Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hà Nội:
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm KV. Phía Bắc: 0826 020 020 KV. Phía Nam: 0825 250 050
Phân SA hay phân đạm SA, là hợp chất muối vô cơ có tên gọi là Amoni Sunphat hay Amonium Sulphate. Có công thức hoá học là (NH4)2SO4.
Phân SA có công thức hóa học là (NH4)2SO4
Phân đạm SA có chứa 20–21% nitơ nguyên chất và 24-25% lưu huỳnh (S). Đây là loại phân bón chiếm 8% tổng lượng phân hoá học sản xuất hàng năm.
Đặc điểm bề ngoài | Có màu trắng, có tính hút ẩm. |
Tính hòa tan | Hòa tan được trong nước, không hòa tan trong acetone, rượu và etanol. |
Khối lượng mol | 132.14 g/mol |
Khối lượng riêng | 1.77 g/cm3 |
Điểm nóng chảy | 235 đến 280 °C |
Độ hòa tan trong nước | 70.6 g/100 g nước (0 °C) và 103.8 g/100 g nước (100 °C) |
Tính chất vật lý của phân đạm SA
Ứng dụng trong nông nghiệp của phân SA
Phân SA ít hút ẩm là nhờ cấu trúc phân tử kém hút ẩm giúp cho việc bảo quản lâu dài và dễ pha trộn với các loại nguyên liệu phân bón khác.
Phân SA hoàn toàn tan trong nước 100%, nhanh chóng phân ly thành ion amôn và sulphate.
Ion amôn dương tính liên kết với cấu tử đất tồn tại lâu bền xung quanh vùng rễ cây cho đến khi cây sử dụng mà không bị thấm rút vào nước chứa trong đất.
Phân đạm là loại phân bón rất cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh. Trong số các nhóm cây trồng, đạm rất cần cho các loại cây ăn lá như rau cải, cải bắp... Ngoài phân đạm SA, sau đây là một số phân đạm khác cũng được sử dụng rộng rãi hiện nay:
5.1 Phân Urê CO(NH4)2
Sau đây là một số đặc điểm tính chất và ứng dụng của phân bón Urê CO(NH4)2:
Thành phần cấu tạo |
- Có chứa 44 – 48% N nguyên chất. - Urê là loại phân có tỷ lệ N cao nhất. |
Đặc điểm bề ngoài | - Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là hút ẩm mạnh. - Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá. |
Đặc điểm tính chất |
- Có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau. - Thích hợp trên đất chua phèn. |
Ứng dụng quan trọng | - Được dùng để bón thúc. Có thể pha loãng theo nồng độ 0.5 – 1.5% để phun lên lá. - Trong chăn nuôi, được dùng trực tiếp bằng cách cho thêm vào khẩu phần thức ăn cho lợn, trâu bò. |
Lưu ý bảo quản |
- Bảo quản kỹ trong túi pôliêtilen và không được phơi ra nắng. - Các túi phân urê khi đã mở ra cần được dùng hết ngay trong thời gian ngắn. |
Lưu ý khác | Trong quá trình sản xuất, urê thường liên kết các phần tử với nhau tạo thành biurat. Đó là chất độc hại đối với cây trồng. Vì vậy, trong phân urê không được có quá 3% biurat đối với cây trồng cạn, 5% đối với lúa nước. |
Phân Urê CO(NH4)2
5.2 Phân amôn nitrat (NH4NO3)
Bảng đặc điểm tính chất và ứng dụng của Phân amôn nitrat (NH4NO3):
Thành phần cấu tạo |
- Có chứa 33 – 35% N nguyên chất. - Ở các nước trên thế giới loại phân này chiếm 11% tổng số phân đạm được sản xuất hàng năm. |
Đặc điểm bề ngoài | Tồn tại dưới dạng tinh thể muối kết tinh có màu vàng xám. |
Đặc điểm tính chất |
- Dễ chảy nước, dễ tan trong nước, dễ vón cục, khó bảo quản và khó sử dụng. - Là loại phân sinh lý chua. |
Ứng dụng quan trọng | - Là loại phân bón quý vì có chứa cả NH4+ và cả NO3-, phân này có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau. - Thích hợp cho nhiều loại cây trồng cạn như thuốc lá, bông, mía, ngô… - Được dùng để pha thành dung dịch dinh dưỡng để tưới cây trong nhà kính và tưới bón thúc cho nhiều loại rau, cây ăn quả. |
5.3 Phân đạm Clorua (NH4Cl)
Bảng đặc điểm tính chất và ứng dụng của phân đạm Clorua (NH4Cl):
Thành phần cấu tạo | - Có chứa 24 – 25% N nguyên chất. |
Đặc điểm bề ngoài | - Có dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà. |
Đặc điểm tính chất | - Dễ tan trong nước, ít hút ẩm, không bị vón cục, thường tơi rời nên dễ sử dụng. |
Ứng dụng quan trọng | Là loại phân sinh lý chua. Vì vậy, nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác. |
Lưu ý | - Không nên dùng để bón cho thuốc lá, chè, khoai tây, hành, tỏi, bắp cải, vừng... - Ở các vùng khô hạn, ở các chân đất nhiễm mặn không nên bón phân đạm clorua, vì ở những nơi này trong đất có thể tích luỹ nhiều clo, dễ làm cho cây bị ngộ độc. |
