• Thời gian đăng: 09:14:42 AM 21/03/2024
  • 0 bình luận

Silicon là gì? Có độc không? Ưu, nhược điểm và ứng dụng

Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp silicon ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Như keo silicon dán kính, keo silicon chống nước, silicon bê tông… Trong bài viết này, hãy cùng Vietchem tìm hiểu về silicon và những thông tin liên quan nhé.

1. Silicon là gì?

Silicon là hợp chất tổng hợp trơ, được pha chế với nhiều thành phần khác nhau để không giới hạn các ứng dụng của nó. Bạn có thể sử dụng silicon cho vật liệu đúc, vật liệu cách nhiệt, súng bắn keo silicon kết dính, silicon y tế, silicon lót giày…

silicon-1

Silicon có tính ứng dụng rất cao trong cuộc sống, các ngành công nghiệp

Trong thực tế, silicon được sản xuất đặc biệt theo đặc tính để phù hợp cho nhiều ứng dụng. Chúng có thể được bán dưới dạng nguyên liệu thô hoặc các loại hàng hóa cụ thể. Từ đó, đáp ứng nhu cầu của các ngành sản xuất, xây dựng và người dùng.

2. Silicon được tạo ra như thế nào?

Trong tự nhiên, chúng ta có thể tìm thấy silic - SI trong bảng tuần hoàn hóa học. Nó được tìm thấy trong tự nhiên dưới dạng silicat được chiết xuất thành dạng bột thông qua một quá trình điện hóa.

Silic là một nguyên tố phổ biến hàng đầu trong lớp vỏ trái đất, nó được tìm thấy trong rất nhiều loại vật liệu địa chất khác nhau. Nó ở dạng chất rắn kim loại tứ bội, tinh thể có màu xám xanh cứng, và rất giòn. Bản chất của silic là một chất bán dẫn tự nhiên.

silicon-2

Silicon sẽ được tạo ra thông qua quá trình điện hóa

Để tạo được silicon từ silic, người ta sẽ kết hợp bột silic với metyl clorua bằng điện hóa. Từ đó sẽ tạo ra được clorosilane, đây chính là chất được dùng để điều chế thành nhiều loại silicon khác nhau.

3. Ưu điểm của silicon

Silicon có tính ứng dụng cao, được tin dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau vì nó có những ưu điểm nổi trội sau:

  • Có tính linh hoạt cao
  • Ổn định về mặt hóa học so với các vật chất thông thường, giúp nó chịu được những điều kiện thời tiết khắc nghiệt
  • Có thể sử dụng ngay cả trong ngành xây dựng mà không ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

4. Các loại keo silicon phổ biến nhất trên thị trường

Trên thị trường có rất nhiều dòng silicon khác nhau sử dụng cho mục đích kết dính các chất liệu. Dưới đây, cùng tìm hiểu về những loại keo silicon phổ biến nhất nhé:

  • Keo silicon 9969: Loại keo kết cấu dành cho mặt đựng nhôm kính;
  • Keo silicon 9967: Loại keo dán chịu nhiệt, thường sử dụng cho mặt dựng nhôm kính trong các ngành nội thất.
  • Silicon 9335: Đây là loại keo chuyên dụng trong thi công vách cửa nhôm kính, các đường ống thông gió đa dạng.
  • Keo Silicon 9133: Loại keo này có khả năng chịu nhiệt tốt nhất thị trường nên nó thường đường dùng trong dán các khe hở cần chịu nhiệt ngoài trời, trong ống khói, ống nhiệt, thậm chí là mối liên kết ở cửa lò vi sóng.
silicon-3

Các loại keo dán silicon trên thị trường rất đa dạng

5. Những ứng dụng nổi bật của silicon

5.1. Trong ngành xây dựng

Trong xây dựng, các chuyên gia đánh giá silicon rất cao. Vì chúng có thể dễ dàng kết dính hầu hết các vật liệu. Như súng bắn silicon dán kính, keo silicon dán nhựa, keo silicon trong suốt dán thép…

Với mối dán silicon, chúng giúp khả năng kết dính cực bền bỉ, không bị hư hỏng ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt nhất.

