• Thời gian đăng: 08:27:45 AM 01/11/2023
  • 0 bình luận

Sensor là gì? Đặc điểm và Ứng dụng nổi bật

Sensor còn là một khái niệm khá xa lạ trong đời sống của chúng ta. Để hiểu rõ hơn về thiết bị này cũng như tìm hiểu đặc điểm của Sensor là gì? Các bạn hãy tham khảo chi tiết ngay bài viết dưới đây nhé.

1. Sensor là gì?

Sensor (hay cảm biến) là một thiết bị cảm nhận, phát hiện và phản hồi với một số loạt đầu vào từ môi trường vật lý. Một đầu vào cụ thể có thể là ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ, độ ẩm, chuyển động, áp suất. 

1-sensor-la-gi

Hình 1: Sensor là gì?

Từ các loại môi trường khác nhau sẽ có các loại cảm biến tương thích. Đầu ra của cảm biến (tín hiệu phản hồi) là tín hiệu được chuyển đổi thành các giá trị có thể đọc được trên màn hình hiển thị hoặc được truyền vào các bộ điều khiển (PLC, PAC,..), bộ xử lý để đọc hoặc xử lý thêm.

2. Các đặc điểm của Sensor

Hiện nay, sensor có đa dạng các dòng và các chủng loại sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên về mặt cấu tạo chúng khá giống nhau. Hiện tại, về cấu tạo chúng được chia thành 3 phần cụ thể như sau:

  • Phần 1: Phần vỏ có khả năng cảm biến: Chất liệu đa dạng bằng nhựa hoặc kim loại. Tác dụng chính của phần 1 nhằm bảo vệ các phần bên trong của bộ phận cảm biến Sensor.
  • Phần 2: Bộ phận cảm nhận của cảm biến Sensor. Chúng có thể phát ra sóng siêu âm hoặc có phần đầu dò cảm nhận.
  • Phần 3: Bộ chuyển đổi tín hiệu (phần số 2 thành phần tín hiệu điện). Hiện tín hiệu có thể là tín hiệu 4-20mA hoặc dạng tín hiệu ON/OFF.

3. Phân loại Sensor

3.1 Temperature Sensor – Cảm biến nhiệt độ

Các cảm biến phổ biến và thông dụng nhất được dùng để đo nhiệt độ bao gồm: cặp nhiệt điện, nhiệt điện trở, RTD và đầu dò nhiệt độ hồng ngoại.

2-sensor-la-gi

Hình 2: Cảm biến Sensor được phân thành nhiều loại

Ứng dụng trong công nghệ và chế tạo là ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Chúng có thể xác định được nhiệt độ ở các thiết bị có lượng nhiệt thấp, cao và vừa. 

Hiện nay dòng cảm biến nhiệt độ được sử dụng rộng rãi là dòng mã số PT100. Chúng có thang đo khá rộng từ 0 đến 600 độ C. Bạn có thể sử dụng rộng rãi ở nhiều mức nhiệt đa dạng từ thấp đến cao.

3.2. LVDT Sensor – Cảm biến vị trí

LVDT (linear variable differential transformer – Biến áp vi sai biến thiên tuyến tính) được sử dụng để đo dịch chuyển/vị trí tuyến tính trong khoảng cách tương đối ngắn. Chúng bao gồm một ống hình trụ, bên trong có chứa một thanh đo. Phần đế của ống được gắn vào một vị trí cố định, và phần cuối của thanh được gắn vào một vật gì đó chuyển động.

Khi thanh được kéo ra khỏi ống hoặc trượt trở lại, cảm biến sẽ xuất ra tín hiệu thể hiện cho vị trí của thanh từ điểm bắt đầu đến độ lệch tối đa của nó. Thanh không chạm vào bên trong ống, khiến nó hầu như không có ma sát và thành phần cấu tạo LVDT không chứa linh kiện điện tử, khiến nó được sử dụng phổ biến trong môi trường khắc nghiệt.

4. Những ứng dụng của sensor

Dưới đây là một số ứng dụng của sensor trong các lĩnh vực khác nhau:

4.1. Sensor trong máy ảnh

Sensor Hình Ảnh (Image Sensor): Đây là phần quan trọng nhất trong máy ảnh số, có chức năng chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu điện tử để tạo ra hình ảnh. Có hai loại chính là CCD (Charge-Coupled Device) và CMOS (Complementary Metal-Oxide-Semiconductor).

3-sensor-la-gi

Hình 3: Ứng dụng của Sensor trong máy ảnh

Sensor Ánh Sáng (Light Sensor): Điều chỉnh độ sáng và độ tương phản của hình ảnh dựa vào ánh sáng môi trường.

