• Thời gian đăng: 05:04:27 AM 27/10/2023
  • 0 bình luận

Nước cất là gì? Ứng dụng của nước cất trong đời sống

Nước cất là gì? Tính chất, ứng dụng và cách làm nước chất như thế nào? Tất tần tật sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Mặc dù trong cuộc sống hằng ngày không ít lần chúng ta nghe đến nước cất. Tuy nhiên nếu đi sâu bàn về khái niệm nước cất là gì, tính chất và ứng dụng của nó thì không phải ai cũng tự tin trả lời được. Vậy đâu là câu trả lời đúng? Hãy cùng Vietchem tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm nước cất là gì?

Nước cất là nước tinh khiết được tạo ra bằng cách đun sôi, dựa trên nguyên lý độ sôi và sự bốc hơi của nước ta thu được phần nước ngưng tụ. Vì thế nước cất luôn đảm bảo không chứa bất cứ tạp chất nào.

Muốn thu được nước tinh khiết, trước khi thực hiện cần làm sạch hết các vật dụng, thiết bị chưng cất. Phương pháp chưng cất nước có thể thực hiện tại nhà bằng cách đun sôi nước và ngưng tụ trong phễu lạnh.

nuoc-cat-la-gi-1

Hình 1: Nước cất là nước tinh khiết và không chứa tạp chất

2. Tính chất của nước cất

Về bản chất nước cất là nước tinh khiết nên đều có công thức hóa học là H2O. Theo đó cứ 2 nguyên tử Hydro sẽ kết hợp với 1 nguyên tử Oxi tạo thành một phân tử nước.

2.1. Tính chất vật lý

  • Nước cất không màu, ở trạng thái lỏng, không mùi, không vị. 
  • Nước sôi ở 100 độ C hóa hóa rắn ở 0 độ C.
  • Nước cất dẫn nhiệt tốt, tuy nhiên nó lại không dẫn điện bởi thành phần không có muối tan.

2.2. Tính chất hóa học

  • Tác dụng với kim loại: tạo thành dung dịch bazơ với phương trình H2O + Kim loại → Bazơ + H2↑
  • Tác dụng với Oxit Bazơ: tạo thành dung dịch bazơ với phương trình H2O + Oxit bazơ→ Bazơ
  • Tác dụng với Oxit Axit: tạo thành axit tương ứng với phương trình H2O + Oxit Axit -> dung dịch Axit
nuoc-cat-la-gi-2

Hình 2: Nước cất ở trạng thái lỏng không màu không vị

3. Các loại nước cất

Dựa vào số lần chưng cất mà nước cất được chia thành 3 loại sau:

  • Nước cất 1 lần: chỉ chưng cất nước trong 1 lần
  • Nước cất 2 lần: nước cất thu được sau khi chưng 1 lần tiếp tục đem đi chưng cất lần 2, đồng nghĩa độ tinh khiết của nước sẽ cao hơn.
  • Nước cất 3 lần: nước thu được sau chưng cất 2 lần đem chưng cất tiếp lần 3, dĩ nhiên độ tinh khiết phải cao hơn so với 2 lần đầu.

4. Nước cất có uống được không?

Dựa trên khái niệm nước cất là gì, nhiều người nghĩ rằng uống nước cất sẽ tốt cho sức khỏe vì có độ tinh khiết cao và không chứa chất độc hại. Mặc dù đây là nhận định đúng, tuy nhiên không nên uống nước cất thay nước lọc hằng ngày, bởi sẽ thiếu hụt những khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Ngoài ra, sau quá trình chưng các phân tử nước bị phình to, biến đổi khiến cơ thể khó hấp thụ. Nếu uống nước cất thay nước lọc lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng mất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

nuoc-cat-la-gi-4

Hình 3: Không nên uống nước cất thay nước lọc hằng ngày

5. Ứng dụng của nước cất trong đời sống

Khái niệm nước cất là gì đã cho chúng ta biết được mức độ tinh khiết của loại nước này như thế nào. Cũng chính điều này mà nước cất hiện được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Cụ thể:

5.1. Trong công nghiệp

Nước cất dùng cho công nghiệp sẽ được sản xuất theo một quy trình riêng và được dùng để:

  • Đổ các bình ắc quy
  • Dùng các nồi hơi
  • Dùng trong sản xuất thiết bị cơ khí cần độ chính xác
  • Dùng để pha chế hóa chất công nghiệp
  • Dùng trong công nghệ sơn, mạ.

5.2. Trong y tế

Nhắc đến công dụng của nước cất là gì, người ta sẽ nghĩ ngay tới những tác dụng tuyệt vời trong y tế như:

  • Pha hóa chất
  • Rửa, tráng sạch các dụng cụ y tế
  • Sắc thuốc và dùng trong nhiều loại thuốc đặc chế
  • Dùng trong các phòng khám, xét nghiệm y tế
nuoc-cat-la-gi-3

Hình 4: Nước cất được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực Y học

5.3. Trong phòng thí nghiệm

Nước cất trong phòng thí nghiệm tùy vào mục đích sử dụng sẽ có độ tinh khiết khác nhau. Nước cất là dung môi phù hợp dùng để rửa dụng cụ thí nghiệm, pha chế hóa chất vì không chứa các tạp chất hữu cơ hoặc vô cơ.

