• Thời gian đăng: 04:10:20 AM 31/03/2023
  • 0 bình luận

Ngộ độc xyanua - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Xyanua là một chất cực độc, chỉ với một lượng nhỏ khi hấp thu vào trong cơ thể có thể gây tử vong tức thì. Trong tự nhiên có nhiều loại thực vật có chứa hợp chất xyanua, tiềm ẩn nguy hiểm với con người nếu như không biết cách sử dụng. Vậy hãy cùng tìm hiểu xyanua là chất gì, độc tính của chúng như thế nào? triệu chứng, cách xử trí khi bị nhiễm độc xyanua? qua bài viết dưới đây.

1. Xyanua là chất gì? 

Xyanua là một hợp chất hóa học vô cơ có chứa nhóm cyano (C≡N). Xyanua không phải là một chất cụ thể mà là tên gọi chung của nhóm hợp chất. Trong tự nhiên xyanua tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau như ở thể khí không màu có hydro xyanua (HCN), xyanua clorua (CNCl) hoặc dạng tinh thể như kali xyanua (KCN), natri xyanua (NaCN)...

Hợp chất xyanua thường được biết đến với mùi “hạnh nhân” đặc trưng như hợp chất kali xyanua. Tuy nhiên một số hợp chất xyanua không có mùi nên rất khó để phát hiện ra. 

Theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ - CDC thì xyanua là chất độc cực mạnh, gây nguy hiểm đến tính mạng con người chỉ với một lượng nhỏ. Liều gây ngộ độc của xyanua phụ thuộc vào dạng muối hay khí, thời gian tiếp xúc và đường tiếp xúc. 

  • Xyanua hấp thụ nhanh vào trong cơ thể, ức chế rất nhanh, mạnh với hô hấp tế bào và khiến bệnh nhân tử vong do suy hô hấp, co giật.
  • Người lớn sẽ tử vong khi tiếp xúc với các muối xyanua với liều 200mg hoặc khí acid hydrocyanic ở liều 50mg. 
  • Đối với muối kali xyanua hoặc natri xyanua, liều thấp nhất gây tử vong là 3mg/kg. 
  • Trong không khí khi nồng độ hydro xyanua từ 110ppm trở lên trong 30 phút sẽ gây tử vong. 
xyanua-la-gi

Xyanua là chất gì?

2. Hợp chất xyanua có ở đâu? 

Hợp chất xyanua tồn tại xung quanh chúng ta. 

  • Xyanua có trong nhiều loại thực phẩm trong đời sống như hạt hạnh nhân, đậu ngự (lima), đậu nành, rau chân vịt (bina), củ sắn sống (khoai mì), măng nứa. Măng tươi chứa hàm lượng xyanua rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Trong hạt của một số loại quả như táo, mơ, đào cũng chứa một số hợp chất khi chuyển hóa có thể tạo ra xyanua. 
  • Xyanua có trong khói thuốc lá, khói trong các đám cháy hay khí thải xe hơi. 
  • Một số vi khuẩn, nấm và tảo có thể giải phóng xyanua.
  • Trong cơ thể người, xyanua kết hợp với một chất hóa học (hydroxocobalamin) để tạo thành vitamin B12 (cyanocobalamin). 
  • Xyanua có trong một số hợp chất nitrile trong các dược phẩm như citalopram và cimetidine. Các nitrile không gây độc vì chúng không giải phóng ion CN-. Xyanua còn là sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất trong cơ thể người. Một lượng ít hợp chất này được thải qua ra ngoài thông qua hơi thở.
  • Các hợp chất xyanua là sản phẩm của các hoạt động sản xuất công nghiệp. Ta có thể tìm thấy xyanua trong các sản phẩm dệt may, thuốc trừ sâu, giấy, nhựa. Các ngành phát thải xyanua chính có thể kể đến như khai thác mỏ, sản xuất thép, sản xuất hợp chất hữu cơ. Đặc biệt xyanua là chất gây ô nhiễm chính trong sản xuất thép. Các chất thải xyanua tại các bãi chôn lấp có thể làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm đất. 
mot-so-thuc-pham-chua-xyanua

Một số loại thực phẩm chứa xyanua

3. Cơ chế gây ngộ độc của xyanua là gì? 

Xyanua là một chất cực độc với con người. Liều độc của xyanua khá thấp khoảng 0,5mg/kg thể trọng. Với một người lớn có thể bị tử vong khi dùng liều < 50mg.

