Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hóa chất công nghiệp KV. Hà Nội: 0963 029 988 KV. TP.HCM: 0826 050 050
Hà Nội:
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm KV. Phía Bắc: 0826 020 020 KV. Phía Nam: 0825 250 050
Vải polyester là loại vải phổ biến nhất trên thế giới và được ứng dụng trong công nghiệp và tiêu dùng rộng rãi. Vậy vải polyester là gì? Cách sản xuất như thế nào? Ưu và nhược điểm của nó? Để tìm hiểu được vấn đề này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Polyester là một vật liệu sợi tổng hợp, có tên gọi khác là polyetylen terephthalate (PET). Nó có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ và ethylene. Đây là một trong những loại vải phổ biến nhất trên thế giới.
Về mặt hóa học, polyester là một polime chủ yếu bao gồm các hợp chất trong nhóm chức este. Hầu hết các sợi polyester tổng hợp và một số sợi polyester thực vật được làm từ ethylene - 1 thành phần của dầu mỏ.
Vải polyester thường được sử dụng khi sản xuất quần áo và dụng cụ ngoài trời như áo khoác, lều và ba lô, các sản phẩm bao gồm đồ đạc trong nhà như dây đai an toàn, thảm và túi giặt… Ngoài ra, nó còn được dùng để sản xuất các quần áo thường ngày như áo sơ mi, váy, quần, đồ lót, vớ.
Polyester là một loại sợi hầu hơn được tổng hợp, không có nguồn gốc từ thực vật như bông. Vì vậy, polyester được sản xuất hóa học từ các hợp chất có sẵn. Tùy thuộc vào các các loại polyester khác nhau và nhà sản xuất mà quy trình khác nhau, nhưng có 5 bước cơ bản để tạo ra polyester như sau:
Sau khi được khai thác từ trái đất và vận chuyển đến nhà máy lọc dầu, dầu mỏ được phân hủy thành các thành phần có thể được sử dụng để sản xuất dầu mỏ. Hai monome cần thiết để sản xuất polyester là Etylen và p-xylen.
Quá trình tạo ra sợi polyester bắt đầu bằng phản ứng ethylene glycol với dimethyl terephthalate ở nhiệt độ cao. Phản ứng này tạo ra một monome.
Các monome tiếp tục được trộn với dimethyl terephthalate với chất xúc tác tạo ra polyme polyetylen terephthalate (PET). PET ở dạng này có độ đặc giống như mật ong.
Sau khi PET được hình thành, nó được đùn để có thể khô và cứng lại. Nó được cắt thành nhiều mảnh nhỏ và tiếp tục sấy khô lần nữa giúp tạo nên thành phẩm có chất lượng tốt hơn.
Các mảnh nhỏ này tiếp tục được nấu chảy. PET nóng chảy được đùn qua các bộ kéo sợi, là các lỗ nhỏ, để tạo thành sợi.
Sau khi những sợi dài này nguội đi, chúng cứng lại thành sợi polyester. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, các sợi có thể được cắt hoặc thay đổi thêm bằng các hóa chất khác nhau để đạt được kết quả cụ thể.
Cuối cùng, các sợi được xoắn lại thành sợi polyester và sẵn sàng để đan thành vải.
Với mỗi vật liệu khác nhau đều có những đặc điểm riêng biệt, đối với vải polyester thể hiện trong mỗi sản phẩm làm từ nó. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của loại vải này:
- Vải polyester có độ bền tốt:
Sợi polyester bền hơn nhiều so với các loại sợi tự nhiên khác. Polyester không bị rách, giãn và chịu được sự mài mòn . Vải polyester cũng dễ giặt, nhanh khô, chống nấm mốc và hầu hết các hóa chất.
- Vải polyester có khả năng chống nước:
Vải Polyester chống nước tốt. Với đặc tính hút ẩm kém, vải polyester trở nên lý tưởng để sản xuất quần áo và dụng cụ ngoài trời.
Ví dụ: một chiếc lều làm bằng polyester sẽ chống lại lượng mưa và độ ẩm, giữ cho đồ đạc bên trong luôn khô ráo.
- Chống nhăn:
Vải polyester giữ được phom dáng mà không cần phải giặt hoặc ủi thường xuyên như cotton hoặc vải lanh. Chất lượng chống nhăn của polyester cho phép vải giữ được độ cứng và hình dạng, giúp vải được mặc lâu hơn. Tính năng này là một trong những ưu điểm được quảng bá chính cho vải polyester khi lần đầu tiên được giới thiệu như một chất liệu dùng để may mặc.
- Giá thành rẻ:
Do được sản xuất từ nguyên liệu là dầu mỏ với quy trình đơn giản nên chi phí của loại vải này khá thấp. Vì vậy, các sản phẩm được làm từ loại vải này không quá cao, thích hợp cho nhiều đối tượng người tiêu dùng.
