• Thời gian đăng: 09:02:30 AM 25/10/2021
  • 0 bình luận

Quy trình xử lý nước thải thủy sản diễn ra như thế nào?

Nước thải thủy sản từ nhiều đơn vị nuôi chưa được xử lý một cách triệt để, dẫn tới nguy cơ về ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống thủy sinh cũng như con người. Bạn đọc hãy cùng VietChem tìm hiểu cách xử lý nước thải thủy sản qua bài viết sau để tìm cho mình phương pháp thích hợp, áp dụng vào thực tế nhé.

I. Tính chất nước thải thủy sản

1. Nước thải nuôi trồng thủy sản

Nước thải thủy sản nói chung và nước thải trong nuôi cá, tôm tại các ao hồ nói riêng thường có nồng độ COD, BOD và N cùng vi sinh vật gây hại cao bởi nguồn hữu cơ từ thức ăn dư thừa và các chế phẩm sinh học được sử dụng trong chăn nuôi, nước thải từ chính vật nuôi

  • Đối với nước thải nuôi cá: bị ô nhiễm chủ yếu do nguồn hữu cơ có trong nước dư thừa từ thức ăn, bởi thực tế chỉ có khoảng 17% lượng thức ăn sẽ được cá hấp thu, phần còn lại hòa lẫn trong nước trở thành những chất hữu cơ phân hủy. Sau đó từ phân cùng các rác thải khác đọng lại tại đáy áo nuôi, từ đó COD, BOD, N và các loại vi sinh vật gây bệnh ở mức cao.
  • Đối với nước thải nuôi tôm: có chứa một lượng lớn chất N, photpho cùng các chất dinh dưỡng khác, gây nên sự siêu dinh dưỡng, làm vi khuẩn phát triển. Sự có mặt của các hợp chất cacbonic cùng chất hữu cơ sẽ làm giảm oxy hòa tan và tăng BOD, COD, ammoniac, sulfit hydrogen, hàm lượng methan trong vực nước tự nhiên.

2. Nước thải từ trong quá trình chế biến thủy sản

Nó phát sinh từ quá trình chế biến như việc cắt rửa nguyên liệu, vệ sinh nhà xưởng, thiết bị và từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên như rửa tay, vệ sinh, tắm giặt. Tùy thuộc nguyên liệu thô, sản phẩm trong quá trình chế biến thủy sản mà nước thải sẽ có thành phần tích chất khác nhau.

Bảng thành phần tính chất của một số nước thải chế biến thủy sản

Bảng thành phần tính chất của một số nước thải chế biến thủy sản

II. Nếu không xử lý nước thải thủy sản sẽ có tác hại gì?

  • Nước thải từ quá trình sản xuất thường chứa nhiều thành phần hữu cơ, có nguồn gốc từ động vật với thành phần chính là protein và chất béo,… do đó, nếu chúng chưa được xử lý mà thải trực tiếp vào môi trường sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước  do vi sinh vật dùng oxy hòa tan để thực hiện phân hủy các chất hữu cơ. Những chất rắn lơ lửng khiến cho nước đục, có màu và hạn chế ánh sáng chiếu xuống gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của rêu tảo, rong trong nước
  • Trong nước có chứa nhiều chất hữu cơ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa, rong, tảo phát triển quá nhanh khiến chất lượng nước suy giảm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật và vi khuẩn phát triển, sinh sôi. Nếu con người sử dụng phải nguồn nước nhiễm bẩn này sẽ dễ bị lây các bệnh như tả, kiết lỵ,…
  • Gây ô nhiễm không khí: mùi hôi phát ra từ phế thải lưu trữ trong quá trình sản xuất, sự hoạt động của máy phát điện,… ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Con người nếu sử dụng phải nguồn nước thải thủy sản chưa xử lý dễ lây các bệnh tả, kiết lỵ,..

Con người nếu sử dụng phải nguồn nước thải thủy sản chưa xử lý dễ lây các bệnh tả, kiết lỵ,..

III. Cách xử lý nước thải thủy sản

1. Đối với xử lý nước thải ao nuôi thủy sản

1.1. Phương pháp vật lý

Được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình xử lý với nguyên vật liệu là các vật chắn, hệ thống lắng, hệ thống lọc cơ học nhằm loại bỏ những tạp chất không tan, gồm cả các chất vô cơ và hữu cơ trong nước thải.

