• Thời gian đăng: 07:10:00 AM 20/12/2023
  • 0 bình luận

Peptit là gì? Các tính chất đặc trưng & Vai trò quan trọng với làn da

Peptit là gì? Đây là thành phần tạo nên Protein. protein là thành phần chính của cơ thể động vật, có trong thực vật và là cơ sở tạo nên sự sống. Protein cũng là thức ăn quan trọng của người và nhiều loài động vật khác. Vậy tìm hiểu về Peptit là rất quan trọng với cả chương trình học của học sinh và kiến thức đời sống cần biết của mọi người.

1. Peptit là gì?

1.1. Định nghĩa

Định nghĩa đơn giản nhất, Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 - 50 gốc α-amino acid trong thành phần cấu tạo. Chúng liên kết với nhau bởi các liên kết peptit theo một trật tự nhất định.

peptit-la-gi-1

Ảnh 1: Cấu tạo cơ bản của 1 peptit và liên kết peptit

Trong đó, liên kết peptit chính là liên kết của nhóm NH và nhóm CO giữa 2 đơn vị α-amino acid. Amino axit đầu N còn nhóm NH2, amino axit đầu C còn có nhóm COOH. Khi xét về tính chất, cả peptit và amino axit đều có tính lưỡng tính.

1.2. Cách gọi peptit

Những phân tử peptit có chứa 2, 3, 4… gốc α-amino acid sẽ lần lượt được gọi là đi-, tri-, tetra peptit… Với phân tử peptit có chứa nhiều gốc α-amino acid (số lượng lớn hơn 10) thì được gọi chung là polipeptit.

Trong tài liệu, người ta sẽ biểu diễn cấu tạo của các peptit bằng cách ghép từ tên viết tắt các gốc α-amino acid theo đúng trật tự của chúng.

Ví dụ như hai đipeptit từ glyxin và alanin sẽ là Gly-Ala và Ala-Gly.

2. Phản ứng hóa học của peptit

Do sở hữu các liên kết peptit, 2 tính chất đáng chú ý nhất của peptit chính là thuỷ phân và phản ứng màu với biure.

2.1. Peptit có phản ứng màu biure

Trong môi trường kiềm, các peptit có thể tác dụng với Cu(OH)2 cho một hợp chất có màu tím. Đó là màu của hợp chất phức giữa peptit với có ít nhất là 2 liên kết peptit trở lên với ion đồng.

peptit-la-gi-2

Ảnh 2: Phản ứng màu với Cu(OH)2 là một tính chất đặc trưng của các liên kết peptit

Một chú ý nhỏ là đipeptit và amino axit không cho phản ứng này. Nó xảy ra ở các tripeptit trở lên.

2.2. Phản ứng thủy phân

Các Peptit có thể bị thuỷ phân hoàn toàn nếu có sự xúc tác phù hợp của bazơ, nhiệt độ cao do đun nóng hoặc axit. Từ đó, tạo thành các α-amino acid sản phẩm. Ngoài ra, nó cũng có thể bị thuỷ phân không hoàn toàn, và sản phẩm là các peptit ngắn hơn so với peptit ban đầu.

3. So sánh peptit và protein

Protein và peptit là 2 thành phần cơ bản để tạo thành tế bào, giúp tế bào thực hiện các chức năng sinh học quan trọng. Trong khi protein giúp tế bào có được hình dạng thì peptit lại đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh, tác động đến hoạt động của các phân tử khác.

peptit-la-gi-3

Ảnh 3: Sự khác biệt rõ nhất giữa peptit và protein chính là kích thước

Về mặt cấu trúc, peptit và protein tương đối giống nhau. Dưới đây hãy cùng tìm hiểu cách phân biệt 2 loại chất này nhé.

Peptit

Protein

Bao gồm từ 2 - 50 gốc α-amino acid

Được tạo thành từ 50 α-amino acid trở lên

Giống nhau: Đều được tạo thành từ những chuỗi axit amin trong thành phần cầu tạo. Và các chuỗi này đều được liên kết với nhau thông qua các liên kết peptit.

4. Tác dụng của peptit đối với làn da

4.1. Chống lại tình trạng lão hóa của da

Collagen được coi là một loại protein quan trọng đối với làn da, trong đó peptit lại có vai trò lớn thúc đẩy sản xuất collagen. Điều này giải thích cho việc peptit có khả năng chống lại sự lão hóa, giúp làm mờ các vết nhăn làm làn da luôn căng mịn.

4.2. Tăng tốc độ lành của các vết thương

Đồng là nguyên tố vi lượng có hiệu quả trong việc giúp các tổn thương mau được chữa lành. Trong khi đó, cấu trúc tạo nên peptit lại chứa thành phần này nên chúng có thể giúp các vết thương nhanh lành hơn

4.3. Hạn chế tình trạng nổi mẩn, sần hoặc chứng đỏ da

Carnosine và N - acetylcarnosine là 2 loại peptit có khả năng khắc phục tình trạng nổi mẩn hoặc chứng đỏ da. Chúng cũng hạn chế tình trạng viêm nhiễm trên da

4.4. Đóng vai trò như một loại botox tự nhiên

Neuro Peptide và Argireline là 2 loại peptit có vai trò ngăn chặn dẫn truyền tín hiệu tới cơ mặt của các dây thần kinh. Điều này giúp tránh sự co cơ, hạn chế rãnh nhăn, giúp da luôn căng mịn

5. Bài tập liên quan đến peptit

Bài tập 1: Dạng thuỷ phân peptit

Đề bài: Cho 24,36 gam tripeptit mạch hở Gly-Ala-Gly tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Y, bên trong có chứa m gam muối. Giá trị của m là bao nhiêu gam?

