• Thời gian đăng: 03:19:31 AM 29/11/2023
  • 0 bình luận

Nhiệt độ nóng chảy của đồng là bao nhiêu? Ứng dụng trong đời sống

Một trong những kim loại được sử dụng phổ biến nhất ngày nay chính là đồng. Nó không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều ngành công nghiệp. Mà đồng còn là nguyên tố hóa học nằm trong bảng tuần hoàn nguyên tố (Cu). Theo dõi nội dung bài viết sau của VietChem để biết nhiều thêm thông tin về nhiệt độ nóng chảy của đồng nhé.

1. Khái niệm về đồng là gì?

Trong bảng tuần hoàn nguyên tố thì đồng là nguyên tố hóa học có ký hiệu là Cu. Tên tiếng anh của đồng là Copper. Là kim loại được biết đến và sử dụng khá phổ biến trong đời sống. Nó có tính dẻo, dẫn nhiệt (sau bạc), dẫn điện tốt nên thường được sử dụng trong ngành công nghiệp điện năng.

khai-niem-ve-dong-la-gi-1

Khái niệm về đồng là gì?

Đồng ở dạng nguyên chất thì rất mềm và dễ uốn, dễ kéo sợi, dát mỏng. Bề mặt của đồng có màu cam đỏ đặc trưng nên mới nhìn là nhận ra luôn. Số hiệu nguyên tử của đồng là 29, có khối lượng riêng là 63,546(3) và thuộc chu kì 4.

2. Nhiệt độ nóng chảy của đồng là bao nhiêu?

Nhiệt độ nóng chảy của đồng nguyên chất tương đương với mức là 1084,62 ° C, 1984.32 ° F và 1357.77 ° K.

Đồng là kim loại có tính mềm, uốn dẻo, kéo sợi hay tán mỏng đều được nên đồng được sử dụng khá nhiều. Bên cạnh đó, khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt vô cùng tốt nên được dùng làm lõi dây điện trong ngành công nghiệp điện năng.

nhiet-do-nong-chay-cua-dong-la-bao-nhieu-2

Đồng nóng chảy

Tuy đồng không được dùng rộng rãi và nhiều như kim loại sắt, thép do giá thành cao hơn. Nhưng nó lại có nhiều ưu điểm nổi bật trong tính chất như:

  • Dẫn điện cao

Chỉ sau vàng và bạc, đồng là kim loại xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng tính dẫn điện. Trong đó, giá thành chế tạo đồ dùng bằng đồng vẫn rẻ hơn 2 kim loại kia nên luôn được chọn lựa hàng đầu. Có thể kể đến các sản phẩm thiết bị dẫn điện phổ biến có lõi được làm từ đồng đỏ như: chất bán dẫn, bo mạch in, dây điện mạch, lò vi sóng…

  • Dẻo

Đồng có điểm nổi bật đó chính là chỉ cần 1 giọt đồng là có thể dát mỏng hoặc kéo được 2.000m đồng. Chuyên được chế tạo những thiết bị, sản phẩm có tính dập uốn hình dạng theo yêu cầu.

  • Chống ăn mòn

Điểm vượt trội của đồng được nhắc đến nhiều chính là có khả năng chống ăn mòn rất cao. Đặc biệt, trong môi trường có khí hậu khắc nghiệt thì đặc tính này càng được thể hiện ra tốt hơn.

  • Tính hàn

Đồng được ứng dụng nhiều trong các ngành gia công do tính hàn cao. Chú ý khi hàm lượng oxi, tạp chất trong đồng tăng bao nhiêu, tính hàn của nó sẽ giảm tương tự bấy nhiêu.

kim-loai-dong-co-nhieu-uu-diem-noi-bat-trong-tinh-chat-3

Kim loại đồng có nhiều ưu điểm nổi bật trong tính chất

  • Kém trong việc đúc: Độ loãng của đồng nhỏ khi nhiệt độ nóng chảy của đồng cao ở mức 1083 độ C
  • Kém trong gia công: Vì sự mềm dẻo của phôi đồng nên khả năng gia công kém
  •  So với kim loại nhôm thì đồng có khối lượng riêng lớn gấp 3, nhựa Teflon thì lớn gấp 4

3. Phân nhóm kim loại đồng

Đồng được chia thành 2 loại nhóm chính, đó là:

