• Thời gian đăng: 03:31:37 AM 28/05/2024
  • 0 bình luận

Tìm hiểu về tính chất hóa học của oxit chi tiết

Nhiều người tìm hiểu về tính chất hóa học của oxit trong các phản ứng kết hợp như thế nào. Lý thuyết giảng dạy trong bộ môn hóa học có nêu chi tiết về chủ đề này. Bài viết của VietChem dưới đây sẽ tổng hợp tài liệu cung cấp thông tin hữu ích cho những ai đang quan tâm.

Giải đáp khái niệm về oxit

Oxit là hợp chất kết hợp của 2 nguyên tố lại với nhau. Trong đó có 1 nguyên tố được sử dụng là oxi và còn lại tùy vào phản ứng hóa học mà người dùng đưa ra hoặc trong tự nhiên ngẫu nhiên. Một số loại oxit phổ biến như CuO, CO2, SO2,....

Sử dụng công thức chung của oxy có dạng MxOy. Trong đó, ký hiệu của oxi sử dụng cố định là O kèm theo chỉ số y đi cùng. Ký hiệu hóa học của nguyên tố tiếp theo M, chỉ số x áp dụng theo nguyên tắc II.y = n.x.

tinh-chat-hoa-hoc-cua-oxit-1

Giải đáp khái niệm về oxit

Những cách gọi tên oxit phổ biến

Oxit có nhiều loại khác nhau tùy theo sự kết hợp cho nên khi tìm hiểu cần phải biết được cách thức đọc tên chuẩn xác. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong hóa học rất nhiều:

Tên của oxit  = Oxit + nguyên tố

Hiện nay, cách sử dụng tên này được sử dụng hết sức phổ biến. Thông thường mọi người sẽ áp dụng với các dòng phi kim, kim loại có 1 hóa trị duy nhất trong phản ứng. Ví dụ: K2O (Kali oxit),  NO (Nitơ oxit), Al2O3 (Nhôm oxit),...

Tên oxit phi kim với nhiều hóa trị

Đối với tên của các loại oxit phi kim có nhiều hóa trị sẽ sử dụng khác biệt. Công thức áp dụng Tên oxit = Tiền tố đầu tiên + Tên phi kim + Tiền tố đứng thứ 2 + Oxit. Theo quy định sử dụng tiền tố: Mono -1, Đi - 2, Tri - 3, Tetra - 4, Penta - 5. Chẳng hạn: N2O3 đọc cụ thể là Đinitơ trioxit.

Phân loại oxit để biết tính chất hóa học cụ thể

Trước khi tìm hiểu về tính chất hóa học của oxit thì chúng ta sẽ tìm hiểu về phân loại. Như vậy mới biết được các dạng sẽ có phản ứng ra sao theo tính chất sẵn có trong thực tế.

Oxit bazơ 

Dạng oxit có tác dụng với axit để tạo ra được nước và muối. Hợp chất bao gồm có 1 hoặc nhiều nguyên tử kim loại phản ứng với các nguyên tử oxi, bazo đưa vào sử dụng. 

Theo nghiên cứu cho thấy được dạng oxit bazo tan được trong nước bao gồm những dạng kim loại kiềm. Ví dụ như các loại hợp chất Li, Na, K,.... Còn với kim loại thổ có các loại như Mg, Ca, Ba,...

Oxit axit 

Dạng oxit kết hợp với loại dung dịch bazơ hình thành muối và nước. Khi sử dụng oxit axit này được đặt tên là anhidrit axit, kết hợp với nước tạo ra axit. Còn khi chúng gặp kiềm sẽ hình thành muối hóa học.

Oxit axit chủ yếu là dạng oxit của phi kim, nó tương ứng với 1 axit hoặc kim loại được dùng có hóa trị cao. Chẳng hạn như CO2 - H2CO3, Mn2O7 - HMnO4,... trong các phản ứng.

Oxit lưỡng tính

Oxit được cho tác dụng với axit và bazơ hình thành muối, nước. Dạng lưỡng tính này xảy ra nhiều công thức hóa học khác nhau khi sử dụng nguyên liệu cụ thể. Ví dụ như dạng Al2O3, ZnO,...