Sensor Lấy Nét (Focus Sensor): Dùng để xác định khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng và điều chỉnh ống kính để đối tượng trở nên rõ nét.

White Balance Sensor: Điều chỉnh màu sắc để chúng phản ánh chính xác màu sắc thực tế của đối tượng dưới ánh sáng cụ thể.

4.2. Sensor trong điều hòa

Sensor nhiệt độ (Temperature Sensor): Đo nhiệt độ trong phòng và điều chỉnh công suất làm lạnh của điều hòa để đạt đến nhiệt độ mong muốn.

Sensor đo độ ẩm (Humidity Sensor): Đo độ ẩm trong không khí và có thể điều chỉnh để giữ độ ẩm ở mức thoải mái.

Sensor đo chất lượng không khí (Air Quality Sensor): Phát hiện các hạt bụi mịn và chất ô nhiễm trong không khí, có thể kích hoạt bộ lọc hoặc hệ thống làm sạch không khí nếu cần.

4-sensor-la-gi

Hình 4: Ứng dụng của sensor trong máy lạnh

Sensor đo chuyển động (Motion Sensor): Dùng để phát hiện có người trong phòng hay không, giúp tiết kiệm năng lượng khi không gian không sử dụng.

Chúng tôi mong rằng qua bài viết trên, các bạn đã hiểu thêm về cảm biến – Sensor là gì? Đây là thiết bị có nhiều ứng dụng trong đời sống và sẽ còn hoàn thiện hơn trong tương lai. Hy vọng các kiến thức về sensor sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm cảm biến, cách phân loại và ứng dụng. Nếu còn câu hỏi gì thắc mắc, bạn có thể để lại thông tin tại website của chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết và sớm nhất có thể

Bài viết liên quan

Hướng dẫn chi tiết Cách pha Chlorine (Bột 70%, Nước), An toàn & Hiệu quả | VIETCHEM

Tìm hiểu cách pha Chlorine (bột 70%, nước, viên) chuẩn xác theo công thức cho xử lý nước sinh hoạt, bể bơi, khử trùng... Đảm bảo an toàn, hiệu quả với hướng dẫn từ chuyên gia 25 năm kinh nghiệm.

0

Xem thêm

Yttrium (Y) - Vật liệu cốt lõi cho công nghệ LED, radar và siêu dẫn thế hệ mới

Yttrium là kim loại đất hiếm có đặc tính từ, quang học và dẫn điện đặc biệt, được ứng dụng trong laser, màn hình, gốm siêu bền và công nghệ năng lượng sạch. Tìm hiểu chi tiết về tính chất, ứng dụng và vai trò chiến lược của nguyên tố Yttrium.

0

Xem thêm

Palladium là gì? Đặc tính, ứng dụng và vai trò chiến lược trong công nghiệp toàn cầu

Palladium – một kim loại hiếm và quý ít được biết đến trong đời sống hàng ngày, nhưng lại là “trái tim thầm lặng” của nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Từ bộ chuyển đổi khí thải trong ô tô, vi mạch điện tử, pin nhiên liệu cho đến các phản ứng hóa học then chốt, palladium giữ vai trò không thể thay thế nhờ vào tính chất xúc tác và dẫn điện vượt trội. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá toàn diện về palladium – từ đặc điểm kỹ thuật, ứng dụng, nguồn cung đến tiềm năng phát triển trong tương lai.

0

Xem thêm

Beryllium là gì? Tính chất, ứng dụng và vai trò chiến lược trong công nghiệp công nghệ cao

Beryllium – một nguyên tố kim loại nhẹ nhưng có độ cứng vượt trội, là vật liệu chiến lược không thể thiếu trong ngành hàng không vũ trụ, điện tử và công nghệ hạt nhân. Dù chỉ cần một lượng nhỏ, beryllium có thể tăng cường đáng kể hiệu suất và độ tin cậy của thiết bị trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Bài viết dưới đây sẽ đưa bạn đến cái nhìn toàn diện về beryllium: từ tính chất hóa học, nguồn gốc, ứng dụng công nghiệp cho đến tầm quan trọng của nó trong chiến lược công nghệ tương lai.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Vũ Thị Thảo

Vũ Thị Thảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 003 959

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Lê Thị Mộng Vương

Lê Thị Mộng Vương

Hóa Chất Công Nghiệp

0964 674 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Trần Sĩ Khoa

Trần Sĩ Khoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 851 648

Mai Văn Đền

Mai Văn Đền

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 337 431

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Viết Hải : 0865 181 855 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544