Xyanua hấp thụ rất nhanh vào cơ thể khi tiếp xúc với chất độc qua đường tiêu hóa, niêm mạc, đường hô hấp. Trong đó có khoảng 60% xyanua liên kết với protein và theo máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể. Cơ chế gây độc tính của xyanua như sau: 

Xyanua có ái lực cao với ion Fe2+ tạo liên kết không hồi phục với Fe2+ trong cytochrome oxidase làm enzyme này mất hoạt tính. Cytochrome oxidase là một enzyme quan trọng trong chuỗi hô hấp để trao đổi oxy trong cơ thể. Khi men này bị ức chế dẫn đến làm ngưng trệ chuỗi hô hấp, các tế bào không thể lấy được oxy để sử dụng dẫn đến bị hoại tử ngay cả khi cơ thể vẫn đầy oxy. Trong cơ thể, tim và não là 2 cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất do chúng dùng rất nhiều oxy.

co-che-ngo-doc-xyanua
Cơ chế ngộ độc xyanua

4. Nguyên nhân gây ngộ độc xyanua là gì?

Ngộ độc cyanide xảy ra khi cơ thể chúng ta tiếp xúc với các dạng cyanide trong môi trường:

  • Nhiễm độc xyanua khi hít phải khói của các đám cháy hay vô tình bị nhiễm độc khi làm việc trong môi trường tiếp xúc với cyanide.
  • Tiếp xúc với muối cyanide vô cơ sử dụng trong các ngành công nghiệp như luyện kim, sản xuất nhựa…, sử dụng hóa chất để xịt khử trùng mối, mọt, côn trùng; khử trùng phòng thí nghiệm. 
  • Ăn các thực phẩm chứa hợp chất xyanua chẳng hạn như hạt mơ, hạt táo, hạt đào, măng, sắn (khoai mì)... Khi ăn măng tươi chứa nhiều xyanua, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, xyanua biến thành axit xyanhydric (HCN), gây độc và có thể dẫn tới tử vong. Do vậy, cần phải rửa, luộc thật kỹ măng tươi trước khi ăn để an toàn. 

5. Triệu chứng khi ngộ độc xyanua

Xyanua có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc ngộ độc mạn tính. Khi ngộ độc cấp tính, chất độc phát tác nhanh, mạnh và dễ dẫn đến tử vong. Khi tiếp xúc với lượng nhỏ cyanide trong thời gian dài sẽ dẫn đến ngộ độc mạn tính. 

Khi cơ thể bị ngộ độc xyanua có thể trải qua 3 giai đoạn: 

  • Giai đoạn 1: Nạn nhân bị kích động xuất hiện các biểu hiện lo lắng, thở gấp, lú lẫn.
  • Giai đoạn 2: Nạn nhân xuất hiện các tình trạng co giật, khó thở, tụt huyết áp.
  • Giai đoạn 3: Trương lực cơ giảm, nạn nhân mất phản xạ tự nhiên, hạ oxy máu, trụy tim mạch và dẫn đến tử vong. 

Triệu chứng ngộ độc xyanua có thể xuất hiện rất nhanh chỉ vài giây sau khi chúng ta tiếp xúc với chất độc. Nạn nhân bị ngộ độc cấp tính thường xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, thở gấp, nhịp tim đập nhanh và mạnh, cảm giác mơ hồ, bồn chồn, lo lắng,… Trường hợp nặng hơn nạn nhân bị co giật, mất ý thức, ngừng tim, tổn thương phổi, suy hô hấp… Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng. 

Khi bị ngộ độc mạn tính, các triệu chứng sẽ xuất hiện từ từ với mức độ nghiêm trọng tăng dần theo thời gian tiếp xúc. 

  • Các triệu chứng sớm bệnh nhân có thể gặp như: mặt đỏ ứng, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau đầu.
  • Khi tình trạng ngộ độc nặng hơn có thể xuất hiện triệu chứng co giật, mạch yếu, thở chậm và nông, giãn đồng tử.
  • Khi không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, ngộ độc mạn tính xyanua khiến loạn nhịp tim, giảm thân nhiệt, tứ chi tái, hôn mê, tử vong…

6. Điều trị ngộ độc xyanua như thế nào?

Ngộ độc xyanua có thể gây tử vong nhanh chóng do đó cần thực hiện nhanh chóng các biện pháp sơ cứu nếu phát hiện bệnh nhân bị ngộ độc xyanua. Đầu tiên cho nạn nhân uống nước đường glucose để làm chậm quá trình xyanua hấp thu vào cơ thể. Cùng với đó cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất đẻ cấp cứu.

xu-tri-khi-ngo-doc-xyanua

Xử trí khi ngộ độc xyanua

Để điều trị hiệu quả cho nạn nhân cần kết hợp cả 2 quá trình giải độc và hồi sức. 

6.1 Phương pháp giải độc xyanua

Biện pháp tăng thải độc: 

Để thải độc xyanua có thể sử dụng các biện pháp tăng thải độc như:

  • Rửa dạ dày cho nạn nhân nếu như bị ngộ độc trong vòng 1h.
  • Hoặc cho uống than hoạt với liều 1g/kg. 