Khi thí nghiệm, dụng cụ sẽ tráng qua 1 lần với nước cất. Bên cạnh đó, người ta còn dùng nước cất 2 lần để pha loãng nồng độ hóa chất, nuôi cấy vi sinh, lĩnh vực sinh học phân tử tránh lây nhiễm.

5.4. Trong mỹ phẩm

Mỹ phẩm là sản phẩm làm đẹp dùng trực tiếp lên da. Vì thế đòi hỏi quy trình sản xuất phải đảm bảo nghiêm ngặt từ nguyên vật liệu cho tới thành phẩm.

Theo đó nước cất sẽ dùng để chế tạo son môi, xịt khoáng, toner, kem dưỡng da…cùng nhiều loại mỹ phẩm khác.

6. Cách làm nước cất như thế nào?

Mỗi nơi sẽ có cách sản xuất nước cất khác nhau, thế nhưng về cơ bản quy trình này sẽ diễn ra theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguồn nước tự nhiên, sau đó xử lý sạch rồi dùng công nghệ RO để chưng cất.
  • Bước 2: Đưa nước đã xử lý ở bước 1 vào máy chưng cất 1 lần. Nước thu được là nước cất 1 lần. Nếu nước chưa đáp ứng tiêu chuẩn sẽ được chưng thêm lần 2, lần 3.
  • Bước 3: Nước cất sau khi chưng sẽ đóng vào chai, lọ đã được sục khí ozon, khử trùng, vệ sinh, diệt khuẩn bằng đèn cực tím. Sau đó các chai nước này phải trải qua khâu kiểm định chất lượng lần cuối. Khi đã đạt tiêu chuẩn thì tiếp tục chuyển sang seo kín bằng màng chuyên dụng. Các chai lọ không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ.
  • Bước 4: Đây là khâu đóng gói, dán nhãn, phân lô các chai nước cất thu được ở bước 3. Yêu cầu phải ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng trước khi xuất kho. Trường hợp chưa xuất kho ngay sẽ được đưa vào kho bảo quản ngay để chất lượng nước cất không bị ảnh hưởng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nước cất là gì và các thông tin liên quan về nước cất. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc bạn muốn tư vấn kỹ hơn về một hóa chất nào khác. Hãy liên hệ ngay với Vietchem để sớm được giải đáp nhé!

Bài viết liên quan

Yttrium (Y) - Vật liệu cốt lõi cho công nghệ LED, radar và siêu dẫn thế hệ mới

Yttrium là kim loại đất hiếm có đặc tính từ, quang học và dẫn điện đặc biệt, được ứng dụng trong laser, màn hình, gốm siêu bền và công nghệ năng lượng sạch. Tìm hiểu chi tiết về tính chất, ứng dụng và vai trò chiến lược của nguyên tố Yttrium.

0

Xem thêm

Palladium là gì? Đặc tính, ứng dụng và vai trò chiến lược trong công nghiệp toàn cầu

Palladium – một kim loại hiếm và quý ít được biết đến trong đời sống hàng ngày, nhưng lại là “trái tim thầm lặng” của nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Từ bộ chuyển đổi khí thải trong ô tô, vi mạch điện tử, pin nhiên liệu cho đến các phản ứng hóa học then chốt, palladium giữ vai trò không thể thay thế nhờ vào tính chất xúc tác và dẫn điện vượt trội. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá toàn diện về palladium – từ đặc điểm kỹ thuật, ứng dụng, nguồn cung đến tiềm năng phát triển trong tương lai.

0

Xem thêm

Beryllium là gì? Tính chất, ứng dụng và vai trò chiến lược trong công nghiệp công nghệ cao

Beryllium – một nguyên tố kim loại nhẹ nhưng có độ cứng vượt trội, là vật liệu chiến lược không thể thiếu trong ngành hàng không vũ trụ, điện tử và công nghệ hạt nhân. Dù chỉ cần một lượng nhỏ, beryllium có thể tăng cường đáng kể hiệu suất và độ tin cậy của thiết bị trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Bài viết dưới đây sẽ đưa bạn đến cái nhìn toàn diện về beryllium: từ tính chất hóa học, nguồn gốc, ứng dụng công nghiệp cho đến tầm quan trọng của nó trong chiến lược công nghệ tương lai.

0

Xem thêm

Zirconium là gì? Tính chất, vai trò và ứng dụng

Zirconium – nguyên tố kim loại với vẻ ngoài không quá nổi bật nhưng lại sở hữu sức mạnh vượt trội về độ bền, khả năng kháng hóa chất và tính tương thích sinh học. Là vật liệu không thể thay thế trong ngành công nghiệp hạt nhân, zirconium đang âm thầm giữ vai trò cốt lõi trong hàng loạt công nghệ hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về zirconium: từ đặc tính hóa học, nguồn gốc, ứng dụng công nghiệp cho đến tiềm năng chiến lược trong tương lai.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Lý Thị Dung

Lý Thị Dung

Hóa Chất Công Nghiệp

0862 157 988

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Lê Thị Mộng Vương

Lê Thị Mộng Vương

Hóa Chất Công Nghiệp

0964 674 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Thiên Bảo

Thiên Bảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0939 702 797

Trương Mỷ Ngân

Trương Mỷ Ngân

Hóa Chất Công Nghiệp

0901 041 154

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Lý Dung : 0862 157 988 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544