Oxit trung tính

Loại oxit không hình thành muối khi tác dụng với bazơ, axit, nước. Trung tính còn gọi tên là không tạo muối để người nghe hiểu đơn giản về tính chất hóa học hơn. Một số ví dụ điển hình như Cacbon monoxit - CO, Nitơ monoxit - NO,...

Các tính chất hóa học của oxit

Sau khi tìm hiểu phân loại oxit ở trên thì nội dung này sẽ nêu tính chất hóa học của oxit các loại. Vì thế, mọi người sẽ dễ hiểu về đặc tính để khi kết hợp tạo ra phản ứng khác nhau.

Oxit bazơ

Tính chất hóa học của oxit bazơ chúng ta sẽ nghiên dưới dưới 2 phản ứng chính là với nước và axit. Qua đó nghiên cứu về phản ứng sẽ cho ra được những chất hoàn toàn khác biệt.

  • Phản ứng với nước

Oxit bazơ là dạng oxit có tác dụng với nước sẽ hình thành được dung dịch bazơ hay còn gọi tên kiềm. Kể tên một số loại thường thấy như CaO, BaO, Li2O, Rb2O, K2O, SrO,... Một số phản ứng phổ biến xảy ra trong hóa học thí nghiệm như:

Na2O + H2O -> 2NaOH

BaO (r) + H2O (dd) -> Ba(OH)2

Công thức phản ứng BaO (r) + H2O (dd) -> Ba(OH)2.

  • Kết hợp với axit

Oxit bazơ khi cho phản ứng với axit sẽ hình thành nên muối và nước. Phương trình trong hóa học cơ bản sử dụng dạng: Oxit bazơ + Axit -> Muối + H2O được các nhà nghiên cứu đưa ra. Ví dụ về kết hợp cụ thể:

CuO(r) + HCl (dd) -> CuCl2(dd) + H2O

  • Phản ứng với oxit axit

Oxit bazơ khi tác dụng với thành phần oxit axit sẽ hình thành muối. Đây là kết quả của nghiên cứu từ nhiều nhà hóa học kết luận. Phương trình được kết luận có dạng: Oxit bazơ + Oxit axit -> Muối. Ví dụ phản ứng:

CaO + CO2 -> CaCO3

BaO + CO2 -> BaCO3

Oxit axit

Nghiên cứu về loại oxit này có tính chất hóa học nào? Theo các chuyên gia thì chất này có phản ứng với nước, oxit bazo, bazo sẽ tạo thành những hợp chất khác. Dưới đây sẽ có phân tích chi tiết từng trường hợp:

  • Phản ứng với nước

Tính chất hóa học của oxit axit sẽ có phản ứng đối với nước và cũng tan luôn trong nước. Trong công thức hóa học này sẽ tạo thành dung dịch axit. Phương trình xảy ra có dạng: Oxit axit + H2O -> Axit. Công thức ví dụ:

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

N2O5 + H2O(dd) → 2HNO3

  • Kết hợp với dung dịch bazơ

Tính chất hóa học của oxit axit có phản ứng với dung dịch bazo cho ra kết quả tạo muối, nước. Phương trình thực hiện phản ứng có dạng cụ thể: Oxit axit + Bazơ -> Muối + H2O. Ví dụ về tác dụng này:

SO3 + Ca(OH)2 → CaSO4 + H2O

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O

  • Phản ứng cùng oxit bazo

Oxit axit có phản ứng cùng một số loại oxit bazơ. Kết quả sau cùng hình thành muối, dạng phương trình là Oxit axit + Oxit bazơ -> Muối. Ví dụ minh chứng:

CO2 + BaO → BaCO3

Oxit lưỡng tính

Tính chất hóa học của oxit lưỡng tính sẽ vừa có thể phản ứng với axit, vừa bazơ. Trong hóa học tìm hiểu sẽ có một số loại điển hình như Al2O3, SnO, Cr2O3, ZnO,… Ví dụ thực tế:

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2

Oxit trung tính

Tính chất hóa học của oxit trung tính không thực hiện phản ứng với axit, bazo, nước, kết quả kết hợp các chất không tạo thành muối. Một số dạng điển hình kể như NO, N2O, CO,… 

Bài viết nêu tính chất hóa học của oxit chi tiết tới những ai đang tham khảo để phục vụ học tập, nghiên cứu trong công việc. Mong rằng chia sẻ này từ VietChem giúp ích cho bạn có thêm thông tin hữu ích.

