• Thời gian đăng: 04:14:48 AM 11/01/2024
  • 0 bình luận

Ag hóa trị mấy? Tính chất lý hóa và bài tập vận dụng liên quan

Ag hóa trị mấy? Bạc là một kim loại có đặc tính mềm, linh hoạt và dễ uốn (độ cứng hơn so với vàng một chút). Nó có hóa trị một, được sử dụng để đúc tiền và có một bề mặt trắng bóng ánh kim khi được đánh bóng mạnh. Bạc có khả năng dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại, vượt trội hơn cả đồng. Tuy nhiên, do chi phí sản xuất cao, bạc không được ưa chuộng rộng rãi trong việc sản xuất dây dẫn điện, khác biệt so với đồng.

1. Bạc có hóa trị mấy

Ag có hóa trị I, nằm ở số 47 nhóm IB, thuộc chu kỳ 5

Trong tự nhiên kim loại Bạc là hỗn hợp của 2 đồng vị Ag107 và Ag109, trong đó Ag107 chiếm trọng số lớn hơn là 51,839%

Bạc được tìm thấy dạng tự nhiên là liên kết với asen, lưu huỳnh, antimoan hay trong các loại khoáng chất như argentit (Ag2S) và silver horn (AgCl) 

ag-la-gi-5-c51e6d926c

2. Bảng sơ lược về một số kim loại hay gặp

 

Ag

Au

Ni

Zn

Sn

Pb

Số oxi hóa

+1, (+2)

(+1), +3

+2, (+3)

+2

+2, +4

+2, +4

Eo (V)

Ag/Ag

+0,8

Au3+/Au

+1,5

Ni2+/Ni

-0,26

Zn2+/Zn

-0,76

Sn2+/Sn

-0,14

Pb2+/Pb

-0,13

Tính khử

Rất yếu

Rất yếu

Trung bình

Mạnh

Yếu

Yếu

Ứng dụng

Đồ trang sức

Chế tạo hợp kim

Trong kĩ thuật vô tuyến

Đồ trang sức

Chế tạo hợp kim giá trị cao

Chế tạo hợp kim inox

Mạ kim loại

Chế tạo ắc quy

Tráng, mạ kim loại

Chế tạo hợp kim

Pin điện hóa

Tráng mạ kim loại

Chế tạo hợp kim

Chế tạo ắc quy

Chế tạo hợp kim

Công nghiệp điện

3. Tính chất vật lý của Ag

Bạc là một kim loại mềm, dẻo, có màu trắng bóng và là một trong những nguyên tố dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất. Nó cũng có khả năng phản xạ ánh sáng mạnh, làm cho nó được sử dụng rộng rãi trong việc làm gương và trong các ứng dụng quang học. Bạc không phản ứng với không khí, nhưng nó có thể bị oxi hóa và trở thành bạc sulfua khi tiếp xúc với sulfur trong không khí.

Ngoài ra, bạc cũng có tính chất chống khuẩn, do đó được sử dụng trong y tế và trong việc làm đồ trang sức. Tính chất này giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác.

niobium-crystals-and-1cm3-cube

4. Tính chất hóa học của Ag

4.1. Tác dụng với phi kim

-  Bạc không bị oxi hóa trong không khí dù ở nhiệt độ cao. 

    Tác dụng với ozon 

     2Ag + O3 → Ag2O + O2

4.2. Tác dụng với axit

- Bạc không tác dụng với HCl và H2SO4 loãng, nhưng tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh, như HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nóng.

3Ag + 4HNO3 (loãng)  →  3AgNO3 + NO  + 2H2O

2Ag + 2H2SO4 (đặc, nóng)  →  Ag2SO4 + SO2 + 2H2O

4.3. Tác dụng với các chất khác

 - Bạc có màu đen khi tiếp xúc với không khí hoặc nước có mặt hidro sunfua:

4Ag + 2H2S + O2 (kk)  → 2Ag2S + 2H2O

 - Bạc tác dụng được với axit HF khi có mặt của oxi già:

2Ag + 2HF (đặc) + H2O2  → 2AgF + 2H2O

2Ag + 4KCN (đặc) + H2O2  → 2K[Ag(CN)2] + 2KOH

5. Một số bài tập vận dụng liên quan về kim loại

Bài 1: Nhúng thanh kim loại kẽm vào một dung dịch chứa hỗn hợp 3,2 gam CuSO4 và 6,4 gam CdSO4. Hỏi sau khi Cu và Cd bị đẩy hoàn toàn khỏi dung dịch thì khối lượng thanh kẽm tăng hay giảm bao nhiêu?