1.2. Phương pháp hóa lý

Phương pháp này dựa trên cơ chế: đưa vào nước thải chất phản ứng, chất này sẽ phản ứng với các tạp chất có trong nước thải và có khả năng loại bỏ chúng ra khỏi nước dưới dạng là chất cặn lắng hoặc chất hòa tan không độc hại.

1.3. Phương pháp hóa học

Sử dụng các hóa chất xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản, các hóa chất này khi đưa vào môi trường nước thải có thể tham gia quá trình oxy hóa, khử vật chất ô nhiễm hoặc trung hòa tạo ra chất kết tủa hay tham gia vào cơ chế phân hủy. Tuy nhiên chỉ nên ứng dụng phương pháp này khi các phương pháp không hiệu quả vì quá trình này thường tốn một lượng lớn hóa chất và khó định liều lượng sử dụng, nếu còn tồn dư sẽ gây ra các vấn đề khác.

1.4. Phương pháp sinh học

Đây là phương pháp dựa trên khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật trong nước nhằm phân hủy các chất gây ô nhiễm hữu cơ trong nước.

Các phương pháp xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản

Các phương pháp xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản

2. Xử lý nước thải trong chế biến thủy sản

2.1. Sơ đồ về công nghệ xử lý nước thải thủy sản

Sơ đồ về công nghệ xử lý nước thải thủy sản chế biến

Sơ đồ về công nghệ xử lý nước thải thủy sản chế biến

2.2. Chi tiết quy trình công nghệ xử lý nước thải thủy sản

  • Nước thải phát sinh từ nhà máy (cả nước thải sinh hoạt và sản xuất) trước khi được tập trung ở bể thu gom sẽ được đưa để bể tách dầu để thực hiện tách dầu mỡ. Tại đây, có các thiết bị song chắn rắn nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn như xương cá, lá cây,… Sau đó, nước thải sẽ được chuyển sang bể điều hòa để điều hòa lưu lượng cùng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Trong bể này có lắp thêm thiết bị thổi khí nhằm xáo trộn để ngăn hiện tượng kỵ khí cũng như giúp giải phóng một lượng lớn chlorin dư phát sinh trong công tác vệ sinh nhà xưởng.
  • Tiếp theo, nước thải sẽ được bơm lên bể keo tụ tạo bông. Lúc này hóa chất xử lý nước thải thủy sản như PAC, polyme sẽ được thêm vào nhằm thực hiện quá trình keo tụ tạo bông. Tiếp đến, nước thải tự chảy đến hệ thống tuyến nổi.
  • Tại hệ thống tuyển nổi hỗn hợp khí và nước thải được hòa trộn tạo nên các bọt mịn dưới áp suất khí quyển, các bọt khí này tách ra khỏi nước đồng thời kéo theo váng dầu nổi cùng một số cặn lơ lửng. Nhờ thiết bị gạt tự động, lượng dầu mỡ sẽ được tách ra khỏi nước thải và bơm về bể chứa bùn. Nhờ sự kết hợp giữa quá trình tuyển nổi và keo tụ, SS và dầu mỡ được loại bỏ (đạt đến >90%). Không chỉ vậy, hiệu quả trong loại bỏ photpho của toàn hệ thống cũng được cải thiện.
  • Ở công đoạn tiếp theo, nước thải được dẫn qua bể xử lý kỵ khí, nước thải với nồng độ ô nhiễm cao sẽ tiếp xúc với lớp bùn kỵ khí và toàn bộ những quá trình sinh hóa sẽ được diễn ra trong lớp bùn này. Nước thải sau khi đã qua bể kỵ khí, nồng độ của các chất hữu cơ và các chất khác vẫn còn cao hơn so với tiêu chuẩn tiếp nhận QCVN 11:2008 /BTNMT nên nó sẽ tiếp tục được xử lý sinh học.
  • Bể sinh học thiếu khí đảm nhiệm chức năng xử lý hoàn thiện các hợp chất N, P có trong nước thải. Có lớp màng vi sinh và nước thải ở dưới sẽ được tiếp xúc với màng sinh vật nên những hợp chất hữu cơ, N được loại bỏ. Sau một khoảng thời gian, lớp màng vi sinh dày lên ngăn cản oxy của không khí không thể khuếch tán vào các lớp bên trong. Khi không có oxy, vi khuẩn yếm khí phát triển tạo ra sản phẩm phân hủy yếm khí cuối cùng là CH4 và CO2, làm tróc lớp màng ra khỏi vật cứng và dưới tác động của nước bị cuốn trôi. Trên bề mặt của vật liệu lại hình thành nên lớp màng mới và lặp lại quá trình trên, giúp BOD5 cùng các chất dinh dưỡng khác được xử lý triệt để.
  • Nước thải sau khi ra khỏi bể bùn hoạt tính sẽ chảy qua bể lắng. Tại đây, diễn ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn. Bùn sau khi lắng sẽ trở về bể thiếu khí nhằm duy trì nồng độ vi sinh trong bể. Phần bùn dư được bơm về trong bể chứa bùn. Bùn sẽ được lưu trữ và xử lý theo đúng quy định.
Quy trình xử lý nước thải từ hoạt động chế biến thủy sản 

