• Thời gian đăng: 10:33:47 AM 22/02/2024
  • 0 bình luận

Quặng sắt là gì? Phân loại và vai trò quan trọng với nền kinh tế

Quặng sắt được con người khai thác và sử dụng vào nhiều ngành công nghiệp, nhất là ngành sản xuất gang thép. Loại quặng này có chứa các hợp chất kim loại quý, có tính chất cứng chắc, bền bỉ. Đa số loại quặng này được khai thác sử dụng để sản xuất thép. Nếu thấy chủ đề này thú vị, bạn đọc cùng VietChem tìm hiểu xem ngay thông tin dưới bài viết để rõ hơn về khoáng sản quý này.

1. Quặng sắt là gì?

Quặng sắt là các loại đất đá có chứa các khoáng chất quý như kim loại hoặc đá quý. Chúng được khai thác từ mỏ khoáng sản dưới lòng đất và đem đi chế biến sử dụng. Thông qua một số phương pháp người ta có thể tách sắt ra khỏi đá và khoáng vật.

quang-sat-2

Quặng sắt nằm lẫn trong lớp đất đá chứa kim loại sắt

Thông thường quặng sắt được tìm thấy ở dưới dạng magnetite và hematite. Ngoài ra cũng có các loại goethite, limonite và siderite. Hầu hết quặng sau khi được khai thác (98%) sẽ được dùng vào sản xuất gang thép. Chi phí khai thác quặng là rất lớn và ảnh hưởng bởi mức độ tập trung khoáng vật như quặng, kim loại, đá quý,...

Quặng sắt kim loại tìm được thường là dạng oxit, sunfua, silicat, hoặc kim loại tự sinh như đồng. Để sử dụng được thì người ta phải tiến hành chiết xuất quặng sắt ra khỏi đá. Sau khi loại bỏ được tạp chất, đất đá sẽ lấy được kim loại sắt phục vụ vào ngành công nghiệp sản xuất thép.

2. Quặng sắt có những loại nào?

Quặng sắt được tìm thấy ở nhiều dạng khác nhau, dưới đây là một số dạng phổ biến thường thấy. Cụ thể:

2.1. Quặng sắt Magnetite

Quặng Magnetite còn được gọi với cái tên khác là quặng sắt có từ và có công thức hóa học là Fe3O4. Loại quặng này có hàm lượng sắt thấp hơn nhiều so với dạng hematite. Tuy nhiên khi tiến hành xử lý thì quặng Magnetite lại dễ dàng chiết tách khỏi tạp chất nhờ từ tính. Kim loại sắt trích xuất từ quặng Magnetite đều có hàm lượng tạp chất rất thấp.

Loại quặng Magnetite được khai thác ở nhiều nơi trên thế giới. Trữ lượng lớn được tìm thấy tập trung chủ yếu ở khu vực nước Mỹ và khu vực phía Đông Canada.

quang-sat-3

Magnetite và Hematite là hai loại quặng chứa kim loại sắt nhiều nhất

2.2. Quặng sắt Hematite

Quặng Hematite có công thức hóa học là Fe2O3, loại này có hàm lượng sắt cực kỳ cao chiếm đến 70%. Cái tên Hematite được gọi theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là máu bởi tính chất loại quặng này mang màu đỏ đặc trực. Quặng Hematite được khai thác và đem xuất khẩu nhiều quốc gia lớn trên thế giới.

Một số nơi tập trung chủ yếu quặng sắt Hematite nhiều nhất đó là: Úc, Brazil, một số quốc giá tại Châu Á,...

2.3. Các loại quặng sắt khác

Ngoài quặng Hematite và Magnetite được tìm thấy nhiều nhất thì còn có một số loại quặng sắt khác được khai thác như:

  • Quặng Limonite: Là hợp chất của hỗn hợp Hydroxit Fe với SiO2 + các khoáng chất khác.
  • Quặng Goethite (FeOOH).
  • Quặng Siderite (Fe(CO2)2).