  • Đồng đỏ

Bằng phương pháp nhiệt phân mà người ta luyện ra được đồng đỏ (màu hơi đỏ nâu). Mang tính thẩm mỹ cao, độ bền đạt ở mức tốt nhất cùng khả năng chống ăn mòn ở mức đạt chuẩn.

dong-do-co-do-ben-cao-chong-an-mon-tot-4

Đồng đỏ có độ bền cao, chống ăn mòn tốt

  • Hợp kim đồng

Chia làm 2 loại là: Hợp kim Latông (đồng vàng) và hợp kim Brông (đồng xanh, đồng thanh). Hợp kim đồng có cấu tạo từ Al, Pb, Zn…Nhiều người lựa chọn hợp kim đồng do tính thẩm mỹ của nó tốt hơn đồng đỏ truyền thống.

4. Ứng dụng của kim loại đồng

Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội với các đặc tính của mình nên đồng được ứng dụng nhiều trong cuộc sống cũng như ngành sản xuất. Phải kể đến như là:

Ngành xây dựng (25% sản lượng)

Đồng có tính mềm, dẻo, dễ uốn nắn, tạo hình theo yêu cầu thiết kế nên được dùng trong các dự án/công trình xây dựng. Vì có khả năng chống ăn mòn cao nên khá phù hợp với những công trình như: hệ thống thủy lợi, phun nước, ống dẫn dầu khí….

Kim loại đồng còn được dùng trong trang trí kiến trúc với các thiết kế cực kỳ thẩm mỹ. Có thể kể đến như làm đèn ngủ, mái nhà, khóa cửa…. Bên cạnh đó, đồng còn có vai trò ức chế vi khuẩn, virus có trong nước. Mang lại nguồn nước sạch cho người dùng.

dong-duoc-ung-dung-trong-nganh-xay-dung-5

Đồng được ứng dụng trong ngành xây dựng

Ngành điện (65% sản lượng)

Dây dẫn điện được làm từ đồng bởi đặc tính làm dây dẫn của nó tốt nhất, chỉ sau bạc và vàng. Chưa kể, so với hai kim loại trên các dây điện làm từ đồng có giá thành tiết kiệm hơn mà hiệu quả lên tới 99,75%.

Ngành giao thông vận tải (7% sản lượng)

Được biết, đồng là một trong những thành phần không thể thiếu và quan trọng trong những thiết bị như:

  • Ô tô
  • Máy bay
  • Hệ thống định vị
  • Tàu thuyền ốc vít
  • Tàu hỏa…

Ngành khác (3%)

Có thể kể đến những ngành công nghiệp khác có sự đóng góp của kim loại đồng như:

  • Công nghiệp gia dụng, logistic
  • Nội ngoại thất
  • Phụ kiện viễn thông
  • Ngành y tế
  • Công nghệ mỹ thuật trang trí….
ung-dung-cua-dong-trong-nganh-khac-6

Ứng dụng của đồng trong ngành khác

5. Nhiệt độ nóng chảy của một số kim loại phổ biến

Dưới đây là một số kim loại phổ biến được dùng rộng rãi trên thị trường hiện nay có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Có thể xem:

5.1. Bảng tra nhiệt độ nóng chảy kim loại thông dụng

Kim Loại

Nhiệt độ nóng chảy

Đặc điểm khác

Gang

1.150°C đến 1.200°C (thấp hơn 300°C so với sắt nguyên chất)

Thành phần hóa học: hơn 95% trọng lượng sắt, các nguyên tố hợp kim Silic và Cacbon

Sắt Thép

1.811K  1.538 °C; 2.800 °F)

Sắt là kim loại được sử dụng nhiều nhất trên thị trường, chiếm 95%. Hợp kim nổi tiếng nhất của sắt chính là thép

Nhôm

933.47K (660.32 °C; 1220.58 °F)

Nhôm là nguyên tố thứ 3 chiếm 80% khối lớp rắn của Trái đất. Hợp chất của nhôm có Oxit, Sunfat

Vonfram

(3.422 °C; 6.192°F), có áp suất hơi thấp nhất, (ở nhiệt độ trên 1.650°C, 3.000 °F) thì độ bền kéo lớn nhất

Là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất

Silicon

1.414 °C

 