Quy trình xử lý nước thải từ hoạt động chế biến thủy sản 

Trên đây là thông tin cơ bản trong xử lý nước thải thủy sản mà VietChem đã tổng hợp và muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn đang cần VietChem tư vấn, cung cấp thêm thông tin về các vấn đề liên quan hay tìm mua hóa chất xử lý nước thải thủy sản hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0826 010 010 để được giải đáp trực tiếp nhé.

Bài viết liên quan

Cesium (Cs) là gì? Tính chất, ứng dụng và nguy cơ phóng xạ từ kim loại kiềm đặc biệt

Cesium là một kim loại kiềm đặc biệt với màu vàng ánh bạc và khả năng chảy lỏng ở gần nhiệt độ phòng. Tuy đóng vai trò quan trọng trong công nghệ như đồng hồ nguyên tử và khai thác dầu khí, cesium cũng đi kèm với mặt tối – đó là nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ từ đồng vị Cesium-137, từng gây ra nhiều thảm họa trên thế giới. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên tố độc đáo nhưng đầy mâu thuẫn này.

0

Xem thêm

Radon là gì? Mối nguy gây ung thư phổi từ khí phóng xạ trong nhà bạn

Radon – một khí phóng xạ không màu, không mùi, không vị – là mối nguy hiểm vô hình đang rình rập trong hàng triệu ngôi nhà trên thế giới. Là nguyên nhân gây ung thư phổi hàng đầu ở người không hút thuốc, Radon có thể len lỏi qua nền móng, tường và không khí trong nhà bạn mà không hề để lại dấu vết. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về bản chất, tác động sức khỏe và cách phòng ngừa hiệu quả loại khí độc nguy hiểm nhưng thường bị bỏ qua này.

0

Xem thêm

Triclosan là gì? Tác dụng, nguy cơ sức khỏe và tác động môi trường

Triclosan – cái tên từng đại diện cho sự “sạch khuẩn tối ưu” trong hàng nghìn sản phẩm tiêu dùng như kem đánh răng, xà phòng, mỹ phẩm và thậm chí cả đồ gia dụng – giờ đây lại trở thành mục tiêu loại bỏ trong ngành công nghiệp toàn cầu.

0

Xem thêm

Paraben là gì? Ứng dụng, tranh cãi sức khỏe và xu hướng thay thế

Từ kem dưỡng da đến dầu gội, từ son môi đến thuốc nhỏ mắt – paraben gần như xuất hiện trong mọi sản phẩm chăm sóc cá nhân bạn đang sử dụng hằng ngày. Được xem là chất bảo quản “thần kỳ” nhờ khả năng chống nấm và vi khuẩn, paraben từng giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm và bảo vệ người dùng khỏi các rủi ro vi sinh vật.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phạm Quang Tú

Phạm Quang Tú

Hóa Chất Công Nghiệp

0869 587 886

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Lê Thị Mộng Vương

Lê Thị Mộng Vương

Hóa Chất Công Nghiệp

0964 674 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Trần Sĩ Khoa

Trần Sĩ Khoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 851 648

Mai Văn Đền

Mai Văn Đền

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 337 431

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Quang Tú : 0869 587 886 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544