Hướng dẫn:

    Ta có: nCuSO4 = 3,2/160 = 0,02 (mol); nCdSO4 = 6,24/208 = 0,03(mol)

bai-1

Từ (1) và (2) ⇒ ∑mCu + Cd = (0,02.64) + (0,03.112) = 4,64(gam)

    Và mZn tham gia phản ứng = (0,02 + 0,03).65 = 3,25(gam)

    Vậy khối lượng thanh Zn tăng: 4,64 - 3,25 = 1,39(gam)

Bài 2: Cho 2,24 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm có AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn A và dung dịch B.

  1. a) Tính số gam chất rắn A.
  2. b) Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch B.

Hướng dẫn:

bai-2

    nAgNO3 = 0,02 (mol); nFe = 0,04 (mol); nCu(NO3)2 = 0,1(mol)

    nFe phản ứng (1) = 0,01(mol); nFe pư (2) = 0,04 - 0,01 = 0,03 (mol)

    nCu(NO3)2dư = 0,1 - 0,03 = 0,07 (mol)

    Chất rắn A gồm: 0,02 mol Ag và 0,03 mol Cu

⇒ mA = 0,02.108 + 0,03.64 = 4,08(gam)

    Dung dịch B: Fe(NO3)2: 0,04 (mol) ⇒ CM = 0,2 M

    Cu(NO3)2: 0,07 (mol) ⇒ CM = 0,35M

Bài 3: Ngâm một cái đinh sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu.

Hướng dẫn:

    Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng

    Theo phương trình: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4

    Cứ 1 mol Fe (56 gam) tác dụng với 1 mol CuSO4 → 1 mol Cu (64 gam).

    Khối lượng đinh sắt tăng: 64 – 56 = 8 (gam)

    Thực tế khối lượng đinh sắt tăng 0,8 (gam)

    Vậy, nCuSO4 phản ứng = 0,8/8 = 0,1(mol)và CMCuSO4 = 0,1/0,2 = 0,5M

Bài 4: Cho m gam hỗn hợp bột các kim loại Ni và Cu vào dung dịch AgNO3 dư. Khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thu được 54 gam kim loại. Mặt khác cũng cho m gam hỗn hợp bột các kim loại trên vào dung dịch CuSO4 dư, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được kim loại có khối lượng bằng 

(m + 0,5) gam. Giá trị của m là:

bai-4

Bài 5: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là:

  1. 2,80 gam           B. 4,08 gam           
  2. 2,16 gam           D. 0,64 gam

Hướng dẫn

nFe = 0,04 mol ;nAg+ = 0,02 mol ; nCu2+ = 0,1 mol

Thứ tự các phản ứng xảy ra là:

(Fe2+/Fe < Cu2+/Cu < Fe3+ < Fe2+ < Ag+ < Ag)

Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag (1)

0,01← 0,02 →         0,02

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu    (2)

0,03→                     0,03

Từ (1) & (2) → mY = 0,02.108 + 0,03.64 = 4,08 gam →  đáp án B

Bài 6: Nhúng một đinh sắt vào 200ml dung dịch CuSO4 1M. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô và đem cân thì thấy khối lượng đinh sắt tăng lên 0,4g. Xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Vậy nồng độ của CuSO4 còn lại sau phản ứng là:

  1. 0,75M
  2. 0,5M
  3. 0,65M
  4. 0,8M

Đáp án: C

    Số mol CuSO4 ban đầu là 0,2 mol

    Gọi a là số mol Fe phản ứng:

bai-6

Khối lượng định sắt tăng lên là: 64a - 56a = 8a

    Ta có: 8a = 0,4 → a = 0,05 mol

    Số mol CuSO4 dư = 0,2 - 0,05 = 0,15 mol → [CuSO4] = 0,75M

Bài 7: Ngâm một lá kẽm trong dung dịch chứa 2,24 gam ion kim loại M2+ trong muối sunfat sau phản ứng, khối lượng lá Zn tăng lên 0,94 gam. Vậy M là:

