• Thời gian đăng: 18:03:02 PM 07/07/2022
  • 0 bình luận

Nhũ tương là gì? Tác dụng của nhũ tương trong làm đẹp da

Nhũ tương hóa là hiện tượng xuất hiện khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Để tìm hiểu rõ hơn về nhũ tương là gì? Chất nhũ hóa là gì? Bài viết này VIETCHEM sẽ chia sẻ chi tiết, cùng bạn đọc làm rõ các vấn đề này.

1. Định nghĩa nhũ tương là gì?

nhu-tuong-la-gi-1

Hệ nhũ tương là gì?

Nhũ tương theo Wikipedia định nghĩa là một hệ phân tán cao của hai hay nhiều chất lỏng không hòa tan với nhau. Trong một nhũ tương sẽ có một chất lỏng pha phân tán được phân tán trong một chất lỏng khác là pha liên tục. Chất này thường tổn tại dưới dạng giọt nhỏ. Ngoài ra, nhũ tương còn được xem là một phân loại của hệ keo, chúng có thể dùng thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp. Ví dụ về nhũ tương: Sữa, dầu giấm, một số chất lỏng cắt kim loại,  mayonnaise,…

2. Định nghĩa nhũ tương hóa là gì?

nhu-tuong-la-gi-3

Nhũ tương hóa lipid với hạt nước và hạt dầu

Nhũ tương hóa là một chất đóng vai trò làm giảm sức căng bề mặt của các pha trong hệ, nhờ đó mà nhũ tương có thể duy trì được sự ổn định về cấu trúc. Nhũ tương hóa có hai phần: Phần háo béo và phần háo nước nên chúng được dùng để tạo sự ổn định của một hệ keo phân tán trong pha liên tục.

  • Ví dụ về nhũ tương hóa: các este của axit béo, rượu,…

3. Quá trình hình thành nhũ tương là gì?

nhu-tuong-la-gi-2

Quá trình hình thành nhũ tương

Nhũ tương được hình thành nhờ sự tăng bề mặt liên pha kèm theo sự tăng năng lượng tự do, vì thế khi sức căng bề mặt liên pha càng nhỏ thì hệ nhũ thu được càng dễ dàng và ngược lại.

Quá trình hình thành nhũ tương luôn được kèm theo sự hấp thụ năng lượng cơ học. Sức căng bề mặt phân cách pha là yếu tố quyết định đến sự hình thành và độ bền của nhũ tương cùng kích thước các tiểu phân tán.

Để tạo thêm đồ bền của nhũ tương chúng ta có thể thêm một số hoạt tính bề mặt, sự phân tán càng cao thì diện tích bề mặt phân cách càng lớn.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhũ tương đó là: Nhiệt độ, độ pH, lực ion, cường độ năng lượng cung cấp, kiểu thiết bị, sự có mặt của oxy và các hoạt chất bề mặt, hàm lượng protein, khả năng trương hóa của protein có tỷ lệ thuận với nhau,…

4. Phân loại nhũ tương trong đời sống

nhu-tuong-la-gi-4

Phân loại nhũ tương, nhũ hóa

4.1. Phân loại theo pha phân tán

Dựa vào pha phấn tán nhũ tương sẽ được chia làm 3 loại:

  • Nhũ phức: Dầu có thể phân tán trong nước của nhũ W/O để có thể tạo ra phức O/W/O (dầu/nước/dầu). Tương tự ta có hệ phức W/O/W (nước/dầu/nước).
  • Nhũ trong (vi nhũ): Những loại này do ánh sáng bị tán xạ khi gặp các hạt nhũ đục được phân tán, nếu đường kính các giọt dầu giảm xuống khoảng 0.5 µm thì nhũ sẽ trong suốt do tác dụng của ánh sáng bị tán xạ giảm.
  • Nhũ keo: Là loại nhũ trung gian giữa hai trạng thái hòa tan hoàn toàn và nhũ đục.

4.2. Phân loại theo nồng độ thể tích

Dựa vào nồng độ thể tích, nhũ tương được phân loại như sau:

  • Nhũ tương loãng: Độ phân tán bé, được chế tạo bằng việc pha loãng nhũ tương đậm đặc.
  • Nhũ tương đậm đặc: Độ phân tán lỏng chứa một lượng phân tán lớn (lên đến 74% thể tích).
  • Nhũ tương cực kỳ đậm đặc: Độ phân án lỏng mà chứa một lượng phân tán lớn hơn 74% thể tích.

