• Thời gian đăng: 23:04:54 PM 31/01/2024
  • 0 bình luận

Axit Folic là gì? Vai trò và liều dùng cho từng đối tượng

Axit Folic là thành phần không thể thiếu của con người, nhất là phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn, VietChem sẽ phân tích chi tiết về công dụng, liều dùng của Axit Folic trong bài viết bên dưới.

1. Axit Folic là gì?

Axit Folic là vitamin quan trọng cần thiết trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của con người. Loại axit này còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: Folat, Folacin, Vitamin B9. Thành phần này đặc biệt quan trọng với trẻ sơ sinh. Đồng thời, Axit Folic tốt cho bà bầu bởi chúng hỗ trợ cho quá trình phát triển, sinh trưởng của tế bào.

axit-folic-1

Axit Folic còn được gọi với tên khác là vitamin B9

2. Axit Folic có tác dụng gì?

Vitamin B9 có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Chúng giúp cơ thể duy trì sản xuất các tế bào mới và hạn chế tối đa những thay đổi ở ADN – nguyên nhân hàng đầu gây ung thư. 

Trong một số trường hợp nhất định, Axit Folic thuốc được chỉ định để điều trị bệnh liên quan đến thiếu máu do thiếu hụt Axit Folic. Tuy nhiên, loại thuốc này không thể ngăn chặn chứng tổn thương tủy sống do thiếu vitamin B12.

3. Vai trò của Axit Folic 

Axit Folic có vai trò vô cùng quan trọng với bà bầu và trẻ em. 

3.1. Đối với bà bầu

Trong giai đoạn thai kỳ, bà bầu được khuyến cáo bổ sung thêm Axit Folic để hỗ trợ sức khỏe và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ. Bao gồm:

  • Phòng tránh thiếu máu.
  • Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh.
  • Giảm nguy cơ ung thư.
  • Hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh lý: Nghe kém do tuổi tác, mất trí, xương yếu, trầm cảm, khó ngủ…

Vì thế, nên sử dụng Axit Folic trước khi mang thai, sau khi sinh xong để tốt cho sức khỏe mẹ và bé.

axit-folic-2

Vitamin B9 rất cần thiết đối với bà bầu

3.2. Vai trò Axit Folic với trẻ nhỏ

Axit Folic giúp giảm chứng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, thành phần này còn hỗ trợ phòng ngừa dị tật bẩm sinh liên quan đến hệ thần kinh trung ương trong quá trình phát triển. Từ đó, giúp trẻ khỏe mạnh hơn và phòng tránh những dị tật nguy hiểm.

4. Axit Folic có trong thực phẩm nào?

Đóng vai trò quan trọng nên Axit Folic có trong thức ăn nào nhận được nhiều sự quan tâm. Theo đó, Axit Folic có ở các loại thực phẩm như:

  • Bí đao: Trong 1 chén bí đao đáp ứng 15% nhu cầu vitamin B9 của cơ thể mỗi ngày. Trong thành phần của bí đao còn chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu như: Kali, Vitamin C, vitamin B1, B6… 
  • Nấm: Ngoài Axit Folic, nấm còn chứa Canxi, Đồng, Selen, Kali, vitamin, Protein… Chúng đều là dưỡng chất quan trọng tốt cho phụ nữ mang thai và phòng ngừa bệnh tật.
  • Bông cải xanh: Trong nửa chén bông cải xanh có chứa 51mcg Axit Folic. Nguồn thực phẩm này còn có khả năng tiêu hóa tốt và không gây kích ứng nên thường được sử dụng hàng ngày.
  • Hoa quả và nước ép: Hầu hết các loại trái cây, nước ép đều tốt cho cơ thể. Trong thành phần của các loại quả cam, bưởi, chuối, dưa… có hàm lượng vitamin B9 dồi dào. Vì thế, nên bổ sung nguồn thực phẩm này mỗi ngày để cải thiện và nâng cao sức khỏe.
  • Đậu và trái cây họ đậu: Trung bình khoảng 30 gram đậu đáp ứng 8% nhu cầu vitamin B9 của cơ thể. Do đó, những ai muốn cải thiện vấn đề thiếu máu có thể bổ sung nguồn thực phẩm này thường xuyên.

