• Thời gian đăng: 16:33:53 PM 14/02/2023
  • 0 bình luận

Tìm hiểu kim loại kiềm: Cấu tạo, tính chất, cách điều chế

Kim loại kiềm là tập hợp chung của các nguyên tố nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Kim loại kiềm và các hợp chất của nó có nhiều ứng dụng trong cuộc sống và các ngành sản xuất công nghiệp. Hãy cùng VIETCHEM chúng tôi tìm hiểu kim loại kiềm là gì cũng như tính chất, ứng dụng của chúng qua bài viết dưới đây.

1. Kim loại kiềm là chất gì? 

Kim loại kiềm là tên gọi của các nguyên tố thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn (trừ nguyên tố hidro), đứng trước các nguyên tố kiềm thổ trong mỗi chu kỳ. Chúng gồm: Lithi (Li), Natri (Na), Kali (K), Rubidi (Rb), Cesi (Cs) và Franci (Fr). Trong đó Franci là nguyên tố phóng xạ nên không bền. Vì vậy khi nghiên cứu các tính chất đặc trưng của kim loại kiềm ta sẽ không đề cập đến nguyên tố Franci.

Cấu hình nguyên tử của các nguyên tố kiềm lần lượt là:

  • Li: [He] 2s1 
  • Na: [Ne] 3s1 
  • K: [Ar]4s1 
  • Rb: [Kr] 5s1 
  • Cs: [Xe] 6s1

Ta có thể thấy đặc điểm chung là đều có 1 electron lớp ngoài cùng, nên có xu hướng nhường 1e để tạo trạng thái bền vững là các ion dương +1. Chính vì vậy các nguyên tố này có khả năng hoạt động mạnh mẽ. Trong tự nhiên, chúng chủ yếu dưới dạng hợp chất, ít khi ở trạng thái đơn chất. 

mot-so-kim-loai-kiem

Hình ảnh các kim loại kiềm

2. Các tính chất, đặc điểm của kim loại kiềm

2.1 Tính chất vật lý của kim loại kiềm

  • Kim loại kiềm là các chất rắn màu trắng bạc. Các tinh thể ở dạng lập phương tâm khối, các liên kết trong mạng tinh thể đều yếu nên độ cứng thấp, các kim loại kiềm thổ đều khá mềm.
  • Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, giảm dần từ Lithi đến Franci. 
  • Khối lượng riêng nhỏ với D< 5 g/cm3, độ dẫn điện lớn.
mot-so-tinh-chat-vat-ly-cua-kim-loai-kiem

Một số tính chất vật lý của kim loại kiềm

2.2 Tính chất hóa học của kim loại kiềm

Dựa vào cấu hình electron ta thấy các kim loại kiềm thổ có mức độ oxi hóa yếu nên tính khử của chúng rất mạnh và tăng dần theo chiều từ Lithi dến Cesi. Kim loại kiềm mang số oxi hóa +1 trong tất cả các hợp chất.

Phương trình oxi hóa tổng quát là: M→M+ + e

Các tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố kim loại kiềm gồm có: 

  • Phản ứng với phi kim:
  • Tác dụng với oxi tạo oxit bazo:

Na + O2 → Na2O. 

2Na + O2 → Na2O2 (natri peoxit)

Li + O2 → Li2O

  • Tác dụng với Halogen: 2K + Cl2 → 2KCl.
  • Phản ứng với dung dịch axit tạo ra muối và khí Hidro thoát ra. Cần lưu ý vì xảy ra hiện tượng nổ khi cho kim loại kiềm tác dụng với axit

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2↑

  • Phản ứng với nước tạo dung dịch bazo và khí hidro: 

2K + 2H2O → 2KOH + H2↑

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑

Do kim loại kiềm dễ dàng tác dụng với nước, với oxi trong không khí nên để chúng được ngâm chìm trong dầu để bảo quản.

3. Cách điều chế kim loại kiềm  

Các kim loại kiềm tồn tại dưới dạng hợp chất trong tự nhiên. Phương pháp điều chế kim loại kiềm phổ biến hiện nay là điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hiđroxit của kim loại kiềm trong điều kiện không có không khí.

  • Na được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy hỗn hợp NaCl với 25%  NaF và 12% KCl ở nhiệt độ cao, cực dương than chì và cực âm làm bằng Fe.                        

2NaCl →  2Na   +  Cl2

  • Li được điều chế bằng cách điện phân hỗn hợp LiCl và KCl.