3. Ứng dụng của quặng sắt

Quặng sắt là một nguyên liệu đầu vào dùng trong ngành sản xuất công nghiệp tạo ra kim loại sắt và các hợp chất của sắt. Thành phẩm là gang thép phục vụ cho nhiều lĩnh vực ngành nghề quan trọng như: xây dựng, cơ khí, đóng tàu, chế tạo,... Nhu cầu tìm và khai thác quặng sắt hiện nay rất là lớn với trữ lượng đang dần khan hiếm bởi các thành phẩm của chúng được sử dụng ứng dụng nhiều trong cuộc sống.

quang-sat-4

98% quặng sắt khai thác dùng chủ yếu để sản xuất thép

Quặng sắt dùng để sản xuất thép là chủ yếu - nguyên vật liệu quan trọng tạo nên kết cấu bền vững, cứng chắc, bền bỉ với thời gian. Khoáng sản này sẽ góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Đất nước nào có nguồn khoáng sản này sẽ tạo đà nhảy vọt phát triển mạnh ngành sản xuất công nghiệp khi nhu cầu sử dụng hiện hay rất là cao.

4. Một số mỏ quặng sắt lớn tại Việt Nam

Số lượng mỏ quặng sắt tại Việt Nam là rất lớn. Theo như thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam thì tổng số mỏ quặng hiện nay được tìm thấy là 216 mỏ với tổng trữ lượng khoảng 1,2 tỷ tấn. Nếu chỉ tính riêng khối lượng đã thăm dò xong thì tổng lượng quặng đang khai thác là tầm 762 triệu tấn.

quang-sat-5

Khai thác quặng sắt

Trong tổng số 216 mỏ quặng đã được tìm thấy thì chỉ có 13 mỏ cho trữ lượng khai thác lớn lên đến hơn 1 triệu tấn. Cụ thể đó là:

  • Mỏ quặng sắt ở Thạch Khê - Hà Tĩnh.
  • Mỏ quặng sắt khai thác ở Trại Cau - Thái Nguyên.
  • Mỏ quặng sắt khai thác ở  Tiến Bộ (Thái Nguyên).
  • Mỏ quặng sắt khai thác ở Ngườm Cháng (Cao Bằng).
  • Mỏ quặng sắt khai thác ở Nà Lũng (Cao Bằng). 
  • Mỏ quặng sắt khai thác ở Quý Xa (Cao Bằng).

Với trữ lượng khai thác lớn, các mỏ quặng này sẽ góp phần vào ngành công nghiệp thép Việt Nam phát triển tốt hơn. Chất lượng thép Việt Nam được đánh giá cao và được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

Quặng sắt là khoáng sản thiên nhiên quý giá nhưng không phải là vô tận. Vì vậy cần phải khai thác sử dụng loại khoáng vật này một cách triệt để hợp lý nhất. Quặng sắt - tài nguyên quý góp phần kinh tế phát triển bền vững.

Bài viết liên quan

Ankadien là gì? Tính chất, phân loại và điều chế Ankadien chi tiết nhất

Có vô vàn hợp chất hữu cơ được biết đến và ứng dụng rộng rãi hiện nay. Trong đó, Ankadien là thành phần quan trọng tạo nên những sản phẩm có tính đàn hồi cao. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chất này, VietChem sẽ phân tích chi tiết những thông tin liên quan đến Ankadien trong bài viết bên dưới. Các bạn hãy cùng theo dõi.

0

Xem thêm

Nguyên tố hóa học là gì? Cách phân loại nguyên tố hóa học

Nguyên tố hóa học được nhắc đến nhiều trong bộ môn hóa học các cấp. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, các bạn hãy cùng VietChem tìm hiểu trong bài viết bên dưới.

0

Xem thêm

Cấu hình electron là gì? Cách viết cấu hình electron

Cấu hình electron được sắp xếp và bố trí theo một trật tự nhất định. Khi nắm rõ cấu hình này sẽ giúp nhận biết về đặc điểm, tính chất của chất hóa học nào đó. Nội dung dưới đây VietChem sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề này, mời các bạn cùng khám phá.

0

Xem thêm

Môi trường sống của sinh vật là gì 

Mỗi một sinh vật sẽ thích nghi với một môi trường sống khác nhau. Kiến thức này đã được nhắc đến nhiều trong chương trình sinh học trung học phổ thông. Vậy bạn đã biết chính xác môi trường sống của sinh vật là gì? Làm thế nào để bảo vệ môi trường sống của sinh vật? VietChem sẽ phân tích lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất và Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Tống Đức Nhuận

Tống Đức Nhuận

Hóa Chất Công Nghiệp

0867 192 688

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Phạm Quang Phúc

Phạm Quang Phúc

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946667708

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Đức Nhuận : 0867 192 688 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929