• Thời gian đăng: 10:18:23 AM 10/08/2023
  • 0 bình luận

Mì chính hay Monosodium glutamate là gì? Thông tin cần biết

 

Monosodium glutamate (mì chính) là loại gia vị phổ biến được sử dụng để tăng hương vị. Tuy nhiên cũng có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc ảnh hưởng của bột ngọt đến sức khỏe của con người. Cùng giải đáp những thông tin về loại gia vị này ngay dưới đây nhé.

1. Monosodium glutamate là gì?

Monosodium Glutamate còn có tên gọi khác là bột ngọt hay mì chính. Đây là muối Natri của Acid Glutamic, một trong hơn 200 loại axit amin cấu tạo nên protein của cơ thể con người. 

Monosodium glutamate là một chất phụ gia được sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm, viết tắt là MSG. MSG thường được thêm vào các món ăn để tăng cường hương vị. MSG thường có dạng tinh thể bột màu trắng, tương tự như đường hoặc muối ăn. Trong ẩm thực châu Á, MSG được sử dụng phổ biến và thường xuất hiện trong nhiều món ăn để tạo thêm hương vị đặc trưng

2. Công thức bột ngọt

Bột ngọt là muối natri của axit glutamic, một axit amin cần thiết cho quá trình tổng hợp chất đạm của cơ thể. Axit glutamic tồn tại trong các thực phẩm tự nhiên như thịt, cá, trứng, sữa và các loại rau củ như bí đỏ, cà chua… Hiện nay, Monosodium glutamate được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên. 

Bột ngọt có công thức hóa học là NaC5H8NO4. Đây là muối natri của axit glutamic, một loại axit amin có trong tự nhiên và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hương vị umami trong thực phẩm.

HOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.

3. Sử dụng nhiều mì chính có hại không?

3.1. Say bột ngọt là gì?

Theo bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM thì hiện tượng một số người khi ăn các sản phẩm nêm nếm monosodium glutamate thì xuất hiện tình trạng tê lưỡi, tê bì chân tay, mỏi vai gáy, thậm chí một số người tim đập nhanh… đây chính là biểu hiện của người không dung nạp hoặc dị ứng với mì chính. Hiện tượng này xuất hiện là do cơ thể chuyển hóa, hấp thu thành phần nào đó không phù hợp trong mì chính. 

Để chống lại hiện tượng này bạn nên uống ngay một ly nước chanh pha muối ấm và nằm nghỉ ngơi 15-20 phút. Khi cũng có thể uống nhiều nước ấm để lợi tiểu, thanh lọc cũng như giải độc cơ thể.

3.2. Ăn bột ngọt có làm giảm trí nhớ?

Theo Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ thì mì chính được đáng giá là an toàn với sức khỏe của người tiêu dùng. Tại Việt Nam thì loại gia vị này cũng đã được Bộ Y tế xếp vào danh mục được phép sử dụng trong thực phẩm. Do đó, ăn bột ngọt với liều lượng thông thường thì không gây hại cho sức khỏe.

Một trong những câu hỏi thường gặp nhất là monosodium glutamate có gây hại cho thần kinh hay suy giảm trí nhớ hay không. Nguyên nhân của tin đồn này xuất phát từ kết quả của thí nghiệm khi tiêm bột ngọt với liều cực kỳ cao vào chuột từ những năm 1960. Kết quả ghi nhận của thí nghiệm này là một số tổn thương ở trên não của chuột. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng thí nghiệm này không có tính thực tế khi áp dụng trên con người

3.3. Có nên cho trẻ em ăn bột ngọt?

Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Thế giới (FAO), Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), cùng các cơ quan quản lý tại Việt Nam, hiện chưa có quy định hoặc khuyến nghị về việc hạn chế sử dụng bột ngọt đối với trẻ em.

Monosodium glutamate còn được gọi là mì chính, là một loại phụ gia thực phẩm được sử dụng để tăng vị thơm và hấp dẫn cho các món ăn. Tuy nó không mang lại giá trị dinh dưỡng thay thế cho các nguồn thức ăn như sữa, thịt, cá, trứng, tôm và các nguồn chất dinh dưỡng khác, việc sử dụng mì chính có thể làm cho thực phẩm trở nên hấp dẫn hơn trong mắt trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều và thường xuyên mì chính có thể dẫn đến hiện tượng gọi là "nghiện mì chính", khiến cho trẻ dựa vào gia vị này để cảm nhận hương vị trong bữa ăn.

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển não bộ và hệ thống vị giác, do đó, cơ thể cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, bao gồm cả các axit amin thiết yếu từ nguồn protein động vật. Những thức ăn này tự nhiên có vị ngọt riêng, không cần phải thêm bột ngọt. Việc tư vấn chế độ ăn của trẻ nên dựa trên sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.

