• Thời gian đăng: 01:48:30 AM 22/01/2024
  • 0 bình luận

Tỉ khối hơi là gì? Công thức tính tỉ khối hơi chính xác nhất

Tỉ khối hơi là gì và công thức tính đang được nhiều người tìm hiểu. Nếu quan tâm đến nội dung này, các bạn hãy cùng VietChem khám phá thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây. 

1. Tỉ khối hơi là gì?

Tỉ khối hơi được ứng dụng phổ biến trong các nội dung liên quan đến chất khí. Theo đó, dựa vào công thức tính tỉ khối hơi sẽ xác định được chất A so với chất B nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần. Vậy tỉ khối hơi chính là công thức xác định phân tử khối của chất A so với chất B.

ti-khoi-hoi-1

Tỉ khối hơi là công thức xác định phân tử khối giữa hai chất khí với nhau

2. Ý nghĩa của tỉ khối hơi

Như đã phân tích ở trên, tỉ khối hơi cho biết khối lượng phân tử của chất A và chất B. Trong vật lý và hóa học, tỉ khối này có ý nghĩa quan trọng để so sánh khối lượng các chất khí. Hiểu và biết cách áp dụng tỉ khối sẽ giúp ích cho quá trình nghiên cứu cũng như những ứng dụng trong thực tiễn.

Hiện nay, các nhà khoa học có thể dựa vào tỉ khối hơi của chất khí để kiểm soát sự an toàn và chất lượng của một chất. Đồng thời, đây cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao sự hiểu biết về các tính chất của chất khí. Vì thế, chúng có ý nghĩa lớn đối với ngành công nghiệp và lĩnh vực khoa học.

ti-khoi-hoi-2

Hiểu tỉ khối hơi giúp kiểm soát an toàn và chất lượng của một chất

3. Cách tính tỉ khối hơi

Tỉ khối hơi có công thức tính như sau:

dA/B= MA/MB

Trong đó: 

  • MA là khối lượng mol khí A.
  • MB là khối lượng mol khí B.
  • dA/B là tỉ khối của khí A với khí B.

Ngoài ra, còn có một số công thức tính tỉ khối hơi cụ thể với từng chất khí như sau:

3.1. Tỉ khối hơi của khí A so với khí B bất kỳ

Tỉ khối hơi có ý nghĩa trong việc đánh giá khí A nặng hay nhẹ hơn khí B. Dựa vào đó, có thể áp dụng công thức sau:

Khí A nặng hoặc nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần dựa vào khối lượng mol. Công thức tính như sau:

dA/B= MA/MB

Muốn xác định khí B nặng hay nhẹ hơn khí A bao nhiêu lần thì áp dụng công thức:

DB/A= MB/MA

ti-khoi-hoi-3

Công thức tính tỉ khối hơi của khí A so với khí B

3.2. Tỉ khối hơi so với oxi

Theo cấu tạo phân tử, khối lượng mol của khí oxi là 32. Khi đó, tỉ khối hơi với oxi sẽ được tính như sau:

dA/O2 = MA / MO2 = MA / 32

Ví dụ: Tính tỉ khối của khí cacbonic và khí oxi

Lời giải: Áp dụng công thức trên ta có: dCo2/O2 = MCo2 / MO2 = 44 / 32 = 1.375

Kết luận: Khí cacbonic nặng hơn khí oxi và nặng gấp 1.375 lần.

3.3. Tỉ khối hơi của oxi với nitơ

Áp dụng công thức trên, tỉ khối hơi của oxi với nitơ là: 

dO2/N2 = MO2 / MN2 = 32 / 28 = 1.14

3.4. Tỉ khối hơi với heli

Công thức tính tỉ khối hơi của chất khí bất kỳ so với heli được áp dụng tương tự như trên. Cụ thể:

DA/He = MA / MHe = MA / 4 

3.5. Tỉ khối hơi so với không khí

Để đánh giá khí A nhẹ hơn hoặc nặng hơn không khí thì dựa vào khối lượng mol như những chất khí ở trên. Trong không khí bao gồm nhiều thành phần nhưng chủ yếu là khí ni tơ và khí oxi với tỷ lệ 80:20.

Khi đó, không khí có khối lượng mol là: 

Mkk = (0,8 x 28) + (0,2 x 32) = 29 (g/mol)

Vậy tỉ khối hơi của chất khí bất kỳ ( khí A) so với không khí như sau:

dA/kk = MA / Mkk = MA / 29

Ví dụ: So sánh tỉ khối hơi của h2 với không khí

Lời giải: Tỉ khối hơi với hidro và không khí như sau:

DH2/kk = MH2 / Mkk = 2 / 29 = 0.07

Vậy khí hidro nặng hơn không khí chỉ 0.07 lần.