- Gây cảm giác khó chịu, bí bách:
Đặc tính chống nước tốt vừa có những mặt lợi nhưng lại cũng có những mặt hại. Khả năng chống nước tốt có xu hướng làm cho vải kém thoáng khí hơn, gây cảm giác bí bách khó chịu. Vì vậy, để khắc phục nhược điểm này nhiều nhà sản xuất quần áo thường pha polyester với chất liệu thoáng khí như cotton.
- Không thích hợp cho da nhạy cảm:
Polyester không phải loại vải sang trọng nhất, chúng tạo cảm giác thô cứng, đặc biệt gây ngứa, khó chịu cho những người có làn da nhạy cảm.
- Gây ô nhiễm môi trường:
Hầu hết các loại polyester không thể tự phân hủy sinh học, mặc dù các nhà nghiên cứu về cải tiến dệt may đang cố gắng tạo ra polyester có khả năng phân hủy giống các vật liệu như bông.
Sợi vải polyester có khả năng chống nước tốt, tính kháng khuẩn cao, độ bền tốt nên việc bảo quản loại vải này khá đơn giản. Bạn có thể giặt quần áo bằng máy giặt, giặt tay ở nhiệt độ giặt lạnh, ấm hoặc nóng đều được mà không lo bị hỏng.
Trên đây là một số thông tin về vải polyester. Nhờ chi phí rẻ cùng nhiều ưu điểm khác nó vẫn được người tiêu dùng ưa sử dụng.
Bài viết liên quan
Yttrium là kim loại đất hiếm có đặc tính từ, quang học và dẫn điện đặc biệt, được ứng dụng trong laser, màn hình, gốm siêu bền và công nghệ năng lượng sạch. Tìm hiểu chi tiết về tính chất, ứng dụng và vai trò chiến lược của nguyên tố Yttrium.
0
Palladium – một kim loại hiếm và quý ít được biết đến trong đời sống hàng ngày, nhưng lại là “trái tim thầm lặng” của nhiều ngành công nghiệp hiện đại. Từ bộ chuyển đổi khí thải trong ô tô, vi mạch điện tử, pin nhiên liệu cho đến các phản ứng hóa học then chốt, palladium giữ vai trò không thể thay thế nhờ vào tính chất xúc tác và dẫn điện vượt trội. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá toàn diện về palladium – từ đặc điểm kỹ thuật, ứng dụng, nguồn cung đến tiềm năng phát triển trong tương lai.
0
Beryllium – một nguyên tố kim loại nhẹ nhưng có độ cứng vượt trội, là vật liệu chiến lược không thể thiếu trong ngành hàng không vũ trụ, điện tử và công nghệ hạt nhân. Dù chỉ cần một lượng nhỏ, beryllium có thể tăng cường đáng kể hiệu suất và độ tin cậy của thiết bị trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Bài viết dưới đây sẽ đưa bạn đến cái nhìn toàn diện về beryllium: từ tính chất hóa học, nguồn gốc, ứng dụng công nghiệp cho đến tầm quan trọng của nó trong chiến lược công nghệ tương lai.
0
Zirconium – nguyên tố kim loại với vẻ ngoài không quá nổi bật nhưng lại sở hữu sức mạnh vượt trội về độ bền, khả năng kháng hóa chất và tính tương thích sinh học. Là vật liệu không thể thay thế trong ngành công nghiệp hạt nhân, zirconium đang âm thầm giữ vai trò cốt lõi trong hàng loạt công nghệ hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về zirconium: từ đặc tính hóa học, nguồn gốc, ứng dụng công nghiệp cho đến tiềm năng chiến lược trong tương lai.
0
MIỀN BẮC
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN TRUNG
Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm
0826 020 020
sales@labvietchem.com.vn
MIỀN NAM
Hóa chất thí nghiệm
0825 250 050
saleadmin808@vietchem.vn
MIỀN NAM
Thiết bị thí nghiệm
0985 357 897
kd803@vietchem.vn
Đinh Phương Thảo
Giám đốc kinh doanh
0963 029 988
sales@hoachat.com.vn
Nguyễn Viết Hải
Hóa Chất Công Nghiệp
0865 181 855
viethai@vietchem.vn
Nguyễn Hải Thanh
Hóa Chất Công Nghiệp
0932 240 408 (0826).050.050
thanh801@hoachat.com.vn
Lê Thị Mộng Vương
Hóa Chất Công Nghiệp
0964 674 897
kd867@vietchem.vn
Thiên Bảo
Hóa Chất Công Nghiệp
0939 702 797
cskh@drtom.vn
Trương Mỷ Ngân
Hóa Chất Công Nghiệp
0901 041 154
cskh@drtom.vn
Phạm Văn Trung
Hóa Chất Công Nghiệp
0918 986 544 0328.522.089
kd805@vietchem.vn
Nguyễn Thị Hương
Hóa Chất Công Nghiệp
0377 609 344 0325.281.066
sales811@vietchem.vn
Gửi bình luận mới
Gửi bình luận