• Thời gian đăng: 10:45:12 AM 02/02/2024
  • 0 bình luận

Nước thải là gì? Phân loại, Các phương pháp xử lý cơ bản

Cụm từ “nước thải” có thể đã quá quen thuộc với cuộc sống của con người từ xa xưa cho đến hiện tại. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết đúng đắn nhất về nước thải. Cùng VietChem tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm, phân loại, thành phần cũng như phương pháp xử lý cơ bản nước thải qua bài viết sau!

1. Khái niệm nước thải

Nước thải là gì? Đó là loại nước đã qua sử dụng, có chứa các vật chất đi kèm không còn giá trị sử dụng với quá trình đã dùng đến nước. Trong tiếng Anh, nước thải được gọi với cái tên là Wastewater.

Nước thải có thể bắt nguồn từ nhiều quá trình khác nhau. Bao gồm nước thải chăn nuôi, nước thải y tế, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt,… Các tạp chất tồn tại trong từng loại nước thải cũng có những sự khác biệt nhất định về chủng loại hay khả năng tác động đến môi trường, sức khỏe con người…

nuoc-thai-1

Nước thải là nước đã qua sử dụng và có chứa các tạp chất gây hại

2. Các loại nước thải phổ biến

Để phân loại nước thải, người ta sẽ dựa vào nguồn gốc phát sinh. Các loại nước thải phổ biến hiện nay gồm:

2.1. Nước thải sinh hoạt

Các hộ gia đình, khu dân cư, chợ, khách sạn, cao ốc văn phòng,… sẽ có các hoạt động sử dụng đến nước như tắm giặt, dọn dẹp, nấu nước, ăn uống… Nước thải ra trong quá trình này được gọi là nước thải sinh hoạt.

2.2. Nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp là gì? Đó là nguồn nước được thải ra sau quá trình hoạt động của các cơ sở sản xuất, khai thác, chế biến. Hiện nay, ô nhiễm nước thải công nghiệp đang là một trong những vấn đề nhức nhối tại nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam.

nuoc-thai-2

Ô nhiễm nước thải công nghiệp đang là vấn đề nhức nhối hiện nay

2.3. Nước thải đô thị

Nước thải đến từ cộng đồng qua các quá trình như rửa đường xá, vỉa hè, mái nhà, bãi đỗ xe… được gọi chung là nước thải đô thị. Sự tồn tại của các hợp chất như chất tẩy rửa, rác thải, thuốc trừ sâu, chất độc hóa học… khiến cho loại nước thải này rất độc hại.

2.4. Nước thải y tế

Nước thải y tế đến từ các hoạt động chăm sóc y tế, các cơ sở  nghiên cứu, nuôi cấy liên quan tới y khoa. Nước thải bệnh viện là loại nước thải có những đặc tính riêng, có thể chứa nhiều thành phần hóa học cũng như loại vi khuẩn phức tạp, nguy hại.

nuoc-thai-3

Nước thải y tế với những đặc trưng riêng

3. Thành phần của nước thải

Tùy từng loại nước thải mà thành phần của chúng sẽ có những sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, về cơ bản một số những chất độc hại có thể chứa trong nước thải gồm:

3.1. BOD

BOD là viết tắt của Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hoạt, là nguyên nhân hàng đầu gây ra ô nhiễm nước thải. Khi tồn tại trong môi trường ao hồ, loại chất ngày làm giảm lượng oxi khiến cho các loài sinh vật dưới nước bị nguy hiểm.

3.2. TSD

TSD là thuật ngữ mang ý nghĩa là Tổng chất rắn hoà tan, bao gồm kim loại hòa tan, khoáng chất, muối kim loại,… Có khả năng tác động rất xấu đến sức khỏe của con người cũng như hệ sinh thái.

3.3. TSS

TSS là viết tắt của Total Suspended Solids - Tổng chất rắn lơ lửng trong nước thải. Nước thải từ các nhà máy thường chứa TSS, nếu không được xử lý thích hợp, khi tiếp xúc với môi trường nước sẽ gây ra ô nhiễm và tác động xấu đến sinh vật.

nuoc-thai-4

Nước thải chứa nhiều thành phần độc hại

3.4. Mầm bệnh

Mầm bệnh trong nước thải, hay còn có thể gọi là vi sinh nước thải được đánh giá là rất nguy hiểm với con người và cả hệ sinh thái. Mầm bệnh gây nhiều rủi ro lớn cho sức khỏe con người nói chung và sự phát triển của hệ sinh thái nói riêng.

