nhân
Hóa Chất Công Nghiệp
0971 780 680
sales259@vietchem.vn
Đặng Duy Vũ
Hóa Chất Công Nghiệp
0988 527 897
kd864@vietchem.vn
Thiên Bảo
Hóa Chất Công Nghiệp
0939 702 797
cskh@drtom.vn
Trương Mỷ Ngân
Hóa Chất Công Nghiệp
0901 041 154
cskh@drtom.vn
Phạm Văn Trung
Hóa Chất Công Nghiệp
0918 986 544 0328.522.089
kd805@vietchem.vn
Nguyễn Thị Hương
Hóa Chất Công Nghiệp
0377 609 344 0325.281.066
sales811@vietchem.vn
Gửi bình luận mới
Gửi bình luận