Ngoài ra, Axit Folic còn có nhiều trong: Các loại rau xanh, gan và thận bò, ngũ cốc, bánh mì… Hoặc trong các nguyên liệu làm bánh cookie, bánh quy…

axit-folic-3

Những thực phẩm giàu axit Folic

5. Liều dùng Axit Folic

Tùy từng đối tượng, lứa tuổi mà liều dùng của vitamin B9 sẽ có sự thay đổi. Cụ thể:

5.1. Liều dùng với người lớn

  • Với người bị thiếu Axit Folic: Liều dùng thông thường: 400 – 800 mcg/ ngày. Có thể bổ sung theo nhiều đường khác nhau như: Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da, uống thuốc. Trường hợp phụ nữ đang cho con bú, trong giai đoạn mang thai hay đang trong độ tuổi sinh đẻ nên dùng 800mcg mỗi ngày.
  • Với người bị thiếu máu hồng cầu to: Liều dùng thông thường 1mg/ ngày theo đường tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc uống thuốc. Nên dùng duy trì ngay cả khi các triệu chứng lâm sàng của bệnh không còn nữa.
axit-folic-4

Sử dụng vitamin B9 với liều lượng phù hợp với từng đối tượng

5.2. Liều dùng với trẻ em

  • Trẻ sơ sinh: Liều dùng 0,1mg/ ngày theo đường tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da, tiêm bắp, uống.
  • Trẻ dưới 4 tuổi: Liều dùng 0,3mg/ ngày theo đường uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da, tiêm bắp.
  • Trẻ trên 4 tuổi: Liều dùng 0,4mg/ ngày theo đường uống, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp.

6. Sử dụng Axit Folic cần lưu ý những gì?

Để đảm bảo an toàn và tránh những tác dụng không mong muốn, cần lưu ý khi sử dụng Axit Folic như sau:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng và uống đúng liều theo khuyến cáo.
  • Thận trọng khi dùng với những trường hợp: Ung thư, chạy thận nhân tạo, dị ứng với Axit Folic,…
  • Uống cách xa bữa ăn. Nên dùng vitamin B9 cùng với nước cam hoặc nước trái cây để cơ thể tăng cường hấp thụ thuốc.
  • Nên ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh táo bón khi sử dụng Axit Folic.
axit-folic-5

Những lưu ý khi sử dụng axit Folic

Axit Folic là nguồn dưỡng chất thiếu yếu đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng để mang lại hiệu quả tối ưu. Nếu cần tư vấn nhiều hơn về các loại hóa chất, các bạn hãy liên hệ với VietChem theo số hotline để được hỗ trợ. 

Bài viết liên quan

Ankadien là gì? Tính chất, phân loại và điều chế Ankadien chi tiết nhất

Có vô vàn hợp chất hữu cơ được biết đến và ứng dụng rộng rãi hiện nay. Trong đó, Ankadien là thành phần quan trọng tạo nên những sản phẩm có tính đàn hồi cao. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chất này, VietChem sẽ phân tích chi tiết những thông tin liên quan đến Ankadien trong bài viết bên dưới. Các bạn hãy cùng theo dõi.

0

Xem thêm

Nguyên tố hóa học là gì? Cách phân loại nguyên tố hóa học

Nguyên tố hóa học được nhắc đến nhiều trong bộ môn hóa học các cấp. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, các bạn hãy cùng VietChem tìm hiểu trong bài viết bên dưới.

0

Xem thêm

Cấu hình electron là gì? Cách viết cấu hình electron

Cấu hình electron được sắp xếp và bố trí theo một trật tự nhất định. Khi nắm rõ cấu hình này sẽ giúp nhận biết về đặc điểm, tính chất của chất hóa học nào đó. Nội dung dưới đây VietChem sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề này, mời các bạn cùng khám phá.

0

Xem thêm

Môi trường sống của sinh vật là gì 

Mỗi một sinh vật sẽ thích nghi với một môi trường sống khác nhau. Kiến thức này đã được nhắc đến nhiều trong chương trình sinh học trung học phổ thông. Vậy bạn đã biết chính xác môi trường sống của sinh vật là gì? Làm thế nào để bảo vệ môi trường sống của sinh vật? VietChem sẽ phân tích lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

0

Xem thêm

Gửi bình luận mới

Gửi bình luận

Hỗ trợ

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
MIỀN BẮC

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN TRUNG

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0825 250 050

MIỀN NAM

MIỀN NAM

Hóa chất và Thiết bị thí nghiệm

0985 357 897

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC
Đinh Phương Thảo

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

Tống Đức Nhuận

Tống Đức Nhuận

Hóa Chất Công Nghiệp

0867 192 688

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Hải Thanh

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 (0826).050.050

Phạm Quang Phúc

Phạm Quang Phúc

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0965 862 897

Đặng Duy Vũ

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY
Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0946667708

Hà Nội - Ms. Đinh Thảo : 0963 029 988 Hà Nội - Mr. Đức Nhuận : 0867 192 688 HCM : 0826 050 050 Cần Thơ : 0971 252 929