Ngoài ra các kim loại kiềm còn được điều chế bằng phương pháp khử: Rb và Cs được điều chế bằng cách dùng Canxi khử muối clorua ở nhiệt độ cao và trong chân không:

2RbCl  + Ca → CaCl2 +  2Rb

2CsCl + CaC2 →   2C + CaCl2 +   2Cs

4. Ứng dụng của kim loại kiềm

Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đời sống và các hoạt động sản xuất công nghiệp

Lithi:

  • Chế tạo anot của pin lithium.
  • Hợp chất Lithi hydroxit sử dụng trong sản xuất chất bôi trơn. Lithi cacbonat là chất phụ gia trong luyện kim. Lithi và hỗn hợp Hydride của nó như Li[AlH4] được sử dụng trong chế tạo năng lượng đẩy tên lửa. 
  • Các muối lithi như cacbonat lithi (Li2CO3), citrat lithi và orotat lithi là các chất ổn định thần kinh được sử dụng để điều trị các rối loạn lưỡng cực…
pin-lithi

Lithi được ứng dụng trong sản xuất pin

Natri

  • Ứng dụng trong sản xuất xà phòng.
  • Làm trơn bề mặt kim loại. Tinh chế kim loại nóng chảy.
  • Chế tạo đèn hơi natri, một thiết bị cung cấp ánh sáng từ điện năng có hiệu quả.
  • Là chất lỏng dẫn nhiệt trong một số loại lò phản ứng nguyên tử.
  • Hợp chất của Natri, tiêu biểu là NaCl là 1 chất quan trọng đối với sự sống.

Kali:

  • Các cation kali có vai trò quan trọng trong các tế bào thần kinh (não và thần kinh), tạo sự cân bằng thẩm thấu giữa các tế bào và dịch kẽ.
  • Kali cũng là thành phần thiết yếu giúp cây trồng phát triển tươi tốt. 
  • Các hợp chất của kali có nhiều ứng dụng trong công nghiệp như: KNO3 trong chế tạo thuốc súng và phân bón, KCN được dùng trong công nghệ mạ, K2CrO4 trong chế tạo phẩm nhuộm… Hợp kim NaK với điểm nóng chảy thấp và sức căng bề mặt cao được dùng làm chất làm mát trong một số lò phản ứng hạt nhân nhanh và vệ tinh radar. 
phan-kali

Phân Kali rất cần thiết cho cây trồng

Kim loại Cesi dùng chế tạo tế bào quang điện. Ngoài ra kim loại kiềm ứng dụng trong tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ, trong điều chế 1 số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện..

Qua bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu thêm về kim loại kiềm thổ là gì> Tính chất đặc trưng, cách điều chế cũng như các ứng dụng trong đời sống. Nếu muốn tìm hiểu thêm về các hợp chất hóa học khác thì đừng bỏ qua nhiều bài viết thú vị của chúng tôi trên website vietchem.com.vn

Bài viết liên quan

Ankadien là gì? Tính chất, phân loại và điều chế Ankadien chi tiết nhất

Có vô vàn hợp chất hữu cơ được biết đến và ứng dụng rộng rãi hiện nay. Trong đó, Ankadien là thành phần quan trọng tạo nên những sản phẩm có tính đàn hồi cao. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chất này, VietChem sẽ phân tích chi tiết những thông tin liên quan đến Ankadien trong bài viết bên dưới. Các bạn hãy cùng theo dõi.

0

Xem thêm

Nguyên tố hóa học là gì? Cách phân loại nguyên tố hóa học

Nguyên tố hóa học được nhắc đến nhiều trong bộ môn hóa học các cấp. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, các bạn hãy cùng VietChem tìm hiểu trong bài viết bên dưới.

0

Xem thêm

Cấu hình electron là gì? Cách viết cấu hình electron

Cấu hình electron được sắp xếp và bố trí theo một trật tự nhất định. Khi nắm rõ cấu hình này sẽ giúp nhận biết về đặc điểm, tính chất của chất hóa học nào đó. Nội dung dưới đây VietChem sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề này, mời các bạn cùng khám phá.

0

Xem thêm

Môi trường sống của sinh vật là gì 

Mỗi một sinh vật sẽ thích nghi với một môi trường sống khác nhau. Kiến thức này đã được nhắc đến nhiều trong chương trình sinh học trung học phổ thông. Vậy bạn đã biết chính xác môi trường sống của sinh vật là gì? Làm thế nào để bảo vệ môi trường sống của sinh vật? VietChem sẽ phân tích lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất và Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Tống Đức Nhuận

Tống Đức Nhuận

Hóa Chất Công Nghiệp

0867 192 688

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Phạm Quang Phúc

Phạm Quang Phúc

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946667708

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Đức Nhuận : 0867 192 688 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929