5. Đặc điểm nổi bật của nhũ tương là gì?

nhu-tuong-la-gi-9

Đặc điểm nổi bật của nhũ tương hóa

  • Về mặt động lực học thì nhũ tương là một hệ thống không bền
  • Hai pha có chỉ số khúc xạ như nhau nhưng năng lượng phân tán quang học là khác nhau kết quả sẽ hình thành nhũ trong suốt.
  • Những nhũ tốt sẽ có kích thước phân tán trong khoảng 1µm, độ đục độc lập với nồng độ pha phân tán (> 5%)
  • Nhũ tương ít khi có tính dẫn điện.

6. Tác dụng của nhũ tương là gì?

6.1. Tác dụng của nhũ tương trong thực phẩm

  • Nhũ tương dầu trong nước với các giọt dầu phân tán trong pha nước như kem, mayonnaise,..
  • Nhũ tương nước trong dầu với các giọt nước phân tán trong pha dầu như bơ hay các chất để phết lên bánh.

6.2. Tác dụng của nhũ tương trong mỹ phẩm

Trong mỹ phẩm, nhũ tương đóng vai trò quan trọng với kết cấu lỏng hơn so với kem dưỡng da nhưng lại đặc hơn so với essence. Những loại mỹ phẩm này sẽ có khả năng dưỡng ẩm và cấp nước cho làn da tốt hơn, phù hợp với da nhạy cảm, dễ gây kích ứng.

nhu-tuong-la-gi-5

Những ứng dụng của nhũ tương trong mỹ phẩm

6.3. Tác dụng của nhũ tương nhựa đường

Nhựa đường là dòng sản phẩm được tạo thành từ quá trình hòa trộn theo tỷ lệ thích hợp. Những loại nhũ này có dạng lỏng, màu nâu sẫm và tương đối đồng đều.

Tại Việt Nam, nhũ tương nhựa đường thuận tính aixt được sử dụng phổ biến hiện nay. Ở dạng lỏng chúng sẽ được dùng để tưới mặt đường hoặc sử dụng làm các lớp dính bám giữa hai lớp bê tông nhựa.

7. Cách sử dụng nhũ tương dưỡng da

nhu-tuong-la-gi-6

Cách sử dụng nhũ tương trong dưỡng da mặt

7.1. Chăm sóc da dầu

Những bạn sở hữu làn da dầu thì nhũ tương là sự lựa chọn tuyệt vời cho bước khóa ẩm cuối cùng trước khi bạn sử dụng kem chống nắng. Bởi lẽ, nhũ tương mang gốc nước sẽ có khả năng thẩm thấu vượt trội, nhờ đó mà làn da được cấp ẩm nhanh chóng mà không có cảm giác nhờn dính, khó chịu như những loại kem dưỡng ẩm thông thường khác.

Sử dụng sản phẩm có nhũ tương làm kem dưỡng ẩm sẽ giúp bạn cảm thấy lỗ chân lông được thông thoáng, giúp làn da luôn được tươi mát và bừng sáng hơn.

7.2. Chăm sóc da hỗn hợp

Những bạn có làn da hỗn hợp hoặc da mụn thì việc lựa chọn sản phẩm có thành phần nhũ thương sẽ giúp kiểm soát dầu, đốm mụn hoặc bã nhờn dư thừa một cách hiệu quả. Bạn có thể sử dụng kết hợp với một loại kem dưỡng ẩm có công thức dịu nhẹ để làn da luôn được cấp nước đầy đủ.

Nếu bạn đang gặp tình trạng mụn ẩn, mụn viêm hãy cho thêm thành phần nhũ tương vào điều trị và chăm sóc da hàng ngày để thấy hiệu quả nhanh hơn.

7.3. Chăm sóc da khô

Bạn sở hữu làn da khô cứng thì nhũ tương là một vị cứu tinh giúp cấp ẩm một cách vượt trội. Hãy sử dụng gấp đôi lượng nhũ tương và kem sẽ giúp bạn khóa ẩm cuối cùng.

Ngoài ra, để tăng độ ẩm cho da bạn cũng có thể trộn kem dưỡng da mặt với nhũ tương để tăng khả năng dưỡng ẩm tốt hơn.

Lưu ý: Một số làn da nhạy cảm thì việc sử dụng nhũ tương có thể gây ra hiện tương như việc bưng đỏ, nóng, nặng hơn là gây dị ứng.

