• Thời gian đăng: 15:38:37 PM 17/09/2018
  • 0 bình luận

Những hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm - Bạn đã biết chưa?

Hiện nay, hóa chất được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, tuy nhiên, có nhiều người khi nhắc đến hóa chất đều cảm thấy lo sợ và cho rằng nó độc hại và có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bài viết dưới đây Vietchem sẽ chia sẻ những hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm, cách bảo quản đúng cách nhất để tránh khỏi những tác động xấu trong khi sử dụng. 

I. Các hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm

Dựa vào chức năng, đặc điểm, mà những hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm được chia thành 4 nhóm chính:

Biểu tượng các chất độc hại trong phòng thí nghiệm

Biểu tượng các chất độc hại trong phòng thí nghiệm

1. Hóa chất ăn mòn

Hóa chất ăn mòn có thể gây tổn thương nghiêm trọng khi chúng tiếp xúc với mô sống hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ gây hư hỏng về vật chất, thậm chí có thể phá hủy các vật dụng và phương tiện vận chuyển. 

Thông thường, hóa chất ăn mòn có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí. Một số loại hóa chất có thể trở thành hóa chất ăn mòn khi chúng tiếp xúc với nước, hơi ẩm benzyl clorosilan hoặc mồ hôi trên da.

Ví dụ:

  • Các axit và anhydrit: Axit sunphuric, axit clohydric, axit nitric, axit axetic, anhydrit acetic, axit phosphoric, trioxit phospho.
  • Các kiềm hay bazơ: Kali hydroxit, natri hydroxit, các amin hữu cơ như etanolamin.
  • Các halogen, muối halogen, các halogen hữu cơ: Khí clo, sắt clorua, dung dịch clorit, axetyl iodua.
  • Các chất ăn mòn khác: Ammoni polysunphua, các peoxit, hydrazin.

2. Hóa chất nguy hiểm

Một số loại hóa chất nguy hiểm trong phòng thí nghiệm đe dọa đến sức khỏe của con người như:

  • Hơi iot: Gây khó chịu cho mắt  và các màng nhầy, khi tiếp xúc với da có thể gây tổn thương nghiêm trọng.
  • Thuốc tím Kali permanganat: Đây là chất có tính oxi hóa cao, được dùng để sát khuẩn, nếu uống nhầm thuốc tím có thể dẫn đến ngộ độc, loét niêm mạc, thậm chí là thủng dạ dày.
  • Nhôm clorua: Có thể gây kích ứng cho da, mắt và đường hô hấp.

3. Hóa chất độc hại

Với các chất độc hại ở thể khí, nếu chúng ta ngửi trực tiếp sẽ gây nguy hiểm đến đường hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Ví dụ:

  • Khí Clo: Có thể gây cay mũi, cuống họng, chảy nước mắt, ho, khó thở, buồn nôn, ói mửa.
  • Khí Cacbon monooxit: Làm giảm oxi trong máu, gây tổn thương đến hệ thần kinh.
  • Khí lưu huỳnh đioxit: Gây viêm phổi, ảnh hưởng đến mắt và da.
  • Metanol: gây cảm giác đau đầu, buồn nôn, khó thở, chóng mặt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

4. Chất dễ cháy

Một số chất lỏng, chất khí và chất rắn dễ bắt lửa và tiếp tục cháy trong không khí nếu tiếp xúc với một nguồn lửa.

Ví dụ:

  • Các loại chất khí như: Khí metan, butan, propan,..
  • Các chất lỏng: rượu, hexan.
  • Chất rắn ví dụ như Natri.

Các loại hóa chất cơ bản hiện nay

II. Lưu ý khi sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệmSử dụng hóa chất phòng thí nghiệm sao cho an toàn, hiệu quả

Sử dụng hóa chất phòng thí nghiệm sao cho an toàn, hiệu quả

Với những người làm việc thường xuyên trong phòng thí nghiệm bắt buộc cần phải nắm vững những đặc điểm, tính chất của các hóa chất độc hại, đồng thời phải biết được mức độ nguy hiểm của chúng và khả năng tạo thành hỗn hợp dễ nổ, dễ cháy với các thuốc thử khác.

Một số nguyên tắc sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm: 

  • Với các loại thuốc thử dùng với liều lượng lớn nên đựng vào những lọ to, các loại thuốc thử ít dùng và hiếm thường đóng trong các lọ nhỏ và được bảo quản riêng.
  • Trên các lọ đựng hóa chất phải có nhãn ghi ký hiệu và tên gọi của loại hóa chất đó.
  • Trước khi cho hóa chất vào lọ, phải rửa sạch, sấy khô và có nút đậy.
  • Không nên cân trực tiếp hóa chất khô nên đĩa vì có thể làm hỏng cân, thay vào đó nên sử dụng các vật chứa như mặt kính đồng hồ, becher,…
  • Các loại hóa chất dễ cháy cần được bảo quản riêng trong điều kiện đặc biệt.
  • Không để chung các hóa chất mà khi tương tác có khả năng bốc cháy.
  • Khi bảo quản những chất dễ hút ẩm hoặc dễ biến đổi khi tiếp xúc với không khí thì phải sử dụng lắp đậy thật kín và có gắn nút lọ bằng parafin.