3.5. Chất dinh dưỡng

Ngoài các thành phần độc hại, trong nước thải còn có chứa một nguồn chất dinh dưỡng nhất định. Tuy nhiên, nguồn chất này có thể gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường sống của các loại tảo hoặc cá.

4. Tìm hiểu những phương pháp xử lý nước thải phổ biến hiện nay

Tiêu chuẩn nước thải ra môi trường là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu trong bối cảnh ô nhiễm đang diễn ra khá nặng nề như hiện nay. Theo đó, một số biện pháp xử lý nước thải có hiệu quả đang áp được áp dụng gồm:

4.1. Phương pháp vật lý

Nước thải nông nghiệp, nước thải khu công nghiệp có các thành phần là chất tan và chất không tan lơ lửng tồn tại. Có thể áp dụng các công trình xử lý cơ học để loại bỏ từ 20% đến 60% những thành phần này như sau:

  • Sử dụng loại lưới chắn rác, song chắn rác.
  • Dùng bể điều hòa để ổn định lưu lượng.
  • Bể lắng các đợt 1, đợt 2 để tách cặn.

4.2. Phương pháp sinh học

Các biện pháp sinh học được đánh giá cao về độ hiệu quả khi giải quyết vấn đề xử lý nước thải. Về tổng quan có thể chia loại hình này thành hai dạng như sau:

  • Phương pháp kỵ khí: Dùng nhóm vi sinh vật kỵ khí để phân hủy các chất gây ô nhiễm.
  • Phương pháp hiếu khí: Dùng nhóm vi sinh vật hiếu khí để phân hủy các chất hữu cơ.
nuoc-thai-5

Phương pháp sinh học xử lý nước thải

4.3. Phương pháp hóa lý

Một số cách xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học có thể làm sạch triệt để các hạt kim loại hoặc chất hữu cơ hòa tan trong nước thải đang được dùng gồm:

  • Dùng công nghệ hấp thụ.
  • Dùng công nghệ trao đổi ion.
  • Dùng công nghệ keo tụ tạo bông.

VietChem vừa đề cập tới một số thông tin liên quan đến khái niệm, phân loại, thành phần cũng như phương pháp xử lý nước thải. Hy vọng rằng thông tin bài viết hữu ích cho bạn khi quan tâm đến nội dung này.

Bài viết liên quan

Ankadien là gì? Tính chất, phân loại và điều chế Ankadien chi tiết nhất

Có vô vàn hợp chất hữu cơ được biết đến và ứng dụng rộng rãi hiện nay. Trong đó, Ankadien là thành phần quan trọng tạo nên những sản phẩm có tính đàn hồi cao. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chất này, VietChem sẽ phân tích chi tiết những thông tin liên quan đến Ankadien trong bài viết bên dưới. Các bạn hãy cùng theo dõi.

0

Xem thêm

Nguyên tố hóa học là gì? Cách phân loại nguyên tố hóa học

Nguyên tố hóa học được nhắc đến nhiều trong bộ môn hóa học các cấp. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, các bạn hãy cùng VietChem tìm hiểu trong bài viết bên dưới.

0

Xem thêm

Cấu hình electron là gì? Cách viết cấu hình electron

Cấu hình electron được sắp xếp và bố trí theo một trật tự nhất định. Khi nắm rõ cấu hình này sẽ giúp nhận biết về đặc điểm, tính chất của chất hóa học nào đó. Nội dung dưới đây VietChem sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề này, mời các bạn cùng khám phá.

0

Xem thêm

Môi trường sống của sinh vật là gì 

Mỗi một sinh vật sẽ thích nghi với một môi trường sống khác nhau. Kiến thức này đã được nhắc đến nhiều trong chương trình sinh học trung học phổ thông. Vậy bạn đã biết chính xác môi trường sống của sinh vật là gì? Làm thế nào để bảo vệ môi trường sống của sinh vật? VietChem sẽ phân tích lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất và Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Tống Đức Nhuận

Tống Đức Nhuận

Hóa Chất Công Nghiệp

0867 192 688

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Phạm Quang Phúc

Phạm Quang Phúc

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946667708

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Đức Nhuận : 0867 192 688 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929