• Thời gian đăng: 22:30:02 PM 29/08/2021
  • 0 bình luận

Dụng cụ thí nghiệm được dùng để làm gì?

Dụng cụ thí nghiệm được dùng để làm gì?

Các dụng cụ thí nghiệm có công dụng chính là giúp tiến hành các thí nghiệm phân tích một các chính xác hàm lượng của mọi loại chất hay có khả năng phát hiện định tính cùng định lượng của các chất trong dung dịch cần kiểm tra (mẫu).

Dụng cụ thí nghiệm đóng vai trò quan trọng trong các phòng nghiên cứu, trung tâm kiểm nghiệm

Dụng cụ thí nghiệm đóng vai trò quan trọng trong các phòng nghiên cứu, trung tâm kiểm nghiệm

Tìm hiểu về dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm

1. Dụng cụ thủy tinh trong thí nghiệm là gì?

Dụng cụ thủy tinh là các sản phẩm được làm từ chất liệu thủy tinh như ống nghiệm, ống đong, bình tam giác,… dùng trong phòng thí nghiệm hóa học vi sinh hay sinh học môi trường hoặc trong trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định, các công ty về thực phẩm, dược phẩm,…

Tìm hiểu về dụng cụ thí nghiệm thủy tinh

Tìm hiểu về dụng cụ thí nghiệm thủy tinh

2. Đặc điểm của dụng cụ thủy tinh trong thí nghiệm

- Gồm có tất cả những dụng cụ được sử dụng thường xuyên trong các thí nghiệm giúp phân tích, tổng hợp chính xác hàm lượng chất và thực hiện định tính, định lượng thành phần có trong dung dịch cần kiểm tra, phục vụ đáp ứng những hoạt động nghiên cứu, thực hiện trong các phòng thí nghiệm

- Thường tiếp xúc gần với những phản ứng hóa lý. Do đó, để đảm bảo được tính chính xác của kết quả đưa ra, dụng cụ thí nghiệm thủy tinh cần bảo đảm các yếu tố:

  • Chịu được hóa chất: là thủy tinh trung tính có thể chịu được hầu hết hóa chất cùng dung dịch có tính ăn mòn mạnh ở nhiệt độ cao (ngoại trừ HF)
  • Tính chịu nhiệt: phải chịu được nhiệt độ cao, shock nhiệt
  • Cần phải sạch về mặt hóa học, không được dính các chất hữu cơ hay vô cơ và sạch về mặt vi sinh vật học (không có chứa bất cứ tế bào vi sinh vật hoặc bào tử của chúng). Vì thế, cần rửa sạch và khử trùng chúng trước khi sử dụng.
Dụng cụ thí nghiệm thủy tinh phải chịu được các loại hóa chất, nhiệt độ cao,...

Dụng cụ thí nghiệm thủy tinh phải chịu được các loại hóa chất, nhiệt độ cao,...

3. Những loại dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm thông dụng

3.1. Bình tam giác, bình cầu

  • Là các dụng cụ thường sử dụng để chuẩn độ, chứa đựng dung dịch, hóa chất, thực hiện các phản ứng, bình cầu còn được dùng trong các phản ứng cần xúc tác nhiệt độ,…
  • Chúng thường có thể tích từ 50ml – 10 lít tùy theo dung dịch chứa để chọn được sản phẩm thích hợp với thí nghiệm
Hình ảnh về bình tam giác và bình cầu

Hình ảnh về bình tam giác và bình cầu

3.2. Ống đong, cốc đong

  • Thiết kế với vạch chia thể tích sử dụng để đong các khối lượng dung dịch không cần phải có độ chính xác cao.
  • Khi đong, nên chọn loại ống đong nào có khối lượng gần nhất với khối lượng sản phẩm cần đong để có được độ chính xác cao hơn.
  • Cần đặt ống đong trên một mặt phẳng và để tầm mắt ngang với tầm bề mặt chất lỏng khi đọc mức đong để tránh đọc sai mức.