7.4. Gợi ý các bước chăm sóc da hàng ngày

Một quy trình chăm sóc da cuối ngày thường có 6 bước cơ bản sau đây:

  • Bước 1 (tẩy trang): Tẩy trang là bước làm sạch quan trọng không nên bỏ qua. Dù bạn có trang điểm hay không trang điểm thì vẫn cần phải tẩy trang để loại bỏ đi lớp bụi bẩn bám trên da sau một ngày dài hoạt động.
  • Bước 2 (làm sạch da): Làm sạch da bằng sữa rửa mặt sẽ giúp bạn loại đi những bụi bẩn bám sâu bên trong. Nếu có điều kiện bạn có thể sử dụng máy rửa mặt để tăng hiệu quả làm sạch tốt hơn.
  • Bước 3 (tẩy tế bào chết): Tẩy tế bào chết cũng rất cần thiết trong quy trình chăm sóc da hàng ngày. Bước này giúp loại bỏ những lớp tế bào chết trên bề mặt, giúp da khỏe hơn, sáng mịn hơn và giúp các bước chăm sóc da tiếp theo thẩm thấu hơn (thực hiên 3 lần/ tuần).
  • Bước 4 (toner): Sử dụng các loại toner nhằm cân bằng pH, cấp ẩm cho da sau khi đã được làm sạch. Bạn có thể dùng bông tẩy trang hoặc dùng tay trực tiếp thoa nước hoa hồng lên mặt.
  • Bước 5 (nhũ tương): Lấy một lượng nhũ tương vừa đủ xoa lên mặt nhẹ nhàng, tán đều khắp mặt bằng các ngón tay giúp dưỡng chất thẩm thẩu nhanh và hiệu quả hơn.
  • Bước 6 (kem chống nắng buổi sáng): Nếu buổi sáng, bạn cần thoa thêm một lớp kem chống nắng để kết thúc quá trình chăm sóc da, bảo vệ da khỏi tia UV từ ánh nắng mặt trời.

nhu-tuong-la-gi-8

Quy trình chăm sóc da bằng nhũ tương

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về nhũ tương là gì đã phần nào cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Tham khảo thêm những nội dung hữu ích khác trên website vietchem.com.vn. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu thay hay và hữu ích.

Bài viết liên quan

Tìm hiểu phương pháp cô cạn là gì? Cách cô cạn dung dịch hiệu quả

Việc áp dụng phương pháp cô cạn dung dịch không chỉ được thực hiện ở phòng thí nghiệm mà còn phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy cô cạn là gì? Làm thế nào để cô cạn dung dịch hiệu quả, tối ưu? Các bạn hãy cùng khám phá chi tiết cho vấn đề này qua chia sẻ của VietChem dưới đây.

0

Xem thêm

Khám phá công nghệ Nano và những ứng dụng trong cuộc sống

Công nghệ Nano được nhắc đến khá nhiều từ sau bước tiến công nghiệp hóa toàn cầu. Vậy công nghệ này có đặc điểm gì và ứng dụng như thế nào trong cuộc sống thì các bạn hãy theo dõi nội dung VietChem chia sẻ dưới đây.

0

Xem thêm

Nguyên nhân gây rong rêu và cách làm sạch nhanh chóng

Rong rêu là tình trạng xuất hiện phổ biến ở mọi nơi nếu không được xử lý đúng cách và vệ sinh định kỳ. Đặc biệt là ở những nơi ẩm ướt và thiếu ánh sáng. Vậy nguyên nhân gây rong rêu là gì và hóa chất nào xử lý hiệu quả? Hãy cùng VietChem khám phá lời giải đáp vấn đề này qua nội dung sau.

0

Xem thêm

Tìm hiểu số khối là gì? Công thức tính và ứng dụng của số khối

Số khối được biết đến là giá trị của các hạt proton, neutron trong nguyên tử. Đơn vị số khối bằng 1/12 khối lượng nguyên tử Cacbon với ký hiệu là u. Vậy số khối là gì? Công thức tính và ứng dụng của số khối như thế nào? Hãy cùng VietChem khám phá lời giải đáp chi tiết dưới đây.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất và Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phan Thu Bừng

Phan Thu Bừng

Hóa Chất Công Nghiệp

0981 370 387

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Phạm Quang Phúc

Phạm Quang Phúc

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946667708

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Phan Bừng : 0981 370 387 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929