Ngoài ra, chúng ta cần chuẩn bị các vật dụng bảo hộ cá nhân như: Áo blu, mắt kính (dành cho phòng thí nghiệm), gang tay (trước khi sử dụng phải xem gang tay có bị thủng hay không). Đặc biệt, khi làm việc với các thí nghiệm sinh ra khí độc, cần phải làm việc trong tủ hốt (là loại tủ kính có bộ phận hút gió, các khí độc sẽ theo ống dẫn ra ngoài).

III. Cách quản lý hóa chất trong phòng thí nghiệm

  • Phải có danh sách các loại thuốc thử hiện có về cả số lượng và chất lượng.
  • Thường xuyên theo  dõi, báo cáo tình trạng hóa chất theo tuần, tháng, học kỳ, năm.
  • Có kế hoạch loại bỏ những hóa chất hư hỏng và bổ sung kịp thời các loại hóa chất còn thiếu.
  • Phải có phương pháp bảo quản chất lượng hợp lý cho từng loại.
  • Phải có hồ sơ hóa chất cho từng loại, bao gồm: tên gọi, công thức, nơi sản xuất, hạn sử dụng, đặc tính và cách sử dụng.

Nếu chúng ta nắm được hết cách sử dụng, bảo quản những hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm trên đây, thì đảm bảo các hoạt động thí nghiệm sẽ được diễn an toàn và hiệu quả nhất.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về các loại hóa chất trong phòng thí nghiệm cũng như cách sử dụng và quản lý sao cho an toàn nhất. Nếu bạn có nhu cầu mua hóa chất thí nghiệm hãy liên hệ ngay cho VietChem – Đơn vị chuyên cung cấp các loại hóa chất thí nghiệm, dụng cụ, thiết bị sử dụng trong phòng thí nghiệm, hóa chất công nghiệp… các sản phẩm đều được nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng trên thế giới đảm bảo chất lượng, giá tốt nhất trên thị trường.

Bài viết liên quan

Tetrasodium EDTA là gì? Ứng dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm

Tetrasodium EDTA là một hợp chất hóa học quan trọng với khả năng tạo phức và ổn định các ion kim loại. Nhờ những đặc tính vượt trội, nó được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm, thực phẩm, và xử lý nước. Cùng khám phá vai trò, ứng dụng và những lợi ích mà Tetrasodium EDTA mang lại trong các ngành công nghiệp hiện đại

0

Xem thêm

Glycolic acid là gì? Vai trò và ứng dụng trong chăm sóc da

Glycolic acid, hay còn gọi là axit glycolic, là một trong những thành phần được yêu thích trong chăm sóc da nhờ khả năng làm sáng và tái tạo da. Không chỉ giúp loại bỏ tế bào chết, glycolic acid còn kích thích sản sinh collagen, giúp làn da trở nên săn chắc, mịn màng và giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa. Vậy glycolic acid hoạt động như thế nào và sử dụng ra sao để đạt được hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!

0

Xem thêm

Tartaric Acid | Đặc điểm và Ứng dụng trong thực phẩm và làm đẹp

Tartaric Acid, hay Axit Tartaric, là một axit hữu cơ được tìm thấy chủ yếu trong nho và các loại trái cây khác. Với đặc tính dễ hòa tan và tính chất acid mạnh, tartaric acid đã trở thành một thành phần quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, nguồn gốc và những ứng dụng nổi bật của tartaric acid.

0

Xem thêm

Pectin là gì? Vai trò và ứng dụng trong phụ gia thực phẩm

Pectin là một trong những chất phụ gia thực phẩm quan trọng (E440), được sử dụng rộng rãi để tạo độ đặc và ổn định cho nhiều sản phẩm như mứt, thạch, và nước sốt. Không chỉ là một chất làm đặc tự nhiên, Pectin còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Vietchem tìm hiểu chi tiết về Pectin và những ứng dụng của nó trong ngành thực phẩm.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phạm Quang Tú

Phạm Quang Tú

Hóa Chất Công Nghiệp

0869 587 886

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Trần Sĩ Khoa

Trần Sĩ Khoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 851 648

Mai Văn Đền

Mai Văn Đền

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 337 431

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Quang Tú : 0869 587 886 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544