3.3. Pipet

  • Được sử dụng để đong, hút dung dịch cho độ chính xác cao hơn.
  • Có rất nhiều loại pipet thủy tinh khác nhau có thể kể đến như pipet Pasteur, pipet có vạch chia thông thường,… được thiết kế để phù hợp cho nhiều mục đích nghiên cứu.
Pipet được ứng dụng trong đong, hút các dung dịch

Pipet được ứng dụng trong đong, hút các dung dịch

3.4. Đĩa pipet

  • Được dùng chủ yếu để nuôi cấy, phân lập các chủng vi sinh vật hay làm test chẩn đoán, kháng sinh đồ khoanh giấy hoặc những thử nghiệm tính cạnh tranh giữa các chủng vi sinh,… trên môi trường thạch dinh dưỡng, từ đó giúp người nghiên cứu quan sát được hình thái, tính chất khuẩn lạc của quần thể vi sinh vật

3.5. Ống nghiệm

  • Dùng trong chứa đựng các dung dịch với dung tích nhỏ, nuôi cấy vi sinh vật trên môi trường lỏng hoặc môi trường thạch, thử các tính chất sinh vật hóa học,…

3.6. Buret

  • Dùng chủ yếu trong các thí nghiệm chuẩn độ để có thể xác định nồng độ của các chất. Khi sử dụng cần lưu ý đến khóa của buret, nên bôi thêm vaselin để không bị rít và tuyệt đối đảm bảo không có bọt khí khi chuẩn độ (nếu có hãy mở khóa cho dung dịch chảy xuống cốc đặt phía dưới). Nên dùng tay trái cầm khóa, còn tay phải dùng để lắc bình lúc chuẩn độ.
  • Khi đọc thể tích của dung dịch thì mắt phải cần nhìn thẳng và buret phải kẹp thẳng trên giá để tránh sự sai số.

4. Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm

Cần đảm bảo cho tất cả các dụng cụ thủy tinh được rửa sạch sẽ, lau khô trước khi sử dụng

- Xử lý dụng cụ trước khi rửa

  • Đối với loại mới mưa, chưa được sử dụng nên ngâm vào trong nước hoặc dung dịch axit sunfuric loãng trong khoảng 24 tiếng, sau đó rửa với xà phòng nhiều lần chơ đến khi đạt độ pH trung tính.
  • Đối với dụng cụ để nuôi cấy vi sinh cần phải rửa sạch và khử trùng, diệt khuẩn trong nồi hấp tiệt trùng.

- Rửa dụng cụ

  • Cần tráng dụng cụ với nước sạch để có thể loại bỏ đi những cặn bẩn bám trên thành thủy tinh.
  • Sử dụng bông thấm cồn hay miếng nhám xà phòng để lau sạch những ký hiệu được ghi bằng bút dạ trên thủy tinh nếu có
  • Nên chọn loại chổi rửa phù hợp với mỗi loại dụng cụ thí nghiệm. Dùng chổi thấm xà phòng và tiến hành cọ rửa kỹ phần phía trong, sau đó dùng khăn mềm để lau sạch phía bên ngoài và xả lại với nước nhiều lần, nên sử dụng nước cất để tráng lại, giúp đạt pH trung tính.
  • Đối với pipet: nên ngâm chúng trong dung dịch sunfocromat trong tầm 1 ngày, sau chuyển sang bình rửa pipet tự động và rửa bằng xà phòng rồi rửa lại bằng nước nhiều lần, tráng lại với nước cất.
  • Lưu ý: cần úp ngược các dụng cụ sau khi rửa xong để ráo nước, làm khô lại ở nhiệt độ phòng hoặc mang đi sấy tại nhiệt độ từ 600 – 1000 độ C
Dùng chổi rửa để cọ kỹ các dụng cụ phòng thí nghiệm

Dùng chổi rửa để cọ kỹ các dụng cụ phòng thí nghiệm

- Cách khử trùng

Tùy thuộc vào loại dụng cụ và ta có cách khử trùng khác nhau: 

  • Với ống pipet: dùng một miếng bông nhìn vừa phải nhồi vào đầu ống hút, có thể sử dụng loại kim loại không gỉ để cho bông vào hay dùng giấy bao gói từng cái pipet hoặc theo từng bó có cùng kích thước, buộc hai đầu và đánh dấu phần đầu hút sau khi khử trùng xong để tránh chạm vào đầu nhọn pipet.
  • Ống nghiệm, bình cầu, bình tam giác nếu không có nút cần phải đậy bằng nút bông, nên dùng bông mỡ làm nút. Nút bông cần có chức năng giống như một dụng cụ lọc khí vô trùng vì thế cần phải có độ dày vừa phải để không khí có thể lọt qua nhưng giữ lại các vi sinh vật

Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng tủ sấy và nồi hấp để khử trùng các loại dụng cụ phòng thí nghiệm như:

  • Với tủ sấy: xếp các dụng cụ thủy tinh đã được bao gói kín vào tủ sấy, đặc biệt không được để ống có nút bông vào trong giá ở ngăn dưới đề phòng cháy, không xếp quá chặt và cần duy trì nhiệt độ từ 160 – 180 độ C trong 1 giờ. Chờ cho tới khi nhiệt độ hạ xuống bằng nhiệt độ phòng thì lấy dụng cụ ra.
  • Với nồi hấp: khử trùng trong nồi hấp với nhiệt độ 120 – 150 độ C trong khoảng 30 phút, sau đó sấy thật khô.
Có thể sử dụng máy rửa khử trùng để làm sạch dụng cụ thí nghiệm

Có thể sử dụng máy rửa khử trùng để làm sạch dụng cụ thí nghiệm

- Sản phẩm sau khi khử trùng nếu không được sử dụng ngay thì cần cho vào túi PE và bảo quản ở trong tủ kín, sạch sẽ, khô ráo

- Đối với các que gạt, khuấy thủy tinh,… nên dùng ngay trong 24 tiếng sau khi được khử trùng. Với đĩa petri là 3 ngày và các sản phẩm như ống nghiệm, bình định mức,… là 7 – 10 ngày. Các dụng quá lâu cần thực hiện khử trùng lại trước khi sử dụng

- Cần phân loại và xử lý đúng theo quy định với các sản phẩm hỏng hỏng, dụng cụ không sử dụng nữa

Nếu bạn đang có nhu cầu mua các dụng cụ thí nghiệm, hãy liên hệ đến công ty VietChem qua số Hotline 0826 010 010 hoặc truy cập ngay website vietchem.com.vn để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

Bài viết liên quan

Khử muối - Giải pháp cho nguồn nước sạch an toàn

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các khu vực ven biển và đồng bằng. Nước nhiễm mặn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, sản xuất nông nghiệp và môi trường sống. Việc khử muối là giải pháp thiết yếu để đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn cho cuộc sống. Vậy hãy cùng VietChem tìm hiểu về vấn đề này tại bài viết dưới đây. Khám phá ngay để biết thêm nhiều thông tin bổ ích.

0

Xem thêm

Hô hấp tế bào là gì? Nguồn năng lượng bí ẩn cho mọi hoạt động sống

Bạn có bao giờ thắc mắc điều gì giúp cơ thể vận động, suy nghĩ và duy trì sự sống? Câu trả lời chính là hô hấp tế bào. Vậy hô hấp tế bào là gì và vai trò quan trọng của nó như thế nào? Hãy cùng VietChem khám phá bí ẩn này trong bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích và cần thiết.

0

Xem thêm

Hiện tượng El Nino - Cách đối phó với những hậu quả khó lường

Hiện tượng El Nino đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu trong những năm qua. Chúng gây ra báo động đỏ về sự biến đổi khí hậu cho toàn bộ nhân loại. Vậy đâu là nguyên do gây nên hiện tượng cực đoan này? Có những hiểm họa nào mà chúng ta phải gánh chịu vì sự bất thường này? Giải pháp nào giúp trái đất hạn chế những ảnh hưởng của El Nino? Cùng VietChem điểm qua những thông tin mới nhất ngay tại bài viết này. Đọc ngay để chung tay “cứu rỗi” hành tinh xanh của chúng ta!

0

Xem thêm

Tìm hiểu: Chất quang dẫn là gì? Tính chất, ứng dụng

Chất quang dẫn là thuật ngữ chuyên dụng trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Với những vai trò quan trọng trong viễn thông, vi tính, chúng đã dần nhận được sự quan tâm của đông đảo người dùng. Vậy bạn có biết những giả thuyết xoay quanh loại vật liệu đặc biệt này là gì? Những ứng dụng trong đời sống của chúng bao gồm những gì? Ngay bây giờ, VietChem sẽ giúp bạn lý giải hết mọi thắc mắc này, đọc ngay!

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất và Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Phạm Quang Phúc

Phạm Quang Phúc

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946 667 708

Nguyễn Tấn Tài

Nguyễn Tấn Tài

Xử lý nước ngành Thủy sản

0901 071 154

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Ms. Vũ Thảo : 0981 370 380 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929