• Thời gian đăng: 10:12:35 AM 13/10/2018
  • 0 bình luận

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải bắt đầu từ đâu?

Hầu hết các công ty tại Việt Nam khi xây dựng đều không hề quan tâm đến vấn đề Văn Hóa Doanh Nghiệp, sau một thời gian phát triển và có thế đứng trên thị trường, họ mới bắt đầu quan tâm đến vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho mình, nhưng hầu hết đều loay hoay không biết phải xây từ đâu và xây như thế nào, thậm chí họ còn không hiểu sâu sắc về khái niệm văn hóa doanh nghiệp là gì?

Như số tạp chí VietChem đầu tiên tôi đã từng đề cập đến các khái niệm về “Văn Hóa Doanh Nghiệp”. Hôm nay tôi sẽ làm rõ hơn về các yếu tố tạo dựng lên một nền văn hóa doanh nghiệp. Ta có thể ví doanh nghiệp như một gia đình, vậy một gia đình có văn hóa thì cần những gì? Đầu tiên nó cần có một ngôi nhà và các thứ tự thành viên trong gia đình đó nó được gọi là kết cấu – Structure. Trong  đó mỗi thành viên trong gia đình đều có thứ tự vai trò một cách rõ ràng – Ông, bà, cha, mẹ, con cái… Người quan trọng nhất tạo ra văn hóa trong gia đình đó chính là người có thể kế thừa từ những giá trị truyền thống trước đó, hoặc là người tạo ra  văn hóa từ sự ảnh hưởng từ sự đi đầu như ông bà hoặc cha mẹ trong gia đình. Những thành viên còn lại trong gia đình có vai trò duy trì, tuân thủ và phát huy những giá trị văn hóa đó để tạo ra sự ổn định và phát triển cho gia đình. Văn hóa gia đình sẽ cho thấy sự nhận biết rõ ràng bằng bản sắc riêng biệt của mình. Doanh nghiệp cũng không khác là mấy. Xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp ta cần làm gì, bắt đầu từ đâu và cần những yếu tố nào?

Đối với doanh nghiệp việc đầu tiên cần làm đó là phải xây dựng một cơ cấu công ty một cách rõ ràng, trong đó các vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bộ phận cần được quy định chặt chẽ để mọi hoạt động trong doanh nghiệp được vận hành dễ dàng và ổn định hơn.

Văn hóa doanh nghiệp được tạo thành bởi cả tập thể doanh nghiệp đó, đầu tiên phải kể đến là lãnh đạo của công ty. Văn hóa doanh nghiệp thường phản  ánh đúng tính cách, bản sắc, nguyện vọng và mong muốn của người chủ doanh  nghiệp, điều này có nghĩa là những định hướng của lãnh  đạo doanh  nghiệp sẽ có tính quyết định đến màu sắc văn hóa của doanh nghiệp đó. Dưới đây là những yếu tố nền tảng cơ bản để tạo nên một văn hóa doanh nghiệp

1. Tầm nhìn và sứ mệnh – Vision and mission

Tầm nhìn và sứ mệnh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng nhiệm vụ và hướng phát triển cho doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai. Tầm nhìn và sứ mệnh tạo ra một nền văn hóa từ nhỏ bé đến vĩ đại cho doanh nghiệp. Nó chính là nền tảng và kim chỉ nam quyết định toàn bộ sự sống còn của một doanh nghiệp.

2. Giá trị cốt lõi – Core values

Nếu “Tầm nhìn và sứ mệnh” như kim chỉ nam thì “Giá trị cốt lõi” giống như một tấm lụa thêu. Nếu doanh nghiệp không có giá trị cốt lõi cho mình thì tất cả những “Tầm nhìn và sứ mệnh” chỉ là những hành động và mục tiêu mang tính mơ hồ trừu tượng, như những mũi kim chỉ đâm vào không trung mà không có hình hài màu sắc cụ thể. Giá trị cốt lõi chính là những thước đo cụ thể và là tiêu chuẩn cân chỉnh để doanh nghiệp có thể thực hiện được các sứ mệnh và đạt được tầm nhìn mà mình mong muốn.

3. Môi trường làm việc – Working environment

Môi trường làm việc luôn có một sức ảnh hưởng ghê gớm đến sự ổn định nhân sự trong doanh nghiệp. Nếu môi trường làm việc thiếu tính mở thì doanh nghiệp đó sẽ tự biến mình thành ngọn núi “ Hỏa Diện Sơn” luôn trong tình trạng nóng bức, khó chịu, căng thẳng và đầy hoài nghi. Khi đó hầu hết nhân sự chỉ coi doanh nghiệp như một điểm dừng chân tạm thời chứ không phải ngôi nhà chung để cùng đóng góp tâm huyết và tâm lực thực sự của họ. Sự thiếu tính ổn định của nhân sự luôn tạo ra sự bất ổn cho doanh nghiệp thậm chí là sự trì trệ dẫn đến diệt vong. Vì thế việc tạo ra một môi trường làm việc an toàn, thân thiện, cởi mở sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra tính ổn định trong đội ngũ nhân sự, điều này cũng là tạo ra văn hóa doanh nghiệp từ sự gắn bó và gắn kết của các thành viên riêng lẻ với một tập thể công ty. Văn hóa chính là sức mạnh của sự đoàn kết.