Bài viết liên quan

Vanadium là gì? Ứng dụng, vai trò chiến lược và tiềm năng lưu trữ năng lượng sạch

Trong cuộc đua toàn cầu hướng tới năng lượng tái tạo và phát triển bền vững, thế giới đang khát khao tìm kiếm những vật liệu mới – không chỉ mạnh mẽ về tính chất vật lý mà còn bền vững về môi trường và an toàn về chuỗi cung ứng. Từ thép siêu bền trong ngành xây dựng đến những hệ thống pin lưu trữ điện tái tạo hàng MWh, từ vai trò xúc tác trong hóa dầu đến tiềm năng chiến lược về địa chính trị, vanadium không chỉ là một nguyên tố – mà là một mắt xích then chốt cho tương lai năng lượng hậu nhiên liệu hóa thạch. 

0

Xem thêm

Uranium là gì? Tính chất, ứng dụng công nghiệp và tác động đến môi trường

Uranium – một cái tên luôn gắn liền với năng lượng hạt nhân, vũ khí nguyên tử và những tranh cãi địa chính trị. Nhưng đằng sau lớp vỏ "nguy hiểm" đó là một nguyên tố với cấu trúc độc đáo, tiềm năng to lớn và những ứng dụng vượt xa khuôn khổ chiến tranh. Từ sản xuất điện năng sạch, thiết bị quân sự đến y học hạt nhân, Uranium đóng vai trò không thể thay thế trong nhiều lĩnh vực công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng nguyên tố này cũng kéo theo hàng loạt hệ lụy môi trường và vấn đề an toàn quốc tế. Bài viết này sẽ đưa bạn đi sâu vào thế giới Uranium: từ đặc điểm hóa học, công nghệ ứng dụng cho đến những tranh luận xoay quanh tính bền vững và rủi ro toàn cầu mà nó mang lại.

0

Xem thêm

Thallium (Tali) là gì? Tính chất, ứng dụng, độc tính và kiểm soát trong công nghiệp

Thallium (Tali) – cái tên nghe có vẻ xa lạ, nhưng lại là một trong những nguyên tố độc hại bậc nhất từng được con người khai thác và sử dụng. Mềm như sáp, dẫn điện tốt, nhưng chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây tử vong nếu xử lý sai cách. Vậy điều gì khiến nguyên tố nguy hiểm này vẫn còn chỗ đứng trong công nghiệp hiện đại?

0

Xem thêm

Barium (Ba) là gì? Ứng dụng, tính chất và vai trò chiến lược trong công nghiệp hiện đại

Barium – hay Bari – là một trong những nguyên tố hiếm khi được nhắc đến trong đời sống hằng ngày, nhưng lại đóng vai trò thiết yếu trong hàng loạt ngành công nghiệp cốt lõi như khoan dầu khí, sản xuất vật liệu điện tử, y học hình ảnh và thậm chí là pháo hoa. Là một kim loại kiềm thổ có tính phản ứng mạnh, Bari thường tồn tại ở dạng hợp chất như barit (BaSO₄) hoặc witherit (BaCO₃) và được khai thác chủ yếu để phục vụ các ứng dụng công nghiệp chiến lược. Bài viết này sẽ đưa bạn đi sâu vào thế giới của Bari – từ tính chất vật lý, hóa học, đến ứng dụng thực tiễn, các vấn đề môi trường và triển vọng phát triển trong tương lai – để thấy rõ vì sao nguyên tố tưởng chừng “thầm lặng” này lại có tầm quan trọng không thể thay thế.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phạm Quang Tú

Phạm Quang Tú

Hóa Chất Công Nghiệp

0869 587 886

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Lê Thị Mộng Vương

Lê Thị Mộng Vương

Hóa Chất Công Nghiệp

0964 674 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Trần Sĩ Khoa

Trần Sĩ Khoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 851 648

Mai Văn Đền

Mai Văn Đền

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 337 431

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Quang Tú : 0869 587 886 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544