  1. Pb
  2. Cu
  3. Fe
  4. Cd

Đáp án: D

    Phương trình phản ứng:

bai-7

Khối lượng lá Zn tăng: 2,24 - 65a = 0,94 → a = 0,02 mol

    M = 2,24/0,02 = 112 → M là Cd

Bài 8: Hòa tan hỗn hợp bột kim loại gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

bai-8

Bài 9: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Vậy khối lượng của vật sau phản ứng là:

  1. 10,5g
  2. 10,76g
  3. 11,2g
  4. 12,8g

Đáp án: B

    Khối lượng AgNO3 = 250.4/100 = 10 (g)

    Khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17% = khối lượng AgNO3 phản ứng = 1,7 (g)

    Số mol AgNO3 = 0,01 mol

    Phương trình phản ứng:

bai-9

Khối lượng vật bằng Cu = 10 - 0,005.64 + 0,01.108 = 10,76 (g)

Như vậy, bài viết trên Vietchem không chỉ giải đáp các thắc mắc: Ag là gì? Ag hóa trị mấy? Nguyên tử khối của Ag là bao nhiêu? mà còn có các thông tin về tính chất lý hóa, trạng thái tự nhiên và bài tập vận dụng liên quan. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Bài viết liên quan

Cesium (Cs) là gì? Tính chất, ứng dụng và nguy cơ phóng xạ từ kim loại kiềm đặc biệt

Cesium là một kim loại kiềm đặc biệt với màu vàng ánh bạc và khả năng chảy lỏng ở gần nhiệt độ phòng. Tuy đóng vai trò quan trọng trong công nghệ như đồng hồ nguyên tử và khai thác dầu khí, cesium cũng đi kèm với mặt tối – đó là nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ từ đồng vị Cesium-137, từng gây ra nhiều thảm họa trên thế giới. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên tố độc đáo nhưng đầy mâu thuẫn này.

0

Xem thêm

Radon là gì? Mối nguy gây ung thư phổi từ khí phóng xạ trong nhà bạn

Radon – một khí phóng xạ không màu, không mùi, không vị – là mối nguy hiểm vô hình đang rình rập trong hàng triệu ngôi nhà trên thế giới. Là nguyên nhân gây ung thư phổi hàng đầu ở người không hút thuốc, Radon có thể len lỏi qua nền móng, tường và không khí trong nhà bạn mà không hề để lại dấu vết. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về bản chất, tác động sức khỏe và cách phòng ngừa hiệu quả loại khí độc nguy hiểm nhưng thường bị bỏ qua này.

0

Xem thêm

Triclosan là gì? Tác dụng, nguy cơ sức khỏe và tác động môi trường

Triclosan – cái tên từng đại diện cho sự “sạch khuẩn tối ưu” trong hàng nghìn sản phẩm tiêu dùng như kem đánh răng, xà phòng, mỹ phẩm và thậm chí cả đồ gia dụng – giờ đây lại trở thành mục tiêu loại bỏ trong ngành công nghiệp toàn cầu.

0

Xem thêm

Paraben là gì? Ứng dụng, tranh cãi sức khỏe và xu hướng thay thế

Từ kem dưỡng da đến dầu gội, từ son môi đến thuốc nhỏ mắt – paraben gần như xuất hiện trong mọi sản phẩm chăm sóc cá nhân bạn đang sử dụng hằng ngày. Được xem là chất bảo quản “thần kỳ” nhờ khả năng chống nấm và vi khuẩn, paraben từng giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm và bảo vệ người dùng khỏi các rủi ro vi sinh vật.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Phạm Quang Tú

Phạm Quang Tú

Hóa Chất Công Nghiệp

0869 587 886

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Lê Thị Mộng Vương

Lê Thị Mộng Vương

Hóa Chất Công Nghiệp

0964 674 897

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Trần Sĩ Khoa

Trần Sĩ Khoa

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 851 648

Mai Văn Đền

Mai Văn Đền

Hóa Chất Công Nghiệp

0888 337 431

HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG & CÁC TỈNH MIỀN TRUNG
Phạm Văn Trung

Phạm Văn Trung

Hóa Chất Công Nghiệp

0918 986 544 0328.522.089

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Thị Hương

Hóa Chất Công Nghiệp

0377 609 344 0325.281.066

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Quang Tú : 0869 587 886 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929 Đà Nẵng : 0918 986 544