5.2. Ứng dụng của silicon trong ngành nhà hàng

Ở các nhà hàng, silicon được sử dụng để làm khuôn dẻo, khuôn đá, khuôn bánh trong nấu nướng. Vì chúng mềm dẻo giúp việc tạo hình, lấy sản phẩm dễ dàng và có khả năng kháng khuẩn, chịu nhiệt độ rất cao mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

5.3. Ứng dụng của silicon y tế là gì?

silicon-4

Ống silicon dùng trong lĩnh vực y tế có chất lượng cao, không ảnh hưởng đến sức khỏe

Trong lĩnh vực y tế, silicon được sử dụng trong sản xuất nhiều thiết bị y tế. Đặc biệt, silicon tương hợp sinh học có thể sử dụng an toàn ngay cả khi trong cơ thể con người. Chúng tạo điều kiện cho việc chữa lành các vết thương, giảm tình trạng đóng vảy để làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân.

5.4. Ứng dụng của silicon trong ngành điện tử

Trong các ứng dụng điện tử, silicon được dùng để đảm bảo tính ổn định, khả năng hoạt động lâu dài cũng như hiệu suất của các thành phần nhỏ, phức tạp trong thiết bị điện tử. Bạn có thể tìm thấy ứng dụng của silicon rất rõ ràng trong máy tính, điện thoại.

5.5. Ứng dụng của silicon trong ngành năng lượng tái tạo

Các sản phẩm bằng silicon được sử dụng rất nhiều trong quá trình sản xuất năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Nhờ khả năng chống chịu với thời tiết, chống ăn mòn, nó giúp hệ thống hoạt động ổn định và lâu dài.

5.6. Silicon trong các phương tiện giao thông

Silicon được sử dụng để bọc pin, nhằm đảm bảo tính ổn định của pin trong xe điện. Nó cũng giúp cách điện, tản nhiệt, đảm bảo chống dính, chống bụi, nước.

silicon-5

Silicon là thành phần quan trọng trong túi khí ở xe hơi

Trong các loại phương tiện giao thông, silicon cũng được dùng để tạo nhiều lớp túi khí khác nhau. Nó giúp đảm bảo độ kín, độ bền của túi khí bằng vải và độ an toàn trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông.

6. Silicon có độc không?

Silicone, như một chất hóa học, có thể gây hại nếu sử dụng không đúng cách hoặc nếu sản phẩm chứa nó không đạt chất lượng, dẫn đến các vấn đề như kích ứng da, gây đột biến hoặc thậm chí gây ung thư. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi tiếp xúc với lượng silicone ở mức tiêu chuẩn, thường ít hoặc không có tác dụng phụ gì đáng kể.

Hi vọng rằng thông qua những thông tin trên, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi về silicon, bao gồm tính độc hại của nó, các loại silicon và các ứng dụng của chúng. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng các sản phẩm chứa silicon một cách hiệu quả.

Bài viết liên quan

Ankadien là gì? Tính chất, phân loại và điều chế Ankadien chi tiết nhất

Có vô vàn hợp chất hữu cơ được biết đến và ứng dụng rộng rãi hiện nay. Trong đó, Ankadien là thành phần quan trọng tạo nên những sản phẩm có tính đàn hồi cao. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chất này, VietChem sẽ phân tích chi tiết những thông tin liên quan đến Ankadien trong bài viết bên dưới. Các bạn hãy cùng theo dõi.

0

Xem thêm

Nguyên tố hóa học là gì? Cách phân loại nguyên tố hóa học

Nguyên tố hóa học được nhắc đến nhiều trong bộ môn hóa học các cấp. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, các bạn hãy cùng VietChem tìm hiểu trong bài viết bên dưới.

0

Xem thêm

Cấu hình electron là gì? Cách viết cấu hình electron

Cấu hình electron được sắp xếp và bố trí theo một trật tự nhất định. Khi nắm rõ cấu hình này sẽ giúp nhận biết về đặc điểm, tính chất của chất hóa học nào đó. Nội dung dưới đây VietChem sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề này, mời các bạn cùng khám phá.

0

Xem thêm

Môi trường sống của sinh vật là gì 

Mỗi một sinh vật sẽ thích nghi với một môi trường sống khác nhau. Kiến thức này đã được nhắc đến nhiều trong chương trình sinh học trung học phổ thông. Vậy bạn đã biết chính xác môi trường sống của sinh vật là gì? Làm thế nào để bảo vệ môi trường sống của sinh vật? VietChem sẽ phân tích lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất và Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Tống Đức Nhuận

Tống Đức Nhuận

Hóa Chất Công Nghiệp

0867 192 688

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Phạm Quang Phúc

Phạm Quang Phúc

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946667708

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Đức Nhuận : 0867 192 688 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929