Thuốc giải độc xyanua: 

Các thuốc giải độc hoạt động theo cơ chế trung hòa hay chuyển hóa xyanua thành các chất không độc và thải ra ngoài:

  • Thuốc hydroxocobalamin: Cyanide kết hợp với hydroxocobalamin tạo thành cyanocobalamin (vitamin B12 b) không độc, có thể thải ra nước tiểu ra ngoài. ngoài ra còn có Dicobalt Edetate tạo phức với cyanide.
  • Amyl nitrit, muối nitrite hay xanh methylene: Biến đổi hemoglobin (Hb) thành methemoglobin (Methb). Khi đó methemoglobin có ái lực với gốc xyanua cao hơn nên sẽ cạnh tranh với cytochrome để liên kết với gốc này nên sẽ giải phóng cytochrome cho chuỗi hô hấp tế bào hoạt động bình thường.
  • Thiosulfate: Giải phóng gốc lưu huỳnh (sulfur), gốc lưu huỳnh này sẽ kết hợp với gốc cyanide thành thiocyanate, tan trong nước và được đào thải ra nước tiểu.

Các thuốc giải độc xyanua được sử dụng tùy theo từng trường hợp ngộ độc cụ thể của nạn nhân:

  • Trường hợp ngộ độc nhẹ: Cho thở oxy 40%, theo dõi và điều trị triệu chứng.
  • Trường hợp ngộ độc trung bình: Cho thở oxy 100% (trong vòng 12-24h), sử dụng thuốc amyl nitrite, muối thiosulfat.
  • Trường hợp ngộ độc nặng: Cho thở oxy 100%, Amyl nitrite cùng với hydroxocobalamin hoặc muối nitrite, hoặc muối thiosulfat cùng với Dicobalt Edetate.

6.2 Điều trị hồi sức

Các phương pháp hồi sức trong điều trị ngộ độc xyanua gồm có: 

  • Đặt đường truyền tĩnh mạch.
  • Đảm bảo thông khí cho nạn nhân: Cho bệnh nhân thở oxy bằng mặt nạ đặt ống nội khí quản khi cần. 
  • Điều trị giảm huyết áp:

+ Người lớn: Truyền 10-20ml/kg NaCl 0,9% trong 10 phút, tiếp tục nhắc lại liều trên nếu huyết áp chưa trở về bình thường.

+ Trẻ em : Truyền NaCl 0,9% 5-10ml/kg trong 5-10 phút,  tiếp tục nhắc lại liều trên nếu huyết áp chưa trở về bình thường.

  • Ngừng tuần hoàn: Cấp cứu kéo dài, có thể tới 3-5 giờ vẫn phục hồi hoàn toàn.

Xuanya là một trong những hóa chất có độc tính rất mạnh, gây nguy hiểm với tính mạnh con người. Vì vậy chúng ta cần hết sức cẩn trọng trong quá trình làm việc để tránh tiếp xúc và ngộ độc xyanua. Trong trường hợp ngộ độc cần nhanh chóng cấp cứu cho nạn nhân để hạn chế nhiều nhất các nguy hiểm có thể xảy ra.

Bài viết liên quan

Ankadien là gì? Tính chất, phân loại và điều chế Ankadien chi tiết nhất

Có vô vàn hợp chất hữu cơ được biết đến và ứng dụng rộng rãi hiện nay. Trong đó, Ankadien là thành phần quan trọng tạo nên những sản phẩm có tính đàn hồi cao. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chất này, VietChem sẽ phân tích chi tiết những thông tin liên quan đến Ankadien trong bài viết bên dưới. Các bạn hãy cùng theo dõi.

0

Xem thêm

Nguyên tố hóa học là gì? Cách phân loại nguyên tố hóa học

Nguyên tố hóa học được nhắc đến nhiều trong bộ môn hóa học các cấp. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, các bạn hãy cùng VietChem tìm hiểu trong bài viết bên dưới.

0

Xem thêm

Cấu hình electron là gì? Cách viết cấu hình electron

Cấu hình electron được sắp xếp và bố trí theo một trật tự nhất định. Khi nắm rõ cấu hình này sẽ giúp nhận biết về đặc điểm, tính chất của chất hóa học nào đó. Nội dung dưới đây VietChem sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề này, mời các bạn cùng khám phá.

0

Xem thêm

Môi trường sống của sinh vật là gì 

Mỗi một sinh vật sẽ thích nghi với một môi trường sống khác nhau. Kiến thức này đã được nhắc đến nhiều trong chương trình sinh học trung học phổ thông. Vậy bạn đã biết chính xác môi trường sống của sinh vật là gì? Làm thế nào để bảo vệ môi trường sống của sinh vật? VietChem sẽ phân tích lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất và Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Tống Đức Nhuận

Tống Đức Nhuận

Hóa Chất Công Nghiệp

0867 192 688

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Phạm Quang Phúc

Phạm Quang Phúc

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946667708

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Đức Nhuận : 0867 192 688 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929