4. Các lưu ý khi sử dụng Monosodium glutamate

4.1. Chọn mì chính đảm bảo chất lượng.

Bột ngọt được xem là có chất lượng đáng tin cậy khi được cung cấp trong các cửa hàng, siêu thị lớn, có nguồn gốc và xuất xứ minh bạch, cùng với việc nó được sản xuất bởi các nhà sản xuất và thương hiệu uy tín.

Tuy nhiên, bột ngọt tự làm thường không có nhãn hiệu, không trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt, dẫn đến việc không loại bỏ được tạp chất. Khi tiếp xúc với cơ thể, các tạp chất này có thể tác động lên gan, thận và hệ tiêu hóa, gây ra gánh nặng cho các cơ quan này. Theo thời gian, chúng có thể tích tụ thành sỏi thận hoặc gây ra viêm gan, nhiễm độc gan.

4.2. Nêm mì chính vào thời điểm nhiệt độ thích hợp

Monosodium glutamate có thể trở nên độc hại đối với sức khỏe con người khi bị tác động bởi nhiệt độ cao, khoảng 300 độ C. Mặc dù việc nấu nướng thường không thể đạt đến nhiệt độ này, nhưng để đảm bảo an toàn, việc tắt bếp trước khi thêm bột ngọt vẫn được khuyến nghị.

Tuy ngược lại, nhiệt độ thấp có thể khiến bột ngọt không hoàn toàn hòa tan, ảnh hưởng đến hương vị của món ăn khi thưởng thức. Vì vậy, để đảm bảo hòa tan tốt, bạn nên pha bột ngọt vào nước thay vì trộn trực tiếp với các món salad hay gỏi.

4.3. Sử dụng nhiều mì chính thì cho ít muối

Trong thành phần của mì chính, có chứa khoảng 1/3 lượng natri có trong muối, dẫn đến một vị mặn nhẹ. Do đó, khi cho vào các món ăn, việc giảm bớt lượng muối là cần thiết. Điều này chính là chìa khóa để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch. Chỉ cần thêm bột ngọt, bạn có khả năng giảm tới 40% lượng natri trong thực phẩm mà vẫn duy trì hương vị thơm ngon.

5. Monosodium glutamate được làm từ gì?

Mì chính được làm chủ yếu từ 3 phương pháp bao gồm: thủy phân đạm thực vật, lên men vi khuẩn và tổng hợp hóa học từ Acrylonitrile. Trong đó thì cách lên men vi khuẩn là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay từ các loại nguyên liệu tự nhiên như mía, củ cải đường, bắp, sắn… Sau khi sơ chế thì các nguyên liệu này sẽ được chế biến thành dung dịch, sau đó được bổ sung vi sinh để lên men và kết tinh thành bột ngọt





Bài viết liên quan

Mạng tinh thể là gì? Cấu trúc, đặc điểm và ứng dụng

Mạng tinh thể là nền tảng của nhiều vật liệu trong tự nhiên và công nghiệp, từ kim cương lấp lánh đến silicon trong chip máy tính. Vậy mạng tinh thể là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá cấu trúc, đặc điểm nổi bật và những ứng dụng thú vị của mạng tinh thể trong đời sống.

0

Xem thêm

Dung nham là gì? Quá trình hình thành, đặc điểm và ứng dụng

Dung nham – một hiện tượng thiên nhiên đầy sức hút và bí ẩn. Được sinh ra từ lòng đất, dung nham không chỉ là dấu hiệu của các hoạt động núi lửa mà còn ẩn chứa nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống con người. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá quá trình hình thành, đặc điểm nổi bật, và những ứng dụng thú vị của dung nham.

0

Xem thêm

Đá magma được hình thành như thế nào? Khám phá đặc điểm và vai trò

Đá magma, một trong ba loại đá chính của Trái Đất, được hình thành từ sự nguội lạnh và kết tinh của magma nóng chảy. Với quá trình hình thành đặc biệt và tính chất đa dạng, đá magma không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc địa chất mà còn mang lại nhiều giá trị ứng dụng trong xây dựng, nghiên cứu và công nghiệp. Cùng khám phá chi tiết về quá trình hình thành, phân loại, và vai trò của loại đá này!

0

Xem thêm

Tìm hiểu về đá trầm tích | Đặc điểm, phân loại và vai trò trong cuộc sống

Đá trầm tích là một phần quan trọng trong chu kỳ địa chất của Trái Đất, chứa đựng nhiều bí mật về lịch sử tự nhiên và sự sống. Với sự đa dạng về hình thái và công dụng, đá trầm tích không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn đóng góp lớn vào xây dựng, năng lượng và nghiên cứu khoa học. Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, cách hình thành và vai trò của loại đá đặc biệt này trong bài viết dưới đây!

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Tống Đức Nhuận

Tống Đức Nhuận

Hóa Chất Công Nghiệp

0867 192 688

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Trần Sĩ Khoa

Trần Sĩ Khoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 851 648

Mai Văn Đền

Mai Văn Đền

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 337 431

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Đức Nhuận : 0867 192 688 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544