4. Bản sắc riêng biệt – Identity

Bản sắc riêng biệt cơ bản cũng là tính nhận biết riêng biệt của danh nghiệp đó như: Màu sắc, logo, sologan, guideline, trang phục, POSM, website, TVC quảng cáo ấn tượng…vv. Chính các yếu tố này định hình lên bản sắc nhận diện cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có tính phân biệt rõ ràng với hàng triệu các doanh nghiệp khác đang cùng hoạt động trên thị trường. Để đối tác, khách hàng có thể nhận ra bạn một cách rõ ràng và nhanh chóng hơn đó cũng chính là một phần không thể thiếu của văn hóa doanh nghiệp hiện nay.

5. Truyền thống doanh nghiệp - Tradition

Nói đến bất cứ nền văn hóa nào đi chăng nữa người ta luôn nhắc đến tính truyền thống. Truyền thống chính là các giá trị văn hóa vô hình được các nhân viên công ty hưởng ứng, luôn có tính duy trì và lặp lại như: Truyền thống các cuộc hội khỏe doanh nghiệp, truyền thống giúp đỡ đồng bào nghèo, truyền thống giao lưu kết nghĩa với các doanh nghiệp, truyền thống tương thân giữa các thành viên trong công ty với nhau, các sự kiện văn hóa thường niên của doanh nghiệp. Chính những yếu tố truyền thống vô hình này là sợi dây thắt chặt hơn các giá trị văn hóa doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thiếu yếu tố này thì văn hóa doanh nghiệp đó chỉ có tính chất nhất thời và không có tính kế tục lâu dài.

6. Hệ thống quy định – Regulation.

Hệ thống quy định giúp cho doanh nghiệp quản lý mọi hoạt động nằm trong sự kiểm soát, giúp cho các nhân viên luôn làm việc với tính tuân thủ chặt chẽ. Từ đó việc duy trì và phát triển của doanh nghiệp luôn được đảm bảo. Ta có thể liên tưởng đến một gia đình có văn hóa chính là gia đình có những gia phong, gia luật mà toàn bộ các thành viên đều tuân thủ một cách nghiêm túc và liên tục được duy trì.

Nếu muốn doanh nghiệp phát triển một cách bền vững và trường tồn hãy xây dựng ngay văn hóa cho doanh nghiệp mình, hãy cố gắng giữ nhân sự bằng việc tạo ra môi trường làm việc đầy tính văn hóa chứ không phải dùng tiền để giữ chân nhân sự.

GS. Nguyễn Đồng Hà

 

XEM THÊM: TẠP CHÍ VIETCHEM NEWS KỲ 11 THÁNG 08.2018

Tìm kiếm liên quan: văn hóa doanh nghiệp là gì, tài liệu văn hóa doanh nghiệp, ví dụ về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp của công ty, văn hóa doanh nghiệp của công ty, vai trò của văn hóa doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

Bài viết liên quan

VIETCHEM TỔ CHỨC KHÓA HỌC “PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ” CHO CBNV KHỐI HỖ TRỢ

Trong hai ngày 28-29/09/2024, VIETCHEM đã tổ chức thành công khóa học “Phát triển kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả” dành cho toàn bộ CBNV khối hỗ trợ, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Đào Xuân Khương – chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo kỹ năng làm việc và quản trị doanh nghiệp. Khóa học là một trong những hoạt động đào tạo quan trọng của VietChem, nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm cho đội ngũ nhân viên, từ đó góp phần cải thiện hiệu suất làm việc và sự phối hợp trong công việc.

0

Xem thêm

VIETCHEM TÀI TRỢ ĐỒNG CHƯƠNG TRÌNH  HỘI THẢO ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ KHỞI NGHIỆP TRONG GIÁO DỤC VIỆT NAM

Ngày 02/10/2024 vừa qua, VIETCHEM tham dự Hội thảo “Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp trong Giáo dục Đại học Việt Nam” được phối hợp cùng với Mạng lưới Đổi mới sáng tạp và Khởi nghiệp Đại học, Cao đẳng Việt Nam(VNEI) được diễn ra tại trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

0

Xem thêm

VIETCHEM TỔ CHỨC KHÓA HỌC "BẢY THÓI QUEN CỦA NGƯỜI LÀM VIỆC HIỆU QUẢ" DÀNH CHO CBNV

Ngày 21-22/09/2024, VIETCHEM đã tổ chức khóa học "Bảy thói quen của người làm việc hiệu quả" dành cho các Cán bộ nhân viên (CBNV) cấp Trưởng nhóm trở lên. Khóa học nằm trong chuỗi các chương trình đào tạo nâng cao năng lực nhân sự của công ty, được dẫn dắt bởi Tiến sĩ Đào Xuân Khương.

0

Xem thêm

VIETCHEM TIẾP TỤC HỖ TRỢ BÀ CON HUYỆN HẠ HÒA - PHÚ THỌ KHẮC PHỤC NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT SAU BÃO SỐ 3

Ngày 16/9/2024, tiếp nối chương trình thiện nguyện hỗ trợ đồng bào vùng lũ, VietChem đã phối hợp cùng các chuyên gia xử lý nước sạch từ Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục chuyến hành trình đến với huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Đây là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất từ cơn bão số 3, với hàng loạt vụ lũ quét và sạt lở nghiêm trọng, nước ngập sâu, toàn bộ nước giếng khơi và giếng khoan đều nhiễm bùn, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phạm Quang Tú

Phạm Quang Tú

Hóa Chất Công Nghiệp

0869 587 886

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Đặng Lý Nhân

Đặng Lý Nhân

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 780 680

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Trần Sĩ Khoa

Trần Sĩ Khoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 851 648

Mai Văn Đền

Mai Văn Đền

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 337 431

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Quang Tú : 0869 587 886 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544