Vàng

1337.33 K (1064.18°C, 1947.52°F)

Có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt

Bạc

1234.93 K (961.78 °C; 1763.2 °F)

Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn vàng. Nhưng có tính dẫn điện cao nhất trong các kim loại và nguyên tố

Kẽm

692.68 K (419.53°C; 787.15°F)

Là kim loại được dùng phổ biến đứng thứ 4 chỉ sau Sắt, Nhôm và Đồng

Chì

600,61 K (327.46°C; 621.43°F)

Chì là kim loại có tính chất mềm, nặng, có thể tạo hình được, khá độc hại

5.2. Bảng các kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất

Kim Loại

Nhiệt độ nóng chảy cao

Osmi  (Os)

3.306K (3.033 °C, 5.491 °F)

Molypden (Mo)

2.896 K (2.623 °C, 4.753 °F)

Iridi (Ir)

2.739K (2.466 °C, 4.471 °F)

Tantan (Ta)

3.290 K ( 3.017 °C, 5.463 °F )

Wolfram ( W )

3.695 K ( 3.422 °C, 6.192 °F )

Rheni (Re)

3.459K ( 3.186 °C, 5.767 °F )

Qua bài viết trên, chắc hẳn quý bạn đọc đã nắm rõ về nhiệt độ nóng chảy của đồng là bao nhiêu? Đồng thời, cũng biết được ứng dụng của kim loại trong đời sống và sản xuất ngày nay. Hy vọng với những thông tin mà VietChem cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát và khách quan hơn về đồng. Xin chân thành cảm ơn!.

Bài viết liên quan

Isopren | Tính chất, ứng dụng, so sánh với một số hóa chất khác

Isopren, hay 2-methyl-1,3-butadien, là một hợp chất hóa học quan trọng, giữ vai trò cốt lõi trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Từ sản xuất cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp đến các ứng dụng trong dược phẩm và hóa mỹ phẩm, isopren xuất hiện trong hầu hết các sản phẩm thiết yếu của cuộc sống. Nhờ vào tính chất hóa học độc đáo và khả năng ứng dụng rộng rãi, isopren ngày càng được nghiên cứu và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các vật liệu thân thiện với môi trường và bền vững. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về nguồn gốc, tính chất, ứng dụng của isopre.

0

Xem thêm

Hydroquinone là gì? Công dụng và lưu ý sử dụng an toàn

Hydroquinone là một trong những hợp chất quan trọng và phổ biến nhất trong lĩnh vực mỹ phẩm, y học và công nghiệp hóa học. Với khả năng làm sáng da và điều trị các tình trạng sắc tố, hydroquinone đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều người muốn cải thiện làn da. Tuy nhiên, việc sử dụng hydroquinone cũng tiềm ẩn một số rủi ro và cần được hiểu rõ trước khi áp dụng.

0

Xem thêm

Butadien (C₄H₆) | Tầm quan trọng và ứng dụng trong ngành công nghiệp hóa chất

Butadien (C₄H₆) là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm hydrocarbon với cấu trúc hóa học độc đáo, bao gồm hai liên kết đôi trong một mạch carbon gồm bốn nguyên tử. Là một hóa chất nền tảng của ngành công nghiệp hóa chất, butadien không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất polymer và cao su tổng hợp mà còn là nguyên liệu cho hàng loạt sản phẩm thiết yếu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về đặc điểm, quy trình sản xuất và ứng dụng nổi bật của butadien

0

Xem thêm

Tìm hiểu về Axit Butyric, Ứng dụng quan trọng trong các ngành công nghiệp

Axit Butyric, hay còn gọi là acid butyric, là một axit béo chuỗi ngắn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Từ vai trò trong ngành thực phẩm như tạo hương và chất bảo quản, đến tác dụng hỗ trợ sức khỏe đường ruột trong y học, axit butyric đang ngày càng khẳng định vị trí của mình. Hãy cùng khám phá sâu hơn về hợp chất hóa học độc đáo này và tiềm năng phát triển trong tương lai!

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Vũ Thị Thảo

Vũ Thị Thảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0981 370 380

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Thiên Bảo

Thiên Bảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0939 702 797

Trương Mỷ Ngân

Trương Mỷ Ngân

Hóa Chất Công Nghiệp

0901 041 154

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Vũ Thảo : 0981 370 380 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544