5.4 Phân Xianamit canxi
Bảng đặc điểm tính chất và ứng dụng của Phân Xianamit canxi:
Thành phần cấu tạo | - Có chứa 20 – 21% N nguyên chất, 20 – 28% vôi, 9 – 12% than. |
Đặc điểm bề ngoài | - Dạng bột không có tinh thể, màu xám tro hoặc màu trắng, đốt không có mùi khai. |
Ứng dụng quan trọng | - Có phản ứng kiềm, bởi vậy có thể khử được chua, dùng rất tốt ở các loại đất chua. |
5.5 Phân phôtphat đạm (còn gọi là phốt phát amôn)
Bảng đặc điểm tính chất và ứng dụng của Phân phôtphat đạm:
Thành phần cấu tạo | - Có tỷ lệ đạm là 16%, tỷ lệ lân là 20%. |
Đặc điểm bề ngoài | - Có dạng viên, màu xám tro hoặc trắng. |
Đặc điểm tính chất |
- Phân dễ chảy nước. - Dễ tan trong nước và phát huy hiệu quả nhanh. |
Ứng dụng quan trọng |
- Được dùng để bón lót, bón thúc đều tốt. - Thường dùng thích hợp ở đất nhiễm mặn vì không làm tăng độ mặn, độ chua. |
Lưu ý khi sử dụng |
- Phân có tỷ lệ đạm hơi thấp so với lân, cho nên cần bón phối hợp với các loại phân đạm khác, nhất là khi bón cho các loại cây cần nhiều đạm. |
Mong rằng với bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về phân SA là gì, đặc điểm tính chất và ứng dụng của loại phân này. Đồng thời chia sẻ đến bạn một số các loại phân đạm được sử dụng phổ biến hiện nay, những tính chất đặc điểm và lưu ý khi sử dụng để bón cây trồng sao cho hợp lý, hiệu quả nhất. Đừng quên thường xuyên theo dõi vietchem.com.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác bạn nhé.
Tìm kiếm liên quan:
Bài viết liên quan
Mạng tinh thể là nền tảng của nhiều vật liệu trong tự nhiên và công nghiệp, từ kim cương lấp lánh đến silicon trong chip máy tính. Vậy mạng tinh thể là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá cấu trúc, đặc điểm nổi bật và những ứng dụng thú vị của mạng tinh thể trong đời sống.
0
Dung nham – một hiện tượng thiên nhiên đầy sức hút và bí ẩn. Được sinh ra từ lòng đất, dung nham không chỉ là dấu hiệu của các hoạt động núi lửa mà còn ẩn chứa nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống con người. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá quá trình hình thành, đặc điểm nổi bật, và những ứng dụng thú vị của dung nham.
0
Đá magma, một trong ba loại đá chính của Trái Đất, được hình thành từ sự nguội lạnh và kết tinh của magma nóng chảy. Với quá trình hình thành đặc biệt và tính chất đa dạng, đá magma không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc địa chất mà còn mang lại nhiều giá trị ứng dụng trong xây dựng, nghiên cứu và công nghiệp. Cùng khám phá chi tiết về quá trình hình thành, phân loại, và vai trò của loại đá này!
0
Đá trầm tích là một phần quan trọng trong chu kỳ địa chất của Trái Đất, chứa đựng nhiều bí mật về lịch sử tự nhiên và sự sống. Với sự đa dạng về hình thái và công dụng, đá trầm tích không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn đóng góp lớn vào xây dựng, năng lượng và nghiên cứu khoa học. Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, cách hình thành và vai trò của loại đá đặc biệt này trong bài viết dưới đây!
0
MIỀN BẮC
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN TRUNG
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN NAM
Hóa chất thí nghiệm
0825 250 050
saleadmin808@vietchem.vn
MIỀN NAM
Thiết bị thí nghiệm
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Đinh Phương Thảo
Giám đốc kinh doanh
0963 029 988
sales@hoachat.com.vn
Tống Đức Nhuận
Hóa Chất Công Nghiệp
0867 192 688
sales468@vietchem.vn
Nguyễn Hải Thanh
Hóa Chất Công Nghiệp
0932 240 408 (0826).050.050
thanh801@hoachat.com.vn
Đặng Lý Nhân
Hóa Chất Công Nghiệp
0971 780 680
sales259@vietchem.vn
Đặng Duy Vũ
Hóa Chất Công Nghiệp
0988 527 897
kd864@vietchem.vn
Trần Sĩ Khoa
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 851 648
cskh@drtom.vn
Mai Văn Đền
Hóa Chất Công Nghiệp
0888 337 431
cskh@drtom.vn
Phạm Văn Trung
Hóa Chất Công Nghiệp
0918 986 544 0328.522.089
kd805@vietchem.vn
Nguyễn Thị Hương
Hóa Chất Công Nghiệp
0377 609 344 0325.281.066
sales811@vietchem.vn
Gửi bình luận mới
Gửi bình luận