Bài giải

Có thể thấy, Alanin và Glyxin đều chứa 1 nhóm -NH2. Nên ta sẽ có:

Số mol của Gly-Ala-Gly = 0,12 mol

Gly-Ala-Gly + 3 HCl + 2H2O → muối

Trong đó:

  • Gly-Ala-Gly: 0,12 mol
  • HCl: 0,36 mol
  • Muối: 0,24 mol

Khối lượng muối = 24,36 + 36,5x0,36 + 18x0,24 = 41,83 gam

peptit-la-gi-4

Ảnh 4: Các bài tập dạng thuỷ phân peptit rất thường gặp trong thực tế

Bài 2: Dạng nhận biết amino axit, amin, peptit và protein

Đề bài: Trong các dãy chất sau đây, đâu là dãy đều tác dụng và khiến quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh.

  1. Anilin, amoniac, metylamin
  2. Amin, natri hidroxit, amoniac
  3. Amoni clorua, natri hiđroxit, metyl amin
  4. Metyl amin, natri hidroxit, amoniac

Bài giải

Đáp án A: Loại vì Anilin không làm quỳ tím ẩm hóa xanh.

Đáp án B: Loại bỏ, vì amin vì anilin là một amin nhưng không làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh.

Đáp án C: Amoni Clorua là một muối, không làm quỳ tím hoá xanh nên cũng loại

Suy ra đáp án đúng chính là D.

Bài tập 3: Dạng phản ứng tạo Peptit

Đề bài:

Đipeptit mạch hở X và 1 tripeptit mạch hở Y có điểm chung là đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Y sẽ thu được CO2 và H2O với tổng khối lượng 82,35 gam. Còn đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được đem cho qua nước vôi trong chậm và dư, sẽ tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là bao nhiêu?

Bài giải

Cách giải bài tập này như sau:

peptit-la-gi-5

Ảnh 5: Chi tiết cách giải bài tập 3

Như vậy, có thể thấy giá trị m gam kết tủa ở đây là 60 gam.

Như vậy, Vietchem đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết peptit là gì và những đặc điểm, tính chất cơ bản của peptit. Hy vọng những điều này giúp ích cho việc học hoá, tìm hiểu về ngành hoá của bạn. Để được tư vấn kỹ hơn, hãy trò chuyện với các chuyên viên của Vietchem nhé.

Bài viết liên quan

Khí Krypton là gì? Khám phá tính chất, ứng dụng và vai trò

Krypton là một trong những nguyên tố thuộc nhóm khí hiếm, có mặt trong khí quyển Trái Đất với một lượng nhỏ. Khí Krypton được biết đến với khả năng phát sáng màu trắng xanh khi phóng điện và có ứng dụng quan trọng trong công nghệ chiếu sáng, y học và khoa học. Vậy Krypton là gì? Nó có những đặc tính và ứng dụng nào nổi bật? Hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết này.

0

Xem thêm

Những điều cần biết về phản ứng tráng gương (phản ứng tráng bạc)

Phản ứng tráng gương là một trong những phản ứng quan trọng trong hóa học hữu cơ, giúp nhận biết nhóm chức aldehyde (-CHO) và có nhiều ứng dụng thực tiễn. Không chỉ xuất hiện trong các thí nghiệm hóa học, phản ứng này còn được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất gương bạc, chế tạo bình giữ nhiệt và kiểm tra đường khử trong y học. Vậy phản ứng tráng gương diễn ra như thế nào? Cơ chế phản ứng ra sao và tại sao nó lại đặc biệt? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

0

Xem thêm

Á kim là gì? Tính chất, ứng dụng và vai trò trong cuộc sống

Á kim là nhóm nguyên tố có tính chất trung gian giữa kim loại và phi kim, đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như công nghệ bán dẫn, sản xuất vật liệu và năng lượng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về á kim, bao gồm tính chất, ứng dụng và vai trò của chúng trong đời sống hiện đại.

0

Xem thêm

Sinh quyển là gì? Cấu trúc, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng

Sinh quyển là khu vực của Trái Đất nơi có sự sống tồn tại, bao gồm không khí, đất, nước và sinh vật sống. Đây là một phần quan trọng của hành tinh, đóng vai trò duy trì sự cân bằng sinh thái và hỗ trợ sự phát triển của mọi loài sinh vật. Vậy sinh quyển bao gồm những gì, cấu trúc ra sao và con người có thể làm gì để bảo vệ nó? Hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết này.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Tống Đức Nhuận

Tống Đức Nhuận

Hóa Chất Công Nghiệp

0915 866 828

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Thiên Bảo

Thiên Bảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0939 702 797

Trương Mỷ Ngân

Trương Mỷ Ngân

Hóa Chất Công Nghiệp

0901 041 154

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Tống Nhuận : 0915 866 828 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544