4. Các dạng bài tập về tỉ khối hơi

Thông qua định nghĩa về tỉ khối hơi, có thể áp dụng để tính toán và giải các bài tập liên quan. Bao gồm:

Bài tập 1: Tính khối lượng mol

Trong hỗn hợp khí A chứa nhiều chất khí với khối lượng phân tử khác nhau. Cụ thể:

  • Khí A1 có a1 mol
  • Khí A2 có a2 mol
  • Khí A3 có a3 mol…
  • Khí An có an mol

Công thức tính được áp dụng như sau:

MA = (a1M1 + a2M2… anMn) / (a1 + a2 + … + an)

Khi đó: dA/B = MA / MB 

Bài tập 2: Tính tỉ khối hơi của chất khí

Dạng cơ bản: Tính tỉ khối dựa vào các công thức đã cho.

Dạng nâng cao: Tính tỉ khối của hỗn hợp khí này với không khí hoặc hỗn hợp khí khác.

Bài tập 3: Bài tập tổng hợp

Ví dụ: Cho hỗn A gồm 0,05 mol CO2 và 0,1 mol SO3.

A, Tính khối lượng mol trung bình của chất trong hỗn hợp

B, Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp A so với khí O2

Cách giải

A, Để tính khối lượng mol trung bình của hỗn hợp A, ta làm như sau:

M trung bình hỗn hợp = (nCo2.MCo2 + nSO3.MSO3) / (nCo2 + nSO3

          = (0,05.44 + 0,1.80) / (0,05 + 0,1) = (2,2 + 8) / 0,15 

          = 68 (gam/mol)

B, dA/O2 = M trung bình hỗn hợp / MO2 = 68 / 32 = 2,125

Vậy tỉ khối của hỗn hợp X với O2 là 2.125

Bài viết trên đã phân tích chi tiết về tỉ khối hơi và dạng bài tập cơ bản. Các bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về tỉ khối này có thể liên hệ với VietChem theo số hotline của chúng tôi để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Yttrium (Y) - Vật liệu cốt lõi cho công nghệ LED, radar và siêu dẫn thế hệ mới

Yttrium là kim loại đất hiếm có đặc tính từ, quang học và dẫn điện đặc biệt, được ứng dụng trong laser, màn hình, gốm siêu bền và công nghệ năng lượng sạch. Tìm hiểu chi tiết về tính chất, ứng dụng và vai trò chiến lược của nguyên tố Yttrium.

0

Xem thêm

Palladium là gì? Đặc tính, ứng dụng và vai trò chiến lược trong công nghiệp toàn cầu

Palladium – một kim loại hiếm và quý ít được biết đến trong đời sống hàng ngày, nhưng lại là “trái tim thầm lặng” của nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Từ bộ chuyển đổi khí thải trong ô tô, vi mạch điện tử, pin nhiên liệu cho đến các phản ứng hóa học then chốt, palladium giữ vai trò không thể thay thế nhờ vào tính chất xúc tác và dẫn điện vượt trội. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá toàn diện về palladium – từ đặc điểm kỹ thuật, ứng dụng, nguồn cung đến tiềm năng phát triển trong tương lai.

0

Xem thêm

Beryllium là gì? Tính chất, ứng dụng và vai trò chiến lược trong công nghiệp công nghệ cao

Beryllium – một nguyên tố kim loại nhẹ nhưng có độ cứng vượt trội, là vật liệu chiến lược không thể thiếu trong ngành hàng không vũ trụ, điện tử và công nghệ hạt nhân. Dù chỉ cần một lượng nhỏ, beryllium có thể tăng cường đáng kể hiệu suất và độ tin cậy của thiết bị trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Bài viết dưới đây sẽ đưa bạn đến cái nhìn toàn diện về beryllium: từ tính chất hóa học, nguồn gốc, ứng dụng công nghiệp cho đến tầm quan trọng của nó trong chiến lược công nghệ tương lai.

0

Xem thêm

Zirconium là gì? Tính chất, vai trò và ứng dụng

Zirconium – nguyên tố kim loại với vẻ ngoài không quá nổi bật nhưng lại sở hữu sức mạnh vượt trội về độ bền, khả năng kháng hóa chất và tính tương thích sinh học. Là vật liệu không thể thay thế trong ngành công nghiệp hạt nhân, zirconium đang âm thầm giữ vai trò cốt lõi trong hàng loạt công nghệ hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về zirconium: từ đặc tính hóa học, nguồn gốc, ứng dụng công nghiệp cho đến tiềm năng chiến lược trong tương lai.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Nguyễn Viết Hải

Nguyễn Viết Hải

Hóa Chất Công Nghiệp

0865 181 855

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Lê Thị Mộng Vương

Lê Thị Mộng Vương

Hóa Chất Công Nghiệp

0964 674 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Thiên Bảo

Thiên Bảo

Hóa Chất Công Nghiệp

0939 702 797

Trương Mỷ Ngân

Trương Mỷ Ngân

Hóa Chất Công Nghiệp

0901 041 154

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